Đối với mỗi quốc gia, bên cạnh việc đối nội thì các vấn đề liên quan đến đối ngoại cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Với tư cách là người đứng đầu, ngoại trưởng có vai trò chủ chốt trong việc quyết định các chính sách đối ngoại ở các quốc gia.
Mục lục bài viết
1. Ngoại trưởng là gì?
Ngoại trưởng là bộ trưởng Bộ ngoại giao của một nước, là người đứng đầu cơ quan ngoại giao của Chính phủ, chịu trách nhiệm về thực hiện chính sách đối ngoại của một quốc gia.
Ngoại trưởng tiếng Anh là “Minister of Foreign Affairs”.
2. Bộ trưởng Bộ ngoại giao Việt Nam:
2.1. Bộ trưởng Bộ ngoại giao hiện nay là ai?
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thường được gọi tắt là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao hoặc Ngoại trưởng là người đứng đầu Bộ Ngoại giao. Đồng thời là thành viên của Chính phủ Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý ngành đối ngoại. Bộ trưởng thường là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh kiêm Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Ngoại giao, Phó Thủ tướng Chính phủ.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh tuyên thệ nhậm chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trước Quốc hội Việt Nam ngày 03 tháng 08 năm 2011.
2.2. Chức năng nhiệm vụ của Bộ trưởng Bộ ngoại giao:
Bộ trưởng là người đứng đầu Bộ Ngoại giao, chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về toàn bộ hoạt động của Bộ Ngoại giao và có trách nhiệm:
– Tổ chức thực hiện những công việc thuộc thẩm quyền quy định trong Hiến pháp, Luật tổ chức Chính phủ
– Tổ chức thực hiện những công việc được Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao hoặc ủy quyền;
– Tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước theo quy định
– Tổ chức thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan
2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng Bộ ngoại giao:
– Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trực tiếp giải quyết các công việc cụ thể sau:
+ Quyết định về việc tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, theo quy định; quyết định công nhận, cho thôi Tập sự Phó Vụ trưởng và cấp tương đương;
+ Trình Chính phủ về thành lập, chấm dứt hoạt động, giải thể Cơ quan đại diện; quyết định các vấn đề liên quan đến bộ máy, biên chế của Cơ quan đại diện và quyết định về danh sách cử, bổ nhiệm, miễn nhiệm, triệu hồi cán bộ, công chức, viên chức đi công tác nhiệm kỳ tại Cơ quan đại diện theo quy định của pháp luật về Cơ quan đại diện;
+ Quyết định về việc phong hàm, hạ hàm, tước hàm ngoại giao đối với cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về hàm cấp ngoại giao;
+ Phân công một Thứ trưởng làm Thứ trưởng Thường trực, giúp Bộ trưởng điều hành công việc chung của Bộ và phân công các Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực công tác và điều chỉnh lĩnh vực công tác đã phân công;
+ Trực tiếp giải quyết công việc có tính cấp bách và quan trọng mặc dù thuộc lĩnh vực đã được phân công của một Thứ trưởng, hay do Thứ trưởng đó đi vắng; quyết định những vấn đề còn có ý kiến khác nhau giữa các Thứ trưởng;
+ Định kỳ chủ trì họp với các Thứ trưởng và nếu xét thấy cần thiết, với Trợ lý Bộ trưởng để thống nhất chủ trương, biện pháp chỉ đạo điều hành công việc của Bộ;
+ Quyết định nội dung, thời gian, thành phần và chủ trì các cuộc họp quan trọng của Bộ;
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
– Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đồng thời là Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Ngoại giao giải quyết những công việc sau:
+ Chương trình công tác năm của Bộ;
+ Những Đề án lớn, những kiến nghị trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư về đường lối, chính sách đối ngoại, vấn đề biên giới, lãnh thổ và người Việt Nam ở nước ngoài;
+ Chủ trương lớn về việc xây dựng các đề án đào tạo, bồi dưỡng, kiện toàn tổ chức Lãnh đạo cấp Bộ;
+ Việc kiến nghị đề bạt, bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm cán bộ cấp Thứ trưởng, Trợ lý Bộ trưởng;
+ Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ, công chức vào các chức vụ.
– Bộ trưởng đồng thời là lãnh đạo tập thể Lãnh đạo Bộ. Bộ trưởng đưa ra tập thể Lãnh đạo Bộ (Bộ trưởng và các Thứ trưởng) những vấn đề sau đây để thảo luận:
+ Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành ngoại giao;
+ Chương trình công tác, kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm và dài hạn của ngành; dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật trình Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội quyết định;
+ Kế hoạch của ngành triển khai các chủ trương, chính sách, đề án quan trọng của Đảng, Nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật quan trọng của cấp trên đã ban hành;
+ Các chương trình, dự án trọng điểm của ngành;
+ Phân bổ và điều chỉnh các nguồn vốn đầu tư hàng năm;
+ Công tác tổ chức bộ máy và biên chế của các đơn vị, Cơ quan đại diện;
+ Quản lý nhà nước về đối ngoại theo quy định của pháp luật;
+ Chỉ đạo tổng kết hàng năm về tình hình thực hiện chương trình, kế hoạch của Bộ, tình hình hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta và kiểm điểm sự chỉ đạo điều hành của Bộ;
+ Những vấn đề liên quan đến việc ký kết, gia nhập và thực hiện các điều ước quốc tế quan trọng;
+ Những vấn đề khác do Bộ trưởng quyết định.
Trong trường hợp không có điều kiện tổ chức thảo luận tập thể, theo chỉ đạo của Bộ trưởng, đơn vị chủ trì xây dựng chính sách, kế hoạch, dự án, đề án liên quan đến những vấn đề, phối hợp với Văn phòng Bộ lấy ý kiến bằng văn bản của các Thứ trưởng, trình Bộ trưởng quyết định.
Sau khi các Thứ trưởng có ý kiến, Bộ trưởng ra quyết định cuối cùng và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
– Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đồng thời là Phó Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm theo dõi, giải quyết những công việc sau:
+ Ngoại giao và quan hệ đối ngoại (bao gồm đối ngoại Đảng, Nhà nước và nhân dân).
+ Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và viện trợ phi chính phủ.
+ Hội nhập quốc tế; theo dõi, chỉ đạo đàm phán và thực hiện các cam kết quốc tế song phương, đa phương.
+ Quan hệ với các tổ chức quốc tế và khu vực, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.
+ Công tác biên giới và các vấn đề Biển Đông – Hải đảo.
+ Công tác người Việt Nam ở nước ngoài.
+ Các vấn đề về nhân quyền.
Làm Chủ tịch các Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam – Lào, Việt Nam – Campuchia, Trưởng ban Chỉ đạo nhà nước về phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền, Trưởng ban chỉ đạo về Nhân quyền, Chủ tịch các Hội đồng quốc gia, Trưởng các Ban Chỉ đạo khác theo lĩnh vực liên quan.
Các công việc khác theo sự phân công, ủy nhiệm của Thủ tướng Chính phủ.
2.4. Điều kiện để trở thành Bộ trưởng Bộ ngoại giao:
Một công dân của Việt Nam từ 30 tuổi hoặc cao hơn có thể trở thành một ứng viên Bộ trưởng. Ứng viên Bộ trưởng phải đủ những điều kiện sau đây:
– Là Đại biểu Quốc hội;
– Là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam;
– Có quốc tịch Việt Nam;
– Đã phục vụ trong ngành từ 10 năm trở lên;
– Từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Ngoại giao;
– Bắt buộc phải là Ủy viên Trung ương Đảng. Tuy nhiên theo cơ cấu của Đảng trong bộ máy chính quyền, Bộ trưởng thường là Ủy viên Bộ Chính trị.
3. Ngoại trưởng một số nước trên thế giới:
3.1. Ngoại trưởng Hoa Kỳ:
– Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ hay Ngoại trưởng Mỹ là người lãnh đạo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, quản lý về vấn đề đối ngoại. Bộ trưởng là thành viên nội các của chính phủ Hoa Kỳ và là bộ trưởng nội các cao cấp nhất cả về mặt thứ tự kế vị Tổng thống Hoa Kỳ và thứ tự địa vị. Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ hiện tại là Antony Blinken
– Chức năng của Ngoại trưởng Hoa Kỳ:
+ Những trách nhiệm đặc biệt của bộ trưởng ngoại giao bao gồm:
1, Trông coi Sở Ngoại vụ Hoa Kỳ và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
2, Cố vấn tổng thống về các vấn đề có liên quan đến chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ trong đó có việc bổ nhiệm các đại diện ngoại giao của Hoa Kỳ tại các quốc gia khác, và nhận hay từ chối đại diện ngoại giao từ các quốc gia khác.
3, Tham dự các cuộc thương thuyết cấp cao với các quốc gia khác, cả song phương hay với tư cách một thành viên trong một hội nghị quốc tế hay các tổ chức hoặc bổ nhiệm đại diện để làm những việc như thế. Việc này gồm có việc thương thuyết các hiệp ước quốc tế hay các thỏa ước khác.
4, Cung cấp thông tin và dịch vụ cho các công dân Mỹ sống hay du lịch ngoại quốc, trong đó có việc cung cấp giấy ủy nhiệm trong hình thức hộ chiếu và thị thực.
5, Giám sát chính sách di dân Hoa Kỳ ở ngoại quốc.
6, Nối liên lạc các vấn đề có liên quan đến chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ đến Quốc hội Hoa Kỳ và công dân Hoa Kỳ.
– Các nhiệm vụ ban đầu của bộ trưởng gồm có một số trách nhiệm về đối nội như:
1, Tiếp nhận, công bố, phân phát và bảo tồn các luật lệ của Hoa Kỳ.
2, Chuẩn bị, đóng dấu và ghi lại tất cả các ủy nhiệm và bổ nhiệm nhân sự của tổng thống.
3, Chuẩn bị và chứng thực các văn bản hồ sơ lưu, chứng thực các văn bản có con dấu của bộ.
4, Giữ Đại ấn Hoa Kỳ.
5, Giữ các văn bản hồ sơ của các cựu bộ trưởng Quốc hội Lục địa, trừ Bộ trưởng Ngân khố và Bộ trưởng Chiến tranh.
+ Luật liên bang có nói rằng việc từ chức của một tổng thống hay phó tổng thống phải được hoàn tất bằng văn bản và gửi đến văn phòng của Bộ trưởng Ngoại giao. Điều này đã xảy ra một lần khi Tổng thống Richard Nixon từ chức ngày 9 tháng 8 năm 1974. Tổng thống Nixon đã gửi thư từ chức đến Bộ trưởng Ngoại giao Henry Kissinger.
3.2. Ngoại trưởng Canada:
Christina Alexandra “Chrystia” Freeland (sinh ngày 2 tháng 8 năm 1968) là một nhà văn, nhà báo và chính trị gia người Canada. Bà được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Canada vào tháng 1 năm 2017, kế nhiệm Stéphane Dion. Cô đã làm việc ở nhiều vị trí biên tập tại Financial Times, The Globe and Mail và Thomson Reuters (nơi bà là giám đốc quản lý và biên tập viên cho tin tức của người tiêu dùng), trước khi tuyên bố ý định tranh cử ứng cử viên của đảng Tự do trong cuộc bầu cử phụ để thay thế Bob Rae làm Thành viên của Quốc hội cho Trung tâm Toronto. Sau khi giành được đề cử tự do vào ngày 15 tháng 9 năm 2013, cô đã được bầu vào quốc hội vào ngày 25 tháng 11 năm 2013. Được bổ nhiệm vào Nội các Canada với tư cách là Bộ trưởng Thương mại Quốc tế vào ngày 4 tháng 11 năm 2015, Freeland được vinh danh là một trong 50 người có ảnh hưởng nhất của Toronto bởi tạp chí Toronto Life. Vào ngày 10 tháng 1 năm 2017, Freeland được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
3.3. Ngoại trưởng Úc:
Julie Bishop Isabel (sinh ngày 17 tháng 7 năm 1956) là một chính trị gia Úc. Bà là ngoại trưởng thứ 38 và là đương kim ngoại trưởng Úc từ khi Chính phủ Abbott nhậm chức ngày 18 tháng 9 năm 2013. Bà là thành viên nữ duy nhất trong nội các hiện nay của Úc. Bà là phó lãnh đạo Đảng Tự do Úc và là của nữ phó lãnh đạo đảng đầu tiên và người phụ nữ thứ ba trong lịch sử Úc giữ chức danh phó đảng đối lập Úc.
Bà là dân biểu Hạ viện Úc từ năm 1998, đại diện cho khu vực bầu cử Curtin ở Tây Úc. Bà là một bộ trưởng trong chính phủ Howard cho đến khi sự thất bại của Liên minh tự do/dân tộc trong cuộc bầu cử ngày 24 tháng 11 năm 2007.
Bà có bằng cử nhân luật của Đại học Adelaide, và đã làm giám đốc điều hành của