Hiện nay, vấn đề bản quyền ở nước ta đang được dư luận và người dân quan tâm hơn so với trước kia. Bởi lẽ, việc ăn cắp bản quyền ở một số nước trên thế giới đã diễn ra thường xuyên và trong vài năm gần đây tại nước ta đã có nhiều tác phẩm bị cho là ăn cắp từ người khác.
Mục lục bài viết
1. Chủ sở hữu tác phẩm là gì?
Hiện nay số lượng tác phẩm được xuất bản rất nhiều trên thị trường, đặc biệt là trong môi trường giáo dục tại các chương trình giảng dạy. Tác phẩm được thể hiện dưới nhiều hình thức rất đa dạng để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của người dân cũng như phục vụ cho giáo dục. Và trước khi giới thiệu cho các bạn hiểu về chủ sở hữu sở tác phẩm là gì, tác giả xin trình bày khái niệm về tác phẩm để giúp bạn đọc hiểu hơn.
Tác phẩm được hiểu là những sản phẩm do chính con người sáng tạo nên trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào đó có thể là tác phẩm phái sinh, tác phẩm được thể hiện dưới bản ghi âm, ghi hình…nhưng phải được sự cho phép có chủ sở hữu tác phẩm.
Theo đó chủ sở hữu tác phẩm được hiểu là người đã sáng tạo ra tác phẩm bằng lao động trí óc của mình, không copy hay lấy ý tưởng từ bất kỳ ai hoặc được hưởng thừa kế. Cụ thể chủ sở hữu tác phẩm sẽ có những chủ thể sau đây:
Thứ nhất, tác giả là chủ sở hữu toàn bộ hoặc một phần tác phẩm do mình sáng tạo, trừ trường hợp tác phẩm sáng tạo theo nhiệm vụ được giao hoặc theo hợp đồng.
Thứ hai, các đồng tác giả là chủ sở hữu chung tác phẩm do họ cùng sáng tạo, trừ trường hợp tác phẩm sáng tạo theo nhiệm vụ được giao hoặc theo hợp đồng.
Thứ ba, các cơ quan, tổ chức giao nhiệm vụ cho tác giả là chủ sở hữu toàn bộ hoặc một phần tác phẩm do tác giả tạo ra theo nhiệm vụ mà cơ quan hoặc tổ chức giao.
Thứ tư, cá nhân hoặc tổ chức giao kết hợp đồng sáng tạo với tác giả là chủ sở hữu một phần hoặc toàn bộ tác phẩm do tác giả sáng tạo theo hợp đồng.
Thứ năm, người thừa kế hợp pháp của tác giả là chủ sở hữu tác phẩm được thừa kế trong trường hợp tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm đó.
Thứ sáu, những người được chủ sở hữu tác phẩm chuyển giao các quyền của mình theo hợp đồng thì những người này là chủ sở hữu quyền được chuyển giao.
Thứ bảy, nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm thuộc quy định tại Khoản 1, Điều 42 của Luật sở hữu trí tuệ.
Ngoài ra, một số tác phẩm sau khi hết thời hạn bảo hộ theo quy định thì những tác phẩm này sẽ thuộc về công chúng, tức là người dân có thể sử dụng cho bất kỳ mục đích gì như giải trí, kinh doanh, biểu diễn thiện nguyện…
Như vậy, chủ sở hữu tác phẩm sẽ có nhiều đối tượng khác nhau, tất cả phụ thuộc vào những yếu tố như thừa kế, thời gian bảo hộ, mục đích hoặc là cùng sáng tác…Nhưng dù chủ sở hữu là ai đi chăng thì khi đảm bảo các yêu cầu theo quy định về luật bảo hộ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành bảo hộ để đảm bảo cho lợi ích, quyền lợi của chủ sở hữu.
2. Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang tiếng Anh:
Chủ sở hữu tác phẩm | The owner of the work |
Quyền tác giả | Copyright |
Chủ sở hữu quyền tác giả | Copyright owner |
Bảo hộ | Protection |
Nghệ thuật | Art |
Sáng tác | Composed |
3. Sự khác nhau giữa tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả:
Tiêu chí | Tác giả | Chủ sở hữu tác giả |
Khái niệm | Tác giả được hiểu là người trực tiếp sáng tác ra tác phẩm bằng chính sức lao động trí óc của mình. Nhiều người có thể cùng sáng tạo ra mộ tác phẩm và được công nhận là đồng tác giả khi có đủ cơ sở chứng minh. Những người này có thể trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học. Hiện nay, tác giả sẽ bao gồm những chủ thể sau đây: – Cá nhân Việt Nam có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả; – Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định tại Việt Nam; – Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam; – Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo Điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên. Tổ chức, cá nhân làm công việc hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giả. | Chủ sở hữu quyền tác giả là có thể là cá nhân hoặc tổ chức được tác giả giao cho một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản theo quy định pháp luật. Chủ sở hữu quyền tác giả bao gồm 04 (bốn) đối tượng: – Tổ chức, cá nhân Việt Nam; – Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định tại Việt Nam; – Ttổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam; – Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo Điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên. |
Phân loại | Tác giả có thể đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả, có thể không phải là chủ sở hữu quyền tác giả. Tác phẩm được hình thành do có tổ chức, cá nhân thuê, giao nhiệm vụ cho tác giả thì các tổ chức, cá nhân này sẽ là chủ sở hữu quyền tác giả. Người được chuyển giao quyền tác giả, hay người thừa kế của tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả cũng là chủ sở hữu quyền tác giả. | Căn cứ theo Điều 37, 38, 39, 40, 41, 42 và 43 của Luật sở hữu trí tuệ thì chủ sở hữu quyền tác giả bao gồm: – Tác giả; – Đồng tác giả; – Tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả; – Người thừa kế; – Người được chuyển giao quyền; – Nhà nước; – Công chúng. |
Quyền được bảo hộ | Tác giả là người nắm giữ các quyền nhân thân theo quy định pháp luật bao gồm: đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả, thì họ còn được sử dụng các quyền tài sản theo quy định pháp luật. Tác giả có thể chuyển giao quyền công bố tác phẩm cho cá nhân khác theo quy định pháp luật. Tóm lại: Tác giả là cá nhân, không phải là tổ chức. Tác giả là người trực tiếp tạo ra tạo ra tác phẩm, không phải là người hướng dẫn, đóng góp, kể lại. Tác giả có thể đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả. Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả có quyền nhân thân và một phần quyền tài sản. | Chủ sở hữu quyền tác giả nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản sau: làm tác phẩm phái sinh; biểu diễn tác phẩm trước công chúng; sao chép tác phẩm; phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính. Bên cạnh đó, trường hợp chủ sở hữu quyền tác giả là tác giả, thì họ còn được sử dụng các quyền nhân thân theo quy định pháp luật. Chủ sở hữu quyền tác giả cũng có quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm nếu được tác giả chuyển giao quyền. Tóm lại: Chủ sở hữu quyền tác giả có thể là cá nhân hoặc tổ chức.Chủ sở hữu quyền tác giả có thể đồng thời là tác giả hoặc không cần là tác giả. Chủ sở hữu quyền tác giả đồng thời là tác giả có quyền nhân thân và quyền quyền tài sản. Chủ sở hữu quyền tác giả không đồng thời là tác giả có quyền tài sản, và một phần quyền nhân thân.
|
4. Ý nghĩa của việc bảo hộ quyền tác giả:
Vấn đề bảo hộ quyền tác giả ở nước ta đang được nhiều quan tâm hơn so với trước đây. Bảo hộ quyền tác giả mang lại nhiều lợi ích cho người dân nói riêng và kinh tế nói chung. Có thể nhận thấy quyền bảo hộ quyền tác giả mang lại nhiều kết quả cho quá trình sáng tạo, đầu tư trí tuệ, công sức tiền bạc của mỗi cá nhân để có thể đưa ra được thành quả mang lại giá trị, phục vụ cho đời sống con người. Với việc nâng cao bảo hộ trí tuệ sẽ giúp cho người dân có động lực, vừa khuyến khích và hỗ trợ phát triển sản phầm, ngành nghề kinh doanh.
Nếu không có bảo hộ, khi tất cả công sức của người tạo ra bị cả cộng đồng sử dụng một cách công khai, phục vụ cho lợi ích cá nhân để kinh doanh, sản xuất…thì liệu người sáng tạo ra tác phẩm, công nghệ đó có muốn hay không? Bên cạnh đó, khi những tác phẩm được tạo ra và không có bảo hộ, sẽ hình thành nên tính cách của con người đó là “dùng chùa”, họ không cần làm gì nhưng vẫn có sản phẩm, công nghệ, tác phẩm để sử dụng phục vụ cho nhu cầu của cá nhân.
Nhiều công ty sẽ đối mặt với những thiệt hại về kinh tế do hành vi sử dụng công nhiên của các đối thủ cạnh tranh, dẫn đến không tạo dựng được những thương hiệu cũng như tạo được lòng tin tưởng của khách hàng khi có quá nhiều sản phẩm nhái được công khai trên thị trường.
Chính vì vậy, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhằm tạo dựng được môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp với nhau.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: