Ủy ban nhân dân là cơ quan tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao. Vậy phiên họp của Ủy ban nhân dân là gì và được tiến hành ra sao?
Mục lục bài viết
1. Phiên họp của Ủy ban nhân dân là gì?
Phiên họp của Ủy ban nhân dân là hình thức hoạt động quan trọng và phổ biến mà thông qua đó Ủy ban nhân dân thực hiện nhiệm vụ, chức năng do luật quy định. Tại Điều 113 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định về phiên họp của Ủy ban nhân dân như sau:
– Ủy ban nhân dân họp thường kỳ mỗi tháng một lần.
– Ủy ban nhân dân họp bất thường trong các trường hợp sau đây:
a) Do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định;
b) Theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp, đối với phiên họp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ;
c) Theo yêu cầu của ít nhất một phần ba tổng số thành viên Ủy ban nhân dân.
2. Phiên họp thường kỳ của Ủy ban nhân dân:
Đối với mỗi địa phương khác nhau thì quy chế làm việc cũng khác nhau và những quy định liên quan đến phiên họp của Ủy ban nhân dân cũng khác nhau nhưng khi tổ chức phiên họp vẫn phải tuân theo những quy định chung theo Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 như đã trình bày ở trên. Phiên họp thường kỳ của Ủy ban nhân dân được quy định tại các Điều luật của Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015, cụ thể như sau:
– Triệu tập phiên họp Ủy ban nhân dân
Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định cụ thể ngày họp, chương trình, nội dung phiên họp.
Thành viên Ủy ban nhân dân có trách nhiệm tham dự đầy đủ các phiên họp Ủy ban nhân dân, nếu vắng mặt phải báo cáo và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân đồng ý.
Phiên họp Ủy ban nhân dân chỉ được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Ủy ban nhân dân tham dự.
Chương trình, thời gian họp và các tài liệu trình tại phiên họp phải được gửi đến các thành viên Ủy ban nhân dân chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày bắt đầu phiên họp thường kỳ và chậm nhất là 01 ngày trước ngày bắt đầu phiên họp bất thường.
– Trách nhiệm chủ tọa phiên họp Ủy ban nhân dân
Chủ tịch Ủy ban nhân dân chủ tọa phiên họp Ủy ban nhân dân, bảo đảm thực hiện chương trình phiên họp và những quy định về phiên họp. Khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân vắng mặt, một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân được Chủ tịch Ủy ban nhân dân phân công chủ tọa phiên họp.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân theo phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân chủ trì việc thảo luận từng nội dung trình tại phiên họp Ủy ban nhân dân.
– Khách mời tham dự phiên họp Ủy ban nhân dân
Đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân được mời tham dự phiên họp Ủy ban nhân dân cùng cấp; Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội được mời tham dự phiên họp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Tổ trưởng Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được mời tham dự phiên họp Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội ở địa phương, đại diện các Ban của Hội đồng nhân dân được mời tham dự phiên họp Ủy ban nhân dân cùng cấp khi bàn về các vấn đề có liên quan; Chánh án
Chủ tịch Hội đồng nhân dân, người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới và các đại biểu khác được mời tham dự phiên họp Ủy ban nhân dân khi bàn về các vấn đề có liên quan.
– Biểu quyết tại phiên họp Ủy ban nhân dân
Ủy ban nhân dân quyết định các vấn đề tại phiên họp bằng hình thức biểu quyết. Thành viên Ủy ban nhân dân có quyền biểu quyết tán thành, không tán thành hoặc không biểu quyết.
Ủy ban nhân dân quyết định áp dụng một trong các hình thức biểu quyết sau đây:
a) Biểu quyết công khai;
b) Bỏ phiếu kín.
Quyết định của Ủy ban nhân dân phải được quá nửa tổng số thành viên Ủy ban nhân dân biểu quyết tán thành. Trường hợp số tán thành và số không tán thành ngang nhau thì quyết định theo ý kiến biểu quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
– Biểu quyết bằng hình thức gửi phiếu ghi ý kiến
Đối với một số vấn đề do yêu cầu cấp bách hoặc không nhất thiết phải tổ chức thảo luận, biểu quyết tại phiên họp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định việc biểu quyết của thành viên Ủy ban nhân dân bằng hình thức gửi phiếu ghi ý kiến. Việc biểu quyết bằng hình thức phiếu ghi ý kiến thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 117 của Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân phải
– Biên bản phiên họp Ủy ban nhân dân
Các phiên họp Ủy ban nhân dân phải được lập thành biên bản. Biên bản phải ghi đầy đủ nội dung các ý kiến phát biểu và diễn biến của phiên họp, ý kiến kết luận của chủ tọa phiên họp hoặc kết quả biểu quyết.
– Thông tin về kết quả phiên họp Ủy ban nhân dân
Kết quả phiên họp Ủy ban nhân dân phải được thông báo kịp thời đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân sau đây:
a) Các thành viên Ủy ban nhân dân, Thường trực cấp ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, người đứng đầu các tổ chức chính trị – xã hội cùng cấp;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên và cấp dưới trực tiếp; Thủ tướng Chính phủ đối với phiên họp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.
Đối với kết quả phiên họp Ủy ban nhân dân liên quan đến kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đền bù, giải phóng mặt bằng và các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân ở địa phương thì ngay sau mỗi phiên họp, Ủy ban nhân dân có trách nhiệm thông tin cho các cơ quan báo chí.
3. Bình luận quy định của pháp luật về phiên họp của Ủy ban nhân dân:
Theo các quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 về phiên họp của Ủy ban nhân dân các cấp, trong đó có quy định Ủy ban nhân dân họp thường kỳ mỗi tháng ít nhất một lần, không kể các phiên họp bất thường theo yêu cầu của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cấp trên trực tiếp, hoặc theo yêu cầu của 1/3 số thành viên UBND hoặc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định (liên quan đến công việc khẩn cấp như lũ lụt, tai nạn giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường,…). Tuy nhiên, tình trạng một số Ủy ban nhân dân tổ chức nhiều cuộc họp với nội dung không cần thiết hoặc hình thức, chất lượng cuộc họp không cao, không được đảm bảo, nhiều cuộc họp vẫn còn thiếu thành phần tham gia. Vì vậy, Chính phủ cần có các quy định mẫu về quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân các cấp, trong đó xác định yêu cầu đối với việc họp và đặc biệt, trong quy định về thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định họp bất thường, có trường hợp họp theo đề nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội về những việc liên quan đến các tổ chức này.
Bên cạnh đó, quy định quyết định của Ủy ban nhân dân phải được quá nửa tổng số thành viên Ủy ban nhân dân biểu quyết tán thành cũng đang gặp phải những bất cập khi hiện nay, đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước nói chung, Ủy ban nhân dân các cấp nói riêng phần lớn được tuyển dụng theo cách cũ, chủ yếu dựa vào tiêu chuẩn bằng cấp, chưa chú ý đến việc đáp ứng những yêu cầu về công việc của bộ máy quản lý cũng như năng lực và thành tích công tác.
Không ít cán bộ, công chức Ủy ban nhân dân chỉ tiếp cận thông tin trong quản lý nhà nước chủ yếu hoặc hầu như chỉ từ lãnh đạo các cơ quan chuyên môn hay UBND mà không chủ động tham khảo, cập nhật các thông tin liên quan khác, đặc biệt là các chủ trương, chính sách, pháp luật mới được ban hành. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho việc đổi mới chất lượng hoạt động của Ủy ban nhân dân chưa có chuyển biến đáng kể. Để nâng cao hiệu quả việc kiểm soát hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức, cần xây dựng cơ chế kiểm tra, đánh giá năng lực thực thi công vụ của cán bộ, công chức, trọng tâm là đánh giá cán bộ, công chức theo kết quả thực hiện công việc, tức là đánh giá căn cứ vào thành tích.
Ngoài ra, đã hoàn thiện chế độ công vụ cần nghiên cứu xây dựng Luật thanh tra công vụ nhằm tạo cơ chế pháp lý, việc xem xét toàn bộ các hoạt động bầu, tuyển dụng, bãi miễn, luân chuyển, sử dụng, đánh giá cũng như kiểm tra hoạt động của cán bộ, công chức là khâu yếu trong chế độ cán bộ, công chức hiện nay. Kỷ cương, kỷ luật và chất lượng, hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức chỉ có thể được nâng lên khi hoạt động của đội ngũ này được kiểm soát hiệu quả.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015.