Khi tham gia vào các mối quan hệ dân sự, bên cạnh các quyền và lợi ích hợp pháp được pháp luật bảo vệ, chủ thể cũng có những nghĩa vụ buộc phải thực hiện vì lợi ích của một người hoặc một nhóm người cụ thể. Tại bài viết này, Luật Dương Gia sẽ cung cấp thông tin cơ bản về việc thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Mục lục bài viết
1. Người có nghĩa vụ là gì?
Người có nghĩa vụ là người phải thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc nhất định theo yêu cầu vì lợi ích của một hoặc nhiều người khác trong quan hệ pháp luật dân sự do pháp luật quy định hoặc do thỏa thuận của các bên.
Người có nghĩa vụ tiếng Anh là “Obligee “.
thực hiện nghĩa vụ tiếng Anh là: “Obligations“.
2. Thực hiện nghĩa vụ là gì?
Thực hiện nghĩa vụ là Thực hiện việc phải làm – hành động hoặc không hành động, làm hoặc không làm một việc.
Khi thực hiện nghĩa vụ dân sự bên có nghĩa vụ dân sự phải thực hiện nghĩa vụ của mình một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác, đúng cam kết, không trái pháp luật, đạo đức xã hội
3. Thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật dân sự:
3.1. Căn cứ phát sinh nghĩa vụ:
Căn cứ vào những quy định về các căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự quy định tại Điều 275
– Hợp đồng;
– Hành vi pháp lý đơn phương;
– Thực hiện công việc không có ủy quyền;
– Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật;
– Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật;
– Căn cứ khác do pháp luật quy định.
Cụ thể như sau:
– Về hợp đồng, là sự thỏa thuận của các bên, qua đó nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Với tính chất này, khi các bên thỏa thuận nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của nhau thì đây sẽ là căn cứ hình thành nghĩa vụ.
– Về hành vi pháp lý đơn phương: được hiểu là tuyên bố ý chí của một bên chủ thể nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ. Với căn cứ này, quan hệ nghĩa vụ chỉ phát sinh khi người tuyên bố ý chí đưa ra các yêu cầu và một chủ thể nào đó phải thực hiện yêu cầu đó.
– Thực hiện công việc không có ủy quyền:
Xuất phát từ sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Về bản chất, khi một người không có nghĩa vụ phải thực hiện công việc của người khác mà họ tự nguyện thực hiện thì quan hệ nghĩa vụ phát sinh giữa người có công việc và người thực hiện công việc. Cả hai bên đều có quyền và nghĩa vụ tương xứng với nhau.
– Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật:
Là những trường hợp chiếm hữu, sử dụng, được lợi về tài sản không dựa trên những căn cứ luật định và cơ sở cho việc chiếm hữu, sử dụng, được lợi về tài sản là không hợp pháp. Từ đó phát sinh nghĩa vụ hoàn trả tài sản cho chủ sở hữu, chiếm hữu hợp pháp hợp pháp tài sản đó.
– Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật.
Thực hiện hành vi gây thiệt hại trái pháp luật sẽ phát sinh quan hệ bồi thường thiệt hại. Trong quan hệ này, bên gây
– Căn cứ khác do pháp luật quy định. Trường hợp này do pháp luật khác quy định, để tránh sự bỏ sót phát sinh trong thực tiễn.
3.2. Đối tượng của nghĩa vụ:
– Đối tượng của nghĩa vụ là tài sản, công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện.
– Đối tượng của nghĩa vụ phải được xác định.
3.3. Địa điểm thực hiện nghĩa vụ:
– Địa điểm thực hiện nghĩa vụ do các bên thỏa thuận.
– Trường hợp không có thỏa thuận thì địa điểm thực hiện nghĩa vụ sẽ được xác định như sau:
+ Nơi có bất động sản, nếu đối tượng của nghĩa vụ là bất động sản;
+ Nơi cư trú hoặc trụ sở của bên có quyền, nếu đối tượng của nghĩa vụ không phải là bất động sản.
Khi bên có quyền thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở thì phải báo cho bên có nghĩa vụ và phải chịu chi phí tăng lên do việc thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3.4. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ:
– Thời hạn thực hiện nghĩa vụ do các bên thỏa thuận, theo quy định của pháp luật hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
– Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác có liên quan quy định khác.
Trường hợp bên có nghĩa vụ đã tự ý thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn và bên có quyền đã chấp nhận việc thực hiện nghĩa vụ thì nghĩa vụ được coi là đã hoàn thành đúng thời hạn.
– Trường hợp không xác định được thời hạn thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 Điều này thì mỗi bên có thể thực hiện nghĩa vụ hoặc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ vào bất cứ lúc nào nhưng phải
3.5. Thực hiện nghĩa vụ dân sự:
Thực hiện nghĩa vụ giao vật
a) Bên có nghĩa vụ giao vật phải bảo quản, giữ gìn vật cho đến khi giao.
b) Khi vật phải giao là vật đặc định thì bên có nghĩa vụ phải giao đúng vật đó và đúng tình trạng như đã cam kết.
Nếu là vật cùng loại thì phải giao đúng số lượng và chất lượng như đã thỏa thuận, nếu hông có thỏa thuận về chất lượng thì phải giao vật đó với chất lượng trung bình.
Nếu là vật đồng bộ thì phải giao đồng bộ.
– Bên có nghĩa vụ phải chịu mọi chi phí về việc giao vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Thực hiện nghĩa vụ trả tiền
– Nghĩa vụ trả tiền phải được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức đã thỏa thuận.
– Nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Nghĩa vụ phải thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc
– Nghĩa vụ phải thực hiện một công việc là nghĩa vụ mà theo đó bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng công việc đó.
– Nghĩa vụ không được thực hiện một công việc là nghĩa vụ mà theo đó bên có nghĩa vụ không được thực hiện công việc đó.
Thực hiện nghĩa vụ theo định kỳ
Nghĩa vụ được thực hiện theo định kỳ theo thỏa thuận, theo quy định của pháp luật hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Việc chậm thực hiện nghĩa vụ theo từng kỳ cũng bị coi là chậm thực hiện nghĩa vụ.
Thực hiện nghĩa vụ thông qua người thứ ba
Khi được bên có quyền đồng ý, bên có nghĩa vụ có thể uỷ quyền cho người thứ ba thay mình thực hiện nghĩa vụ nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm với bên có quyền, nếu người thứ ba không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Thực hiện nghĩa vụ có điều kiện
– Trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về điều kiện thực hiện nghĩa vụ thì khi điều kiện phát sinh, bên có nghĩa vụ phải thực hiện.
– Trường hợp điều kiện không xảy ra do có sự tác động của một bên thì coi như điều kiện đó đã xảy ra; trường hợp có sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên cố ý thúc đẩy cho điều kiện xảy ra thì coi như điều kiện đó không xảy ra.
Thực hiện nghĩa vụ có đối tượng tùy ý lựa chọn
– Nghĩa vụ có đối tượng tùy ý lựa chọn là nghĩa vụ mà đối tượng là một trong nhiều tài sản hoặc công việc khác nhau và bên có nghĩa vụ có thể tuỳ ý lựa chọn, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định dành quyền lựa chọn cho bên có quyền.
– Bên có nghĩa vụ phải thông báo cho bên có quyền biết về việc tài sản hoặc công việc được lựa chọn để thực hiện nghĩa vụ. Trường hợp bên có quyền đã xác định thời hạn thực hiện nghĩa vụ được lựa chọn thì bên có nghĩa vụ phải hoàn thành đúng thời hạn.
-Trường hợp chỉ còn một tài sản hoặc một công việc thì bên có nghĩa vụ phải giao tài sản đó hoặc thực hiện công việc đó.
Thực hiện nghĩa vụ thay thế được
Nghĩa vụ thay thế được là nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ ban đầu thì có thể thực hiện một nghĩa vụ khác đã được bên có quyền chấp nhận để thay thế nghĩa vụ đó.
Thực hiện nghĩa vụ riêng rẽ
Khi nhiều người cùng thực hiện một nghĩa vụ, nhưng mỗi người có một phần nghĩa vụ nhất định và riêng rẽ thì mỗi người chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình.
Thực hiện nghĩa vụ liên đới
– Nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
– Trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình.
– Trường hợp bên có quyền đã chỉ định một trong số những người có nghĩa vụ liên đới thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, nhưng sau đó lại miễn cho người đó thì những người còn lại cũng được miễn thực hiện nghĩa vụ.
– Trường hợp bên có quyền chỉ miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho một trong số những người có nghĩa vụ liên đới không phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình thì những người còn lại vẫn phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ của họ.
Thực hiện nghĩa vụ đối với nhiều người có quyền liên đới
– Nghĩa vụ đối với nhiều người có quyền liên đới là nghĩa vụ mà theo đó mỗi người trong số những người có quyền đều có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
– Bên có nghĩa vụ có thể thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bất cứ ai trong số những người có quyền liên đới.
– Trường hợp một trong số những người có quyền liên đới miễn cho bên có nghĩa vụ không phải thực hiện phần nghĩa vụ đối với mình thì bên có nghĩa vụ vẫn phải thực hiện phần nghĩa vụ còn lại đối với những người có quyền liên đới khác.
Thực hiện nghĩa vụ phân chia được theo phần
Nghĩa vụ phân chia được theo phần là nghĩa vụ mà đối tượng của nghĩa vụ có thể chia thành nhiều phần để thực hiện. Bên có nghĩa vụ có thể thực hiện từng phần nghĩa vụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Thực hiện nghĩa vụ không phân chia được theo phần
Nghĩa vụ không phân chia được theo phần là nghĩa vụ mà đối tượng của nghĩa vụ phải được thực hiện cùng một lúc. Trường hợp nhiều người cùng phải thực hiện một nghĩa vụ không phân chia được theo phần thì họ phải thực hiện nghĩa vụ cùng một lúc.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: