Áp dụng pháp luật hình sự là một hoạt động đặc thù trong việc các cơ quan có nhiệm vụ trong vụ án hình sự để giải quyết vấn đề. Vậy thực chất áp dụng pháp luật hình sự là gì?
Mục lục bài viết
1. Áp dụng pháp luật hình sự là gì?
Là một hình thức thực hiện pháp luật đặc biệt mang tính tổ chức và quyền lực nhà nước, áp dụng pháp luật do các cơ quan nhà nước thực hiện để đảm bảo cho pháp luật được thi hành mà không phụ thuộc vào tính tự giác, tự thực hiện của các chủ thể khác trong xã hội. Thông qua hoạt động áp dụng pháp luật, các quy phạm pháp luật tìm thấy sự liên kết vững chắc với đời sống xã hội để chuyển hóa những yêu cầu chung vào những quan hệ xã hội cụ thể. Chính vì vậy, hoạt động áp dụng pháp luật nói chung có những ảnh hưởng và tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội. Đối với xã hội, hình ảnh thực tế của pháp luật được hình thấy thông qua chính các hoạt động áp dụng pháp luật cụ thể.
Trong số các hoạt động áp dụng pháp luật, hoạt động áp dụng pháp luật hình sự của các Cơ quan điều tra, Viện Kiểm Sát và
2. Áp dụng pháp luật hình sự tiếng Anh là gì?
Áp dụng pháp luật hình sự trong tiếng Anh được hiểu là Apply criminal law.
Việc áp dụng PLHS đúng đắn một mặt bảo đảm việc trừng trị đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, bảo đảm cho tính toàn vẹn của những giá trị lớn lao mà PLHS bảo vệ, mặt khác, có ý nghĩa giáo dục và răn đe chung đối với toàn xã hội. Ngược lại việc áp dụng PLHS không đúng đắn không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến những quyền cơ bản nhất của công dân, của con người mà còn làm xói mòn niềm tin của mỗi người dân vào tính nghiêm minh và công bằng của pháp luật. Cũng chính vì vậy mà trong số các hoạt động ADPL, áp dụng PLHS luôn được đặt trong những giới hạn khắt khe nhất về nội dung và thủ tục.
3. Đặc điểm của áp dụng pháp luật hình sự:
*) Áp dụng pháp luật là hoạt động thể hiện tính tổ chức, quyền lực nhà nước, bởi vì:
– Hoạt động áp dụng pháp luật hình sự chỉ do các cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tiến hành và mỗi chủ thể đó chỉ có thể áp dụng pháp luật trong một phạm vi nhất định theo quy định của pháp luật.
– Hoạt động áp dụng pháp luật pháp luật hình sự là sự tiếp tục thể hiện ý chí của nhà nước, thông qua hoạt động áp dụng pháp luật hình sự, ý chí nhà nước thể hiện trong các quy phạm pháp luật, cụ thể như Bộ luật hình sự và văn bản hướng dẫn, thông tư liên tịch của các Bộ, cơ quan ban ngành liên quan, trở thành hiện thực trong thực tế, được thể hiện một cách cụ thể trong các trường hợp cụ thể.
Ví dụ: Thông qua ban hành bản án hình sự cho một cá nhân cụ thể, ý chí của Nhà nước trong các quy định của Bộ luật hình sự mới trở thành hiện thực trong thực tế.
– Khi áp dụng pháp luật hình sự, trên cơ sở các quy định của pháp luật hình sự, các chủ thể có thẩm quyền áp dụng có thể ban hành những mệnh lệnh, quyết định có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện đối với đối tượng áp dụng. Các mệnh lệnh, quyết định này chủ yếu thể hiện ý chí đơn phương của chủ thể có thẩm quyền áp dụng mà không phụ thuộc vào ý chí của đối tượng áp dụng. Các mệnh lệnh, quyết định áp dụng pháp luật của các cơ quan, tổ chức nhà nước sẽ được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp, trong đó có cả biện pháp cưỡng chế nhà nước. Ví dụ quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn tạm thời như Giữ người trong trường hợp khẩn cấp; Bắt người (đối với người phạm tội quả tang); Bắt bị can, bị cáo để tạm giam; Tạm giữ; Tạm giam; Bảo lĩnh; Đặt tiền để bảo đảm; Đặt tiền để bảo đảm; Cấm đi khỏi nơi cư trú; Tạm hoãn xuất cảnh.
– Áp dụng pháp luật hình sự là hoạt động có tính tổ chức rất cao vì nó vừa là hình thức thực hiện pháp luật vừa là hình thức chủ thể có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể khác thực hiện các quy định của pháp luật, do vậy, hoạt động này phải được tiến hành theo những điều kiện, trình tự, thủ tục rất chặt chẽ do pháp luật quy định.
*) Áp dụng pháp luật hình sự là hoạt động cá biệt hoá các quy phạm pháp luật hiện hành vào những trường hợp cụ thể, đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể:
Vì thế, áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh cá biệt, cụ thể đối với các quan hệ xã hội.
Ví dụ: Hoạt động áp dụng pháp luật của Cảnh sát giao thông khi xử lý một người vi phạm pháp luật giao thông cụ thể là sự cá biệt hóa các quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông vào trường hợp cụ thể của người vi phạm đó.
*) Áp dụng pháp luật hình sự là hoạt động thể hiện tính sáng tạo
Bởi vì, các quy định của pháp luật thường mang tính chất chung, khái quát, song các vụ việc xảy ra trong thực tế vô cùng đa dạng, phong phú và phức tạp. Do vậy, muốn đưa ra được một quyết định “thấu tình, đạt lý” để giải quyết vụ việc thì cần có sự sáng tạo của người áp dụng.
4. Các giai đoạn áp dụng pháp luật:
Phân tích đánh giá nội dung, điều kiện hoàn cảnh sự kiện thực tế cần áp dụng pháp luật: giai đoạn khởi đầu có tính chất bản lề. Trước hết cần xác định đúng nội dung, đối tượng, bản chất pháp lý của sự kiến thực tế đó. Nếu cần áp dụng pháp luật thì làm rõ chủ thể nào có thẩm quyền giải quyết sự việc đó. Tiếp theo chuẩn bị về mặt tổ chức, nhân sự, kỹ thuật…; xác định thuận lợi khó khăn è nhìn chung hướng đến sự thuận lợi, tiết kiệm chi phí, thời gian, đạt hiệu quả cao nhất.
Lựa chọn quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho việc đưa ra các quyết định áp dụng pháp luật: về nguyên tắc, phải chọn quy phạm pháp luật còn hiệu lực và sát thực với nội dung sự kiện. Tiếp đó phân tích nội dung quy phạm đã lựa chọn. Trên thực tế, việc lựa chọn quy phạm có thể xảy ra các khả năng như sau:
- Có một quy phạm pháp luật đáp ứng đủ yêu cầu => thuận lợi.
- Có 2 hay nhiều quy phạm pháp luật cùng điều chỉnh quan hệ đó nhưng cách giải quyết khác nhau => trường hợp xung đột pháp luật thì lựa chọn quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao hơn và được ban hành sau
- Không có quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho việc áp dụng pháp luật với sự kiện đó: áp dụng pháp luật tương tự.
Đưa ra quyết định áp dụng pháp luật: giai đoạn phản ánh kết quả thực tế quá trình áp dụng pháp luật. Về bản chất, đây là giai đoạn chuyển hóa những quy định chung được nêu trong quy phạm pháp luật thành quyết định cụ thể, cá biệt. Sự phù hợp của quyết định được xem xét ở 2 khía cạnh pháp lý và thực tế.
* Văn bản áp dụng pháp luật: những văn bản do cơ quan Nhà nước hoặc cá nhân có thẩm quyền ban hành theo một trình tự, thủ tục, tên gọi luật định, chứa đựng quy tắc xử sự cá biệt, cụ thể và được thực hiện một lần trong đời sống pháp lý.
- Do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành
- Trình tự, thủ tục, hình thức, tên gọi văn bản áp dụng pháp luật được pháp luật quy định
- Chứa đựng quy tắc xử sự cá biệt, cụ thể
- Được thực hiện một lần đối với chủ thể có liên quan
- Được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp Nhà nước
Tổ chức thực hiện quyết định áp dụng pháp luật trên thực tế: giai đoạn cuối. Cần tiến hành hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực thi các quyết định Áp dụng pháp luật với các chủ thể liên quan để đảm bảo hiệu lực của nó trên thực tế.
Các trường hợp cần áp dụng pháp luật
- Khi quyền, nghĩa vụ pháp lý của chủ thể không mặc nhiên phát sinh mặc dù đã có quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực quan hệ xã hội đó.
- Khi có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ pháp lý mà các bên liên quan không thể giải quyết được.
- Khi Nhà nước cần phải áp dụng một biện pháp bắt buộc nhằm đảm bảo sự an toàn cho cộng đồng, xã hội.
- Khi Nhà nước thấy cần ngăn chặn hành vi trái pháp luật xảy ra có thể gây nguy hiểm đối với xã hội.
- Khi cần truy cứu trách nhiệm pháp lý với chủ thể vi phạm pháp luật.
- Khi Nhà nước thấy cần khen thưởng về một thành tích nào đó đối với chủ thể có liên quan.
- Khi cần xác định một hành vi, một kết quả hoạt động hoặc một mối quan hệ xã hội nào đó là hợp hoặc bất hợp pháp.
- Khi cần thực hiện quan hệ đối ngoại với các quốc gia, dân tộc khác trên một số lĩnh vực các bên cũng quan tâm.
Kết luận: Dưới góc độ lý luận chung về áp dụng pháp luật, áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, là hoạt động mang tính tổ chức quyền lực nhà nước của các cơ quan có thẩm quyền nhằm cá biệt hóa những vi phạm pháp luật vào từng trường hợp cụ thể đối với những cá nhân, đơn vị, tổ chức cụ thể. Áp dụng pháp luật hình sự vào các vụ án hình sự có thể coi là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước nhằm cá biệt hóa các quy phạm pháp luật nói chung và các quy phạm pháp luật TTHS nói riêng đối với các chủ thể trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự.