Hiện nay, việc đầu tư vào thị trường ngoại hối đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư từ người dân lao động bình thường cho tới các chuyên gia. Tuy nhiên, trên thực tế không phải ai cũng hiểu được rõ về ngoại hối hay những quy định của pháp luật về thị trường này như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Ngoại hối là gì?
Có thể hiểu: “Ngoại hối là danh từ dùng để chỉ các phương tiện dùng trong thanh toán quốc tế như ngoại tệ, vàng tiêu chuẩn quốc tế và các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ”. Theo khoản 1 điều 4
– Ngoại tệ: Ngoại tệ là đồng tiền nước ngoài hoặc đồng tiền chung của một nhóm nước.
– Công cụ thanh toán bằng ngoại tệ, đây là công cụ thanh toán được ghi bằng tiền nước ngoài như: séc, hối phiếu, lệnh phiếu, thẻ ngân hàng, giấy chuyển ngân
– Các loại chứng từ có giá bằng ngoại tệ như: trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty, cổ phiếu
– Vàng: bao gồm vàng thuộc dự trữ của nhà nước, vàng trên tài khoản nước ngoài của người cư trú, vàng khối, vàng thỏi, vàng miếng.
– Đồng tiền quốc gia-bản tệ, đồng tiền quốc gia được xem là ngoại hối nếu đồng tiền đó được sử dụng trong thanh toán quốc tế, hoặc được chuyển vào chuyển ra (xuất nhập khẩu) khỏi quốc gia.
– Tiền mã hóa: Là các loại tiền tệ được đảm bảo nhờ sức mạnh xử lý của mạng lưới máy tính toàn cầu thay vì các chính phủ.
– Ví dụ:
+ Bitcoin
+ Ethereum
+ Forex
+ …
Ngoại hối tiếng Anh là: “Foreign exchange”.
2. Thị trường ngoại hối là gì?
Thị trường ngoại hối (Forex, FX, hoặc thị trường tiền tệ) là một thị trường phi tập trung toàn cầu cho việc trao đổi các loại tiền tệ. Những người tham gia chính trong thị trường này là các ngân hàng quốc tế lớn. Các trung tâm tài chính khắp thế giới giữ chức năng như các neo của trao đổi giữa một loạt các loại người mua và người bán khác nhau suốt ngày đêm, ngoại trừ những ngày cuối tuần. EBS và Reuters’ dealing 3000 là hai nền tảng trao đổi FX liên ngân hàng chính. Thị trường ngoại hối xác định giá trị tương đối của các tiền tệ khác nhau.
Thị trường ngoại hối tiếng Anh là ” Forex market “.
3. Hoạt động ngoại hối:
Theo góc độ khoa học pháp lí: “Hoạt động ngoại hối là tổng hợp các hành vi pháp lí do các chủ thể khác nhau thực hiện trong quá trình chiếm hữu sử dụng và định đoạt các tài sản coi được coi là ngoại hối.” Các hành vi pháp lí này có thể là hành vi pháp lí hoặc hành vi thương mại phụ thuộc vào việc người sử dụng chúng vì nhu cầu dân sự hay thương mại.
Theo pháp luật: “Hoạt động ngoại hối là hoạt động của người cư trú, người không cư trú trong giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối và các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối.” Theo Khoản 8 Điều 4
Hoạt động ngoại hối có đối tượng là chính là các ngoại hối đã được pháp luật Việt Nam qui định và cho phép lưu thông và các dịch vụ ngoại hối.
Nội dung của hoạt động ngoại hối bao gồm các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, các hành vi sử dụng ngoại hối hay cung ứng dịch vụ về ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.
Chủ thể của hoạt động ngoại hối ( hay còn gọi là đối tượng chịu sự quản lí của nhà nước về ngoại hối) là người cư trú và người không cư trú trực tiếp tham gia vào các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối và các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối. Có 2 dấu hiệu để xác định tổ chức hay cá nhân nào đó là đối tượng chịu sự quản lí nhà nước về ngoại hối:
– Tổ chức, cá nhân phải là người cư trú, người không cư trú theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Có hoạt động ngoại hối tại Việt Nam
4. Quy định về ngoại hối – quản lý ngoại hối tại Việt Nam:
Ở Việt Nam, Nhà nước thực hiện việc kiểm soát hoạt động ngoại hối trên thị trường thông qua các cơ quan chức năng là Chính phủ và Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Ngân hàng nhà nước Việt Nam tham gia vào hoạt động ngoại hối trên thị trường ngoại hối trong nước và quốc tế với hai tư cách:
Là người tổ chức, quản lí, điều hành thị trường ngoại hối trong nước:
Theo quy định tại Điều 31
– Quản lí ngoại hối và sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật.
– Tổ chức và phát triển thị trường ngoại tệ.
– Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngoại hối cho tổ chức tín dụng, các tổ chức khác có hoạt động ngoại hối.
– Trình Thủ tướng Chính phù quyết định biện pháp hạn chế giao dịch ngoại hối để bảo đảm an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia.
– Tổ chức, quản lí, tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
– Nhiệm vụ, quyền hạn khác về quản lí ngoại hối và hoạt động ngoại hối theo quy định của pháp luật.
Là người có thẩm quyền quàn lí dự trữ ngoại hối nhà nước:
Căn cứ theo Điều 32 cùa
Về quản lý ngoại hối, được quy định tại Pháp lệnh ngoại hối 2005. Pháp lệnh Ngoại hối có ưu điểm là một bước tiến mới trong cải cách cơ chế hoạt động quản lý ngoại hối, mặt khác nó là một nhân tố đặc biệt trong sự hội nhập của nền kinh tế.
Pháp lệnh Ngoại hối 2005 được ban hành nhằm:
– Giải quyết các vấn đề trong hệ thống các quy định về quản lý ngoại hối
– Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, nhất thể hóa các quy định trong quản lý ngoại hối và đảm bảo hiệu lực trong các quy định về quản lý ngoại hối.
Pháp lệnh Ngoại hối 2005 đã xây dựng một hệ thống quản lý chặt chẽ nhằm đổi mới đáng kể. Mặt khác, chính phủ và ngân hàng nhà nước cũng đã ban hành nhiều văn bản dưới luật đẻ nhằm đảm bảo về việc quản lý ngoại hối. Kể từ khi Pháp lệnh Ngoại hối được ban hành, những quy định về tự do hóa trong quản lý ngoại hối đã được thể chế hóa. Bên cạnh những quy định thông thoáng, cởi mở, chính sách QLNH cũng quy định một số biện pháp hạn chế, hoặc bắt buộc về ngoại hối được áp dụng tạm thời trong những điều kiện khẩn cấp nhằm đảm bảo an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia.
5. Quy định về kinh doanh ngoại hối:
5.1. Điều kiện thành lập công ty ngoại hối:
Điều 36 Pháp lệnh về ngoại hối Số 28/2005/PL-UBTVQH11 quy định đối tượng được hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối gồm các ngân hàng, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng và các tổ chức khác được phép hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối.
Điều 3 Thông tư 21/2014/TT-NHNN quy định tổ chức tín dụng được phép là ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, ngân hàng chính sách, công ty tài chính tổng hợp, công ty tài chính bao thanh toán, công ty tài chính tín dụng tiêu dùng, công ty cho thuê tài chính, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép thực hiện hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối.
Về thủ tục
Về thủ tục, trước tiên phải thực hiện thủ tục thành lập công ty tài chính.
Về hồ sơ bao gồm:
– Đơn xin cấp giấy phép:
Đối với Công ty tài chính cổ phần: do các thành viên sáng lập hoặc người đại diện theo uỷ quyền của nhóm thành viên sáng lập ký, mẫu đơn kèm theo Phụ lục 1c Thông tư 06/2002/TT – NHNN.
Đối với Công ty tài chính liên doanh, Công ty tài chính 100% vốn nước ngoài: do người đại diện theo pháp luật hoặc người được uỷ quyền hợp pháp của các bên góp vốn ký (Phụ lục 1d) .
– Dự thảo Điều lệ công ty;
– Phương án hoạt động: nêu rõ nội dung, phương thức hoạt động, địa bàn hoạt động, lợi ích đối với nền kinh tế; trong đó, xác định kế hoạch hoạt động cụ thể 3 năm đầu.
– Danh sách, lý lịch (Phụ lục 2), các văn bằng, chứng chỉ về chuyên môn của thành viên sáng lập, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát và Tổng giám đốc (Giám đốc) Công ty tài chính;
– Phương án góp vốn điều lệ, danh sách và cam kết về mức góp vốn điều lệ của các bên góp vốn;
– Tình hình tài chính và các thông tin có liên quan về các cổ đông lớn. Đối với các cổ đông lớn là doanh nghiệp, các tài liệu phải nộp gồm:
+ Quyết định thành lập;
+ Điều lệ hiện hành ;
+ Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về số vốn điều lệ và số vốn thực có năm hiện hành;
+ Văn bản cử người đại diện pháp nhân của Doanh nghiệp;
+ Bảng cân đối tài chính, bảng kết quả lãi, lỗ đã được kiểm toán và báo cáo tình hình hoạt động 3 năm gần nhất;
Hồ sơ được lập thành 2 bộ bằng tiếng Việt. Các tài liệu trong hồ sơ phải là bản chính, trường hợp là các bản sao trong hồ sơ phải có xác nhận của cơ quan đã cấp bản chính hoặc chứng nhận của Công chứng Nhà nước.
Đối với hồ sơ xin cấp Giấy phép đối với Công ty tài chính liên doanh và Công ty tài chính 100% vốn nước ngoài thì hồ sơ được lập thành 2 bộ, một bộ bằng tiếng Việt và một bộ bằng tiếng Anh. Hồ sơ được lập tại nước ngoài phải là bản chính hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
Về thời hạn:
Thời hạn xem xét và cấp Giấy phép: Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ xin cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước cấp hoặc từ chối cấp Giấy phép. Trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước có văn bản giải thích lý do.
Về vốn pháp định:
Vốn điều lệ của công ty tài chính tối thiểu là 500 tỷ đồng.
Về lệ phí cấp:
Quy định tại Thông tư 110/2002/TT – BTC thì lệ phí cấp, gia hạn giấy phép thành lập và hoạt động cho tổ chức tín dụng phi ngân hàng: 70.000.000 đồng.
Điều kiện, tiêu chuẩn đối với người quản lý: giám đốc, phó giám đốc công ty tài chính có trình độ từ đại học trở lên về chuyên ngành kinh tế, ngân hàng- tài chính, ít nhất có 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng- tài chính, có năng lực điều hành Công ty tài chính theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và phải cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.
Về hoạt động kinh doanh ngoại hối:
Để được thực hiện hoạt động kinh doanh ngoại hối thì tổ chức, công ty tín dụng phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy chấp thuận thực hiện hoạt động ngoại hối tại Ngân hàng Nhà nước.
Hồ sơ đề nghị chấp thuận thực hiện hoạt động ngoại hối được quy định tại Điều 27 Thông tư 21/2014/TT – NHNN.
Để được thực hiện hoạt động ngoại hối, công ty tài chính đã được thành lập tối thiểu là 3 năm.
Ngoài ra phải đáp ứng được các điều kiện khác quy định tại Điều 24, Điều 25, Điều 26 Thông tư 21/2014/TT – NHNN.
Thời hạn thực hiện: trong vòng 40 ngày (kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ).
5.2. Trường hợp đã có công ty ngoại hối ở nước ngoài:
Công ty ngoại hối ở nước ngoài mặc dù có giấy phép kinh doanh hoạt động ngoại hối nhưng khi muốn thành lập pháp nhân tại Việt Nam thì phải thực hiện dưới hai loại hình: hoặc là doanh nghiệp liên doanh, hoặc là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Theo đó, trường hợp đã có công ty ngoại hối tại nước ngoài việc liên doanh với một công ty tài chính đã được chấp thuận hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Việt Nam sẽ dễ dàng hơn. Trường hợp này, công ty ngoại hối nước ngoài chỉ cần thực hiện xin giấy chứng nhận đầu tư và thực hiện góp vốn liên doanh với một công ty tài chính khác của Việt Nam.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật ngân hàng nhà nước 2010;
– Pháp lệnh Ngoại hối 2005;
–
– Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối;
–
–
– Thông tư số 21/2014/TT-NHNN Hướng dẫn về phạm vi hoạt động ngoại hối, điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. …Và các văn bản pháp luật liên quan khác.