Chúng ta thường hay sử dụng thuật ngữ "Khiếu nại tố cáo" và nghĩ rằng đó là một. Tuy nhiên, thực chất khiếu nại, tố cáo là hai hoạt động hoàn toàn độc lập với những vai trò, ý nghĩa cũng như cách thức thực hiện, cách thức giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo hoàn toàn khác nhau.
Mục lục bài viết
1. Luật Khiếu nại tố cáo là gì?
Khiếu nại là gì?
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình (Khoản 1 Điều 2
Luật khiếu nại là gì?
Luật tức là hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong một lĩnh vực nhất định. Từ đó có thể hiểu Luật Khiếu nại là hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực khiếu nại, trong hoạt động khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
Tố cáo là gì?
Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:
Luật tố cáo là hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực tố cáo, hoạt động tố cáo và giải quyết tố cáo.
– Luật Khiếu nại trong tiếng Anh là “Law on Complaints”
– Luật Tố cáo trong tiếng Anh là “Law on Denunciations”
2. Đối tượng điều chỉnh của Luật Khiếu nại tố cáo là gì?
2.1. Đối tượng điều chỉnh của Luật Khiếu nại:
Đối tượng điều chỉnh của Luật khiếu nại là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại bao gồm các quan hệ:
– Quan hệ giữa người khiếu nại và người bị khiếu nại;
– Quan hệ giữa người khiếu nại và người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại;
– Quan hệ giữa người giải quyết khiếu nại với người bị khiếu nại.
2.2. Đối tượng điều chỉnh của Luật Tố cáo:
Luật Tố cáo điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh do tố cáo và hoạt động giải quyết tố cáo, bao gồm:
– Quan hệ giữa người tố cáo và người bị tố cáo;
– Quan hệ giữa người tố cáo và người giải quyết tố cáo;
– Quan hệ giữa người giải quyết tố cáo với người bị tố cáo.
3. Nội dung chính của Luật khiếu nại, Luật tố cáo:
3.1. Nội dung chính của Luật Khiếu nại:
Nguyên tắc giải quyết khiếu nại đó chính là bảo đảm khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời.
Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại, của luật sư, trợ giúp viên pháp lý
– Theo Điều 12
– Quyền, nghĩa vụ của người bị khiếu nại: Đưa ra chứng cứ về tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại; được biết, đọc, sao chụp, sao chép các tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước; … nghĩa vụ tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại; chấp hành quyết định xác minh nội dung khiếu nại của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết khiếu nại; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, giải trình về tính hợp pháp, đúng đắn của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại;…
– Quyền, nghĩa vụ của người giải quyết khiếu nại: quyền yêu cầu người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ; Quyết định áp dụng, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp; … Nghĩa vụ tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;…
– Quyền, nghĩa vụ của Luật sư, trợ giúp viên pháp lý: Tham gia vào quá trình giải quyết khiếu nại theo đề nghị của người khiếu nại; Thực hiện các quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại khi được ủy quyền; Xác minh, thu thập chứng cứ có liên quan đến nội dung khiếu nại theo yêu cầu của người khiếu nại và cung cấp chứng cứ cho người giải quyết khiếu nại;….
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại thuộc về: Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương; Giám đốc sở và cấp tương đương; Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan ngang bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ; Bộ trưởng; Tổng thanh tra Chính phủ; Chánh thanh tra các cấp; Thủ tướng Chính phủ.
Hình thức khiếu nại việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.
Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại: Tiếp nhận đơn khiếu nại; Thụ lý giải quyết khiếu nại; Xác minh nội dung khiếu nại; Tổ chức đối thoại; Ra quyết định giải quyết khiếu nại và thi hành quyết định khiếu nại.
3.2. Nội dung chính của Luật Tố cáo:
Nguyên tắc giải quyết tố cáo gồm nguyên tắc giải quyết kịp thời, chính xác, khách quan, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định của pháp luật; và nguyên tắc giải quyết tố cáo phải bảo đảm an toàn cho người tố cáo; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo.
Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo, người bị tố cáo, người giải quyết tố cáo. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo như thực hiện quyền tố cáo; được bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác được khen thưởng, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;… nghĩa vụ cung cấp thông tin cá nhân; trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo
– Quyền, nghĩa vụ đối với người bị tố cáo: được thông báo về việc tố cáo; được giải trình, đưa ra chứng cứ để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật; được phục hồi danh dự, khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại, được xin lỗi, cải chính công khai khi việc tố cáo không đúng;… có nghĩa vụ giải trình về hành vi bị tố cáo; nghĩa vụ cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu,…
– Quyền, nghĩa vụ của người giải quyết tố cáo: quyền yêu cầu người tố cáo, người bị tố cáo đến làm việc, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo; tiến hành các biện pháp cần thiết để xác minh, thu thập thông tin, tài liệu làm căn cứ để giải quyết tố cáo; kết luận nội dung tố cáo; xử lý kết luận nội dung tố cáo theo thẩm quyền…. nghĩa vụ bảo đảm khách quan, trung thực, đúng pháp luật trong việc giải quyết tố cáo; áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết; không tiết lộ thông tin về việc giải quyết tố cáo;…
Thẩm quyền giải quyết tố cáo thuộc về Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Tổng cục trưởng, Cục trưởng và cấp tương đương thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ được phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức; Người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ; Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan ngang Bộ; Thủ tướng Chính phủ
Hình thức tố cáo gồm: tố cáo bằng đơn và tố cáo trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo gồm 4 bước: thụ lý tố cáo; xác minh nội dung tố cáo; kết luận nội dung tố cáo; xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo
Bảo vệ người tố cáo: việc bảo vệ người tố cáo nhằm bảo vệ, khuyến khích, động viên người dân dũng cảm đấu tranh chống lại các hành vi tham nhũng, tiêu cực, vi phạm pháp luật. Người được bảo vệ bao gồm: người tố cáo, vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo (Khoản 1 Điều 47
*Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật Tố cáo 2018.