Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh để tạo ra của cải cho xã hội có sự tham gia của rất nhiều chủ thể như cá nhân, doanh nghiệp, hộ gia đình và đặc biệt là mô hình hợp tác xã - một trong những chủ thể mang tính truyền thống ở Việt Nam. Chủ thể này có nhu cầu liên kết với một số lượng hợp tác xã nhất định, gọi là liên hiệp hợp tác xã.
Mục lục bài viết
1. Liên hiệp hợp tác xã là gì?
Trước hết, để hiểu về liên hiệp hợp tác xã, ta cần giải thích “hợp tác xã” là gì?
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3 Luật Hợp tác xã: “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.”
Liên hiệp hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 04 hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của hợp tác xã thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý liên hiệp hợp tác xã.
Hợp tác xã muốn trở thành thành viên của liên hiệp hợp tác xã phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện như:
1. Có nhu cầu hợp tác với các hợp tác xã thành viên và có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của liên hiệp hợp tác xa.
2. Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của liên hiệp hợp tác xã.
3. Góp vốn theo quy định tại Luật hợp tác xã và điều lệ liên hiệp hợp tác xã.
4. Các điều kiện khác theo quy định của điều lệ liên hiệp hợp tác xã.
Một hợp tác xã có thể là thành viên của nhiều liên hiệp hợp tác xã , trừ trường hợp điều lệ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có quy định khác.
Liên hiệp hợp tác xã trong Tiếng anh là “Union of Co-operative”.
2. Quy định của pháp luật về liên hiệp hợp tác xã:
– Nguyên tắc tổ chức và hoạt động (Điều 7
Thu nhập của liên hiệp hợp tác xã được phân phối chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã thành viên hoặc theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với hợp tác xã tạo việc làm. Liên hiệp hợp tác xã quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cho hợp tác xã thành viên, cán bộ quản lý, người lao động trong liên hiệp hợp tác xã và thông tin về bản chất, lợi ích liên hiệp hợp tác xã. Liên hiệp hợp tác xã chăm lo phát triển bền vững cộng đồng hợp tác xã thành viên và hợp tác với nhau nhằm phát triển phong trào hợp tác xã trên quy mô địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế.
– Quy định về quyền của liên hiệp hợp tác xã (Điều 8 Luật hợp tác xã 2012): Thực hiện mục tiêu hoạt động của liên hiệp hợp tác xã; tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động của mình. Quyết định tổ chức quản lý và hoạt động của liên hiệp hợp tác xã; thuê và sử dụng lao động. Tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm theo ngành, nghề đã đăng ký nhằm đáp ứng nhu cầu chung của hợp tác xã thành viên. Cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, việc làm cho hợp tác xã thành viên và ra thị trường nhưng phải bảo đảm hoàn thành nghĩa vụ đối với hợp tác xã thành viên. Kết nạp mới, chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên. Tăng, giảm vốn điều lệ trong quá trình hoạt động; huy động vốn và hoạt động tín dụng nội bộ theo quy định của pháp luật. Liên doanh, liên kết, hợp tác với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để thực hiện mục tiêu hoạt động của liên hiệp hợp tác xã.
Góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp nhằm mục tiêu hỗ trợ hoạt động của liên hiệp hợp tác xã. Quản lý, sử dụng, xử lý vốn, tài sản và các quỹ của liên hiệp hợp tác xã. Thực hiện việc phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ, khoản nợ của liên hiệp hợp tác xã. Tham gia các tổ chức đại diện của liên hiệp hợp tác xã. Khiếu nại hoặc thông qua người đại diện tố cáo các hành vi vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của liên hiệp hợp tác xã; xử lý hợp tác xã thành viên vi phạm điều lệ và giải quyết tranh chấp nội bộ.
– Quy định về nghĩa vụ liên hiệp hợp tác xã (Điều 9 Luật hợp tác xã 2012): 1. Thực hiện các quy định của điều lệ. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của hợp tác xã thành viên theo quy định của Luật này. Hoạt động đúng ngành, nghề đã đăng ký. Thực hiện hợp đồng dịch vụ giữa hợp tác xã với liên hiệp hợp tác xã với hợp tác xã thành viên. Thực hiện quy định của pháp luật về tài chính, thuế, kế toán, kiểm toán, thống kê. Quản lý, sử dụng vốn, tài sản và các quỹ của liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật. Quản lý, sử dụng đất và tài nguyên khác được Nhà nước giao hoặc cho thuê theo quy định của pháp luật. Ký kết và thực hiện hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chính sách khác cho người lao động theo quy định của pháp luật. Giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp thông tin cho hợp tác xã thành viên. Thực hiện chế độ báo cáo về tình hình hoạt động của liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Chính phủ. Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho hợp tác xã thành viên theo quy định của pháp luật.
– Quy định về góp vốn điều lệ (Điều 17 Luật hợp tác xã 2012): Đối với liên hiệp hợp tác xã, vốn góp của hợp tác xã thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 30% vốn điều lệ của liên hiệp hợp tác xã.
– Quy định về sáng lập viên liên hiệp hợp tác xã (Điều 19 Luật hợp tác xã 2012): Sáng lập viên liên hiệp hợp tác xã là hợp tác xã tự nguyện cam kết sáng lập, tham gia thành lập liên hiệp hợp tác xã. Sáng lập viên vận động, tuyên truyền thành lập liên hiệp hợp tác xã; xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh, dự thảo điều lệ; thực hiện các công việc để tổ chức hội nghị thành lập liên hiệp hợp tác xã.
– Cơ cấu tổ chức liên hiệp hợp tác xã (Điều 29 Luật hợp tác xã 2012): Cơ cấu tổ chức liên hiệp hợp tác xã gồm đại hội thành viên, hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc) và ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên.
– Quy định về đăng ký liên hiệp hợp tác xã (điều 23 Luật hợp tác xã 2012): Trước khi hoạt động, liên hiệp hợp tác xã đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi liên hiệp hợp tác xã dự định đặt trụ sở chính.
Hồ sơ đăng ký liên hiệp hợp tác xã bao gồm: Giấy đề nghị đăng ký liên hiệp hợp tác xã; Điều lệ; Phương án sản xuất, kinh doanh; Danh sách hợp tác xã thành viên; danh sách hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên; Nghị quyết hội nghị thành lập.
Người đại điện hợp pháp của liên hiệp hợp tác xã phải kê khai đầy đủ, trung thực và chính xác các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã kê khai.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này, trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Quy định về điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký liên hiệp hợp tác xã (Điều 24): Liên hiệp hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận đăng ký khi có đủ các điều kiện sau đây: Ngành, nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm; Hồ sơ đăng ký theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này; Tên của liên hiệp hợp tác xã được đặt theo quy định tại Điều 22 của Luật này; Có trụ sở chính theo quy định tại Điều 26 của Luật này.
3. Quy định về giải thể hợp tác xã:
Trường hợp liên hiệp hợp tác xã giải thể tự nguyện thì thủ tục giải thể được tiến hành theo trình tự như sau: Tiến hành đại hội thành viên và ra nghị quyết về việc giải thể tự nguyện; Đại hội thành viên thành lập và quy định trách nhiệm, quyền hạn, thời hạn hoạt động của hội đồng giải thể với các thành phần, số lượng thành viên theo quy định tại Khoản 1 Điều 54 Luật Hợp tác xã; Hội đồng giải thể có trách nhiệm thực hiện các công việc được quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 54 Luật Hợp tác xã trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày đại hội thành viên ra nghị quyết về việc giải thể tự nguyện và lập biên bản hoàn thành việc giải thể.
Trường hợp liên hiệp hợp tác xã giải thể bắt buộc thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 54 Luật Hợp tác xã, thủ tục giải thể bắt buộc đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được tiến hành như sau: Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký cho liên hiệp hợp tác xã lập và trình hồ sơ giải thể bắt buộc tới Ủy ban nhân dân cùng cấp; Ủy ban nhân dân ra quyết định giải thể và thành lập hội đồng giải thể. Chủ tịch hội đồng giải thể là đại diện của Ủy ban nhân dân; ủy viên thường trực là đại diện của cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký; ủy viên khác là đại diện của cơ quan nhà nước chuyên ngành cùng cấp, tổ chức đại diện, liên minh hợp tác xã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (nếu liên hiệp hợp tác xã là thành viên của tổ chức đại diện, liên minh), Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi liên hiệp hợp tác xã đóng trụ sở, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, hoặc kiểm soát viên, hợp tác xã thành viên; Hội đồng giải thể có trách nhiệm thực hiện các công việc được quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 54 Luật Hợp tác xã trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ra quyết định giải thể bắt buộc và lập biên bản hoàn thành việc giải thể; Kinh phí giải thể được lấy từ các nguồn tài chính còn lại của liên hiệp hợp tác xã. Trường hợp không đủ thì sử dụng nguồn tài chính từ ngân sách địa phương cùng cấp với cơ quan đăng ký hợp tác xã.
Ngay sau khi hoàn thành việc giải thể theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, hội đồng giải thể phải gửi một bộ hồ sơ về việc giải thể, liên hiệp hợp tác xã kèm theo biên bản hoàn thành việc giải thể tới cơ quan đăng ký hợp tác xã.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký hợp tác xã tiến hành xem xét hồ sơ, nếu thấy đủ điều kiện thì xóa tên liên hiệp hợp tác xã trong sổ đăng ký, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký liên hiệp hợp tác xã, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của liên hiệp hợp tác xã, ra thông báo về việc giải thể liên hiệp hợp tác xã.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
–