Ở một số lĩnh vực, vụ việc nhất định, hòa giải là biện pháp bắt buộc phải tiến hành trước khi nộp đơn đề nghị giải quyết tranh chấp tại Tòa án. Trong nội dung bài viết, Công ty luật TNHH Dương Gia sẽ phân tích về hòa giải là gì? Thủ tục, nguyên tắc tiến hành hòa giải theo quy định tố tụng dân sự?
Mục lục bài viết
1. Hòa giải là gì?
Trong tố tụng dân sự thì hòa giải được xem là một trong những nguyên tắc quan trọng và không thể thiếu. Đây là nguyên tắc nhằm mục đích tạo điều kiện cho các đương sự có thể đưa ra sự lựa chọn, giải quyết và bảo vệ quyền lợi của mình.
Theo đó, hòa giải chính là một phương thức giải quyết mâu thuận, xung đột xã hội giữa con người với nhau bằng cách đưa ra những hướng giải quyết nhằm thiết phục bên kia chấm dứt xung đột hoặc những xích mích liên quan đến tài sản, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, mối quan hệ về hôn nhân – gia đình, nuôi dưỡng con cái, cha mẹ hoặc liên quan đến thừa kế… Đây chính là một phương thức được nhiều cá nhân, tổ chức sử dụng phổ biến nhất.
Hòa giải sẽ có những đặc điểm như sau:
Thứ nhất, đây là một phương thức được sử dụng để giải quyết tranh chấp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, bởi thủ tục đơn giản, nhanh chóng tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền bạc.
Thứ hai, việc hòa giải sẽ có sự hiện diện của bên thứ ba do các bên tự lựa chọn làm trung gian và người được gọi là hòa giải viên. Người này sẽ hội tù những yếu tố về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, am hiểu pháp luật, có kinh nghiệm thực tiễn và có sự độc lập, trung lập với các bên tranh chấp để đảm bảo công bằng, minh bạch và quyền lợi của các bên.
Thứ ba, việc hòa giải được xuất phát từ sự tự nguyện của các bên, không có sự bắt buộc các bên phải thực hiện hoặc chi phối bởi các quy định có tính khuôn mẫu, bắt buộc của pháp luật về thủ tục hòa giải. Và kết quả của sự hòa giải thành được thực thi cũng phụ thuộc vào ý chí, tự nguyện của các bên tranh chấp. Chính vì vậy, dẫn đến trường hợp các bên sau khi thỏa thuận xong lại không thực hiện các công việc, yêu cầu đã đưa ra tại buổi hòa giải. Các bên tranh chấp không thực hiện và chịu sự ràng buộc của bất kỳ một cơ quan nhà nước hay chế tài pháp luật nào. Điều này dẫn đến việc hòa giải chỉ mất thời gian, công sức và tiền bạc nếu có khi mời hòa giải viên.
Hòa giải tiếng Anh là to mediate; to conciliate; to reconcile.
Người hòa giải: Pacifier
Trung gian hòa giải: Intermediary
2. Thủ tục tiến hành hòa giải theo quy định tố tụng dân sự:
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 210
Phiên hòa giải được thực hiện sau khi Thẩm phán được phân công kiểm tra số lượng cũng như điều kiện để tiến hành hòa giải thì phổ biến cho các đương sự về các quy định của pháp luật có liên quan đến buổi hòa giải vụ án để các đương sự có thể nắm được những quyền lợi và nghĩa vụ của mình được có trong phiên hòa giải để trình bày những ý kiến đảm bảo quyền lợi của mình. Đồng thời phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành để các đương sự có thể tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.
Tiếp theo đó , nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ sẽ được phép trình bày nội dung tranh chấp, bổ sung yêu cầu khởi kiện; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu khởi kiện và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có).
Sau đó, bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu phản tố (nếu có); những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu phản tố của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn; trình bày yêu cầu độc lập của mình (nếu có); những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu độc lập của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);
Người khác tham gia phiên họp hòa giải (nếu có) phát biểu ý kiến của bản thân đối với vụ án liên quan, về những nội dung trình bày của nguyên đơn và bị đơn trong vụ án.
Sau khi các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày hết ý kiến của mình, Thẩm phán xác định những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất và yêu cầu các đương sự trình bày bổ sung về những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất;
Thẩm phán kết luận về những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất trong vụ án. Và lập biên bản phiên họp về việc hòa giải. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tham gia phiên họp, chữ ký của Thư ký Tòa án ghi biên và của Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải.
Lưu ý: Những người tham gia phiên hòa giải có quyền được xem biên bản ngay sau khi kết thúc phiên họp, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản và ký xác nhận hoặc điểm chỉ. Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về những vấn đề liên quan đến vụ án dân sự thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành. Biên bản này được gửi ngay cho các đương sự tham gia, hòa giải.
3. Nguyên tắc tiến hành hòa giải theo quy định tố tụng dân sự:
Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định theo Bộ luật tố tụng hình sự hoặc các vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn. Cụ thể:
- Những vụ án dân sự không được hòa giải:
+ Yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại tài sản Nhà nước như hành vi đập phá các công trình công cộng, phá hoại tài sản công tại bệnh viện, trường học…
+ Những vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của Luật hoặc trái đạo đức xã hội như hành vi mua bán hàng hóa không đảm bảo chất lượng gây thiệt hại cho các bên còn lại,…
- Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được:
+ Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thức hai mà cố tình vắng mặt nhưng không có lý do chính đáng;
+ Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì lý do chính đáng như bệnh tình, thiên tai, dịch bệnh…
+ Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
+ Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải cũng sẽ được Tòa án không tiến hành hòa giải theo quyền lợi của đương sự.
Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc quy định tại Khoản 2 Điều 205 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, theo đó:
Thứ nhất, hòa giải cần tôn trọng sự tự nguyện theo thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực như đánh, đấm… hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình; Đây được xem là nguyên tắc quan trọng nhất đối với một phiên hòa giải để đảm bảo các quyền và lợi ích của các bên. Các bên đương sự lúc này thể hiện quyền lợi và sự tự nguyện của mình thông qua sự lựa chọn quyết định của các vấn đề tranh chấp bằng hòa giải và thương lượng, thỏa thuận với nhau giải quyết các vấn đề của vụ án.
Thứ hai, nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật như cần tuân thủ đúng về trình tự, thủ tục hòa giải, phạm vi hòa giải theo quy định và bên cạnh đó không trái đạo đức xã hội.
Ngoài ra, việc hòa giải phải tích cực, kiên trì nhằm đạt được kết quả hòa giải. Tích cực để có thể giải quyết được nhanh chóng vụ án, không để việc hòa giải kéo dài vô ích khi không có khả năng hòa giải nhưng lại phải kiên trì giải thích cho đương sự hiểu rõ pháp luật áp dụng giải quyết vụ án và đi sâu giải quyết các mắc mớ trong tâm tư tình cảm của họ.
Như vậy, một phiên hòa giải chỉ có giá trị pháp lý khi đáp ứng các nguyên tắc hòa giải theo quy định nêu trên. Và khi hòa giải thành những vấn đề liên quan đến vụ án sẽ được Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một thẩm phán được Chánh án Tòa án nhân dân dân phân công ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự sau khi hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó. Và trong thời han 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp để biết và thực hiện.
Lưu ý: Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Điều này chứng tỏ, các đương sự chỉ có thể kháng nghị quyết định này theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của Luật hoặc trái đạo đức xã hội.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: