Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của đương s ự áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, trong đó có biện pháp phong tỏa tài sản. Vậy phong tỏa tài sản là gì? Và trong trường hợp nào thì tòa án được áp dụng biện pháp này?
Mục lục bài viết
1. Phong tỏa tài sản là gì?
Tại Điều 114
Phong tỏa tài sản nơi gửi giữ:
Theo quy định tại Điều 125
Ví dụ: A khởi kiện B ra
Theo quy định tại Điều 126 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ là biện pháp khẩn cấp tạm thời được Tòa án áp dụng theo yêu cầu của đương sự nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
Ví dụ: A khởi kiện B ra Tòa án để yêu cầu B trả số nợ 1 tỷ đồng mà B đã vay của A. Trong quá trình giải quyết vụ án, A biết được B đang làm các thủ tục để chuyển nhượng mảnh đất là tài sản duy nhất của B cho chú của B. Lúc này, A có thể yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ đối với B (B là người có nghĩa vụ trả nợ cho A) để đảm bảo cho việc thi hành án.
Phong tỏa tài sản trong Tiếng Anh là “Property Blockade”.
2. Trường hợp Tòa án được áp dụng phong tỏa tài sản:
Theo quy định tại Điều 125, 126 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án được áp dụng phong tỏa tài sản trong trường hợp:
– Người có nghĩa vụ có tài sản, có tài sản đang gửi giữ. Trường hợp người có nghĩa vụ không có tài sản gì thì không thể áp dụng biện pháp này nên đây được xem là điều kiện cần để áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản.
– Việc áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản là cần thiết. “Cần thiết” ở đây được hiểu là phải áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản nếu không người có nghĩa vụ sẽ thực hiện các hành vi nhằm tẩu tán tài sản để trốn tránh nghĩa vụ. Cần thiết cũng có thể được hiểu là trong trường hợp áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác mang lại hiệu quả tốt hơn thì không cần phải áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản nữa.
3. Thủ tục yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản:
Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản. Đơn yêu cầu cần có các nội dung chính sau:
– Ngày, tháng, năm làm đơn;
– Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
– Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản;
– Tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
– Lý do cần phải áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản;
– Biện pháp phong tỏa tài sản được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.
Tùy yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản mà người yêu cầu phải cung cấp cho Tòa án chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp.
Người yêu cầu có thể nộp đơn yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản trong quá trình giải quyết vụ án hoặc cũng có thể nộp cùng với đơn khởi kiện trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.
4. Trách nhiệm do áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản không đúng:
Việc áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản là cần thiết để ngăn chặn việc người có nghĩa vụ tẩu tán tài sản cũng như đảm bảo thi hành án. Tuy nhiên, người yêu cầu áp dụng biện pháp cũng cần lưu ý vì trong trường hợp áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản không đúng gây thiệt hại cho người bị áp dụng hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp Tòa án phải bồi thường do việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba như:
– Tòa án tự mình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
– Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác với biện pháp khẩn cấp tạm thời mà cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu;
– Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vượt quá yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
– Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật hoặc không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà không có lý do chính đáng.
5. Những vấn đề cần lưu ý khi áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản:
– Chỉ áp dụng biện pháp khi có yêu cầu của đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án. Theo quy định tại Điều 135 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về các biện pháp tòa án tự mình ra quyết định áp dụng thì không có biện pháp phong tỏa tài sản. Chính vì vậy, để áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản thì bắt buộc phải có yêu cầu của đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án. Đây được xem là điều kiện tiên quyết trong việc áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản.
– Chỉ được phong tỏa tài sản có giá trị từ mức yêu cầu trở xuống.
Ví dụ: A khởi kiện yêu cầu B trả số tiền là 1 tỷ đồng. Trong quá trình giải quyết vụ án, A yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của B có giá trị 500 triệu đồng thì Tòa án chỉ được phong tỏa tài sản có giá trị từ 500 triệu trở xuống.
– Chỉ được phong tỏa tài sản tương đương với phần nghĩa vụ của người bị áp dụng biện pháp. Theo quy định tại khoản 4 Điều 133 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì “trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 10 và khoản 11 Điều 114 của Bộ luật này thì chỉ được phong tỏa tài khoản, tài sản có giá trị tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ phải thực hiện”.
Ví dụ: A khởi kiện yêu cầu B trả số tiền 1 tỷ đồng. Quá trình giải quyết vụ án, A yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài sản của B thì Tòa án chỉ được phong tỏa tài sản B có giá trị từ 1 tỷ đồng trở xuống.
– Trong trường hợp tài sản bị yêu cầu phong tỏa là tài sản không thể phân chia được (không thể phong tỏa một phần tài sản đó) có giá trị cao hơn nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản có nghĩa vụ phải thực hiện theo đơn khởi kiện, thì Tòa án giải thích cho người yêu cầu biết để họ làm đơn yêu cầu áp dụng phong tỏa tài sản khác hoặc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác. Nếu họ vẫn giữ nguyên đơn yêu cầu, thì Tòa án không chấp nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của họ.
Ví dụ: A khởi kiện yêu cầu B trả số tiền 3 tỷ đồng. Quá trình giải quyết vụ án, A yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài sản chiếc xe ô tô mà B đang sử dụng có giá trị 4 tỷ đồng. Trong trường hợp này, chiếc xe của B có giá trị cao hơn nghĩa vụ tài sản mà B phải thực hiện và là tài sản không thể phân chia, Tòa án không thể quyết định phong tỏa một phần chiếc xe. Trong trường hợp này, Tòa án giải thích, hướng dẫn cho A làm đơn yêu cầu áp dụng phong tỏa tài sản khác hoặc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác. Nếu A vẫn giữ nguyên đơn yêu cầu, thì Tòa án không chấp nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của A.
Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết vụ án dân sự cũng có rất nhiều người yêu cầu tòa án phong tỏa những tài sản không phân chia được như xe ô tô, quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất, đồ cổ,… nhưng những tài sản này lại có giá trị cao hơn nghĩa vụ tài sản của người có nghĩa vụ dẫn đến tòa án không thể áp dụng biện pháp này và người có nghĩa vụ lợi dụng quy định này nhằm trốn tránh nghĩa vụ. Lúc này, vì người có nghĩa vụ đã tẩu tán hết tài sản, không còn tài sản để thi hành án nên dù bản án tuyên là chấp nhận yêu cầu của người khởi kiện nhưng trên thực tế lại không thể thi hành được.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Bộ luật tố tụng dân sự 2015.