Nạn nhân có vai trò quan trọng trọng việc nghiên cứu, phân tích và đánh giá tâm lý phạm tội. Nạn nhân có vai trò nhất định trong từng tình huống phạm tội cụ thể. Trong nhiều trường hợp, nạn nhân đóng vai trò là yêu tố thúc đẩy làm phát sinh tội phạm.
Mục lục bài viết
1. Nạn nhân là gì?
Nạn nhân là Cá nhân bị thiệt hại về thể chất, về tinh thần hoặc tài sản do hậu quả của một tai họa xã hội, thiên tai, địch họa, một xã hội bất công, phân biệt chủng tộc.
Nạn nhân của tội phạm là những cá nhân, tổ chức bị hành vi phạm tội trực tiếp xâm hại, gây ra những thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc các quyền, lợi ích hợp pháp khác.
Nạn nhân của tội phạm tiếng Anh là “ Victims of crime “
2. Đặc điểm của nạn nhân của tội phạm:
– Nạn nhân của tội phạm là cá nhân, tổ chức. Các cá nhân, tổ chức này tồn tại và hoạt động trong xã hội được Nhà nước bảo vệ. Là nạn nhân của tội phạm, cá nhân, tổ chức phải tồn tại vào thời điểm hành vi phạm tội xảy ra. Bởi vì, chỉ khi đó, hành vi phạm tội mới có thể gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức này.
+ Cá nhân là nạn nhân của tội phạm có thể là công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không có quốc tịch.
+ Tổ chức là nạn nhân của tội phạm phải là những tổ chức được thành lập hợp pháp (được Nhà nước thành lập hoặc cho phép thành lập). Pháp luật chỉ bảo vệ quyền lợi của những tổ chức hợp pháp. Những tổ chức hợp pháp là nạn nhân của tội phạm phải là những tổ chức còn tồn tại vào thời điểm xảy ra tội phạm.
+ Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là tổ chức đặc biệt, do đó, trong một số trường hợp, với tư cách là chủ sở hữu một số tài sản, Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam cũng có thể trở thành nạn nhân của một số tội xâm phạm tài sản như các tội phá hoại cơ sở vật chất – kĩ thuật của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam
– Nạn nhân của tội phạm là cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc các quyền, lợi ích hợp pháp khác.
+ Thiệt hại về thể chất là thiệt hại do các hành vi phạm tội gây ra cho tính mạng, sức khỏe của con người. Thiệt hại về vật chất là thiệt hại mà tội phạm gây ra cho tài sản của nạn nhân như tài sản bị chiếm đoạt, bị hủy hoại, bị chiếm dụng…
+ Thiệt hại về tinh thần là các thiệt hại do hành vi tội phạm gây ra xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của con người.
+ Thiệt hại về quyền, lợi ích hợp pháp khác là thiệt hại xâm hại đến việc thực hiện các quyền và lợi ích cơ bản của công dân theo quy định của pháp luật.
4. Nhân thân của nạn nhân?
Các đặc điểm nhân thân của nạn nhân gồm các đặc điểm về sinh học, xã hội, tâm lí. Cụ thể như đặc điểm sinh học thì nạn nhân thường rơi vào nhóm người chưa thành niên, người già, phụ nữ, … Đặc điểm xã hội thì dấu hiệu nghề nghiệp, vị trí xã hội, hoàn cảnh kinh kế của nạn nhân như giết người vì lý do công vụ của nạn nhân, khủng bố, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Về tâm lí thì sự dễ dãi, cả tin trong quan hệ xã hội, hám lợi tạo điều kiện cho các tội như lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm.
– Mối quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội: Quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội thường có 2 dạng đặc trưng: quen biết và phụ thuộc.
– quan hệ gia đình, huyết thống: Việt kiều gửi tiền về VN mua bất động sản -> đưa nhau gia tòa hay tình trạng xâm phạm tình dục trẻ em.
– quan hệ lệ thuộc: về vật chất, hoặc tinh thần (về công tác, tôn giáo, tín ngưỡng)
– quan hệ bạn bè quen biết, hàng xóm láng giềng.
Lưu ý: Không phải tội phạm nào cũng có khía cạnh nạn nhận.
Ví dụ: Các tội phạm xâm phạm kinh tế, an ninh quốc gia không thấy khía cạnh nạn nhân. Các tội phạm trong an toàn giao thông, người đi đường lạc tay lái tông vô người đi đường đi đúng lề đường, hoặc các tội phạm khủng bố.
5. Vai trò của nạn nhân trong cơ chế hình thành tội phạm?
Vai trò của nạn nhân của tội phạm được thể hiện qua xử sự của họ trong từng tình huống phạm tội cụ thể, ở quá trình người phạm tội đánh giá tình huống đó cũng như cân nhắc các đặc điểm nhân thân cùa nạn nhân trước khi quyết định thực hiện hành vi phạm tội cụ thế.
Khi đánh giá về vai trò của nạn nhân trong cơ chế hành vi phạm tội, sẽ có quan niệm sai lầm cho rằng, trong tất cả các vụ án hình sự, xuất phát từ việc nạn nhân có lỗi nên mới xảy ra hành vi phạm tội. Tuy nhiên, thực tế không phải tất cả nạn nhân đều có lỗi trong mọi tình huống. Trong một số trường hợp, vai trò của nạn nhân là nguyên nhân làm phát sinh hoặc thúc đầy tội phạm được thực hiện. Có thể nêu một sổ trường hợp làm phát sinh, thúc đẩy tội phạm được thực hiện có liên quan đến nạn nhân như:
+ Nạn nhân thiểu hiểu biết, nhận thức hạn chế;
+ Tính hám lợi hoặc tính phản trắc, bội bạc của nạn nhân;
+ Sự phô trương tài sản hoặc mất cảnh giác, sơ hở trong bảo vệ tài sản;
+ Sự dễ dãi hoặc quá tự tin với an ninh của bản thân;
+ Khả năng tự bảo vệ bản thân của nạn nhân còn hạn chế;
+ Nạn nhân có lối sống vô đạo đức hoặc có hành vi trái pháp luật.
Ví dụ:
– Nạn nhân đã có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng dối với người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội; hành vi này dã thúc đẩy người phạm tội rơi vào trạng thái tinh thần bị kích động mạnh dẫn đến người phạm tội có hành vị giết người.
– Những người do tham lam nên đã dễ dàng trở thành nạn nhân của vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
– Trưởng hợp có người do phô trương, khoe khoang tài sản quá mức nên đã trở thành nạn nhân của vụ cướp giật tài sản.
Nhìn nhận ở một khía cạnh khác, vai trò của nạn nhân của tội phạm có thể là hạn chế được phần nào tội phạm xảy ra trên thực tế. Cụ thề là nếu nạn nhân nâng cao ý thức cảnh giác, có ý thức bảo vệ tài sản cùa mình cũng như bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự nhân phẩm của bản thân thì điều này có thể đưa đến việc từ bỏ ý định phạm tội cũng như từ bỏ việc thực hiện hành vi phạm tội của người phạm tội.
Ví dụ:
– Hành vi luôn khóa kĩ nhà trước khi ra khỏi nhà sẽ hạn chế nguy cơ của tội trộm cắp tài sản
– Hành vi không đi một mình đến những nơi vắng vẻ sẽ hạn chế nguy cơ của một sô tội như cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản, tội hiếp dâm (nêu người đó là nữ giới)…
Trong trường hợp này, người phạm tội sẽ thây không có cơ hội hoặc khó có cơ hội để phạm tội, từ đó có thể từ bỏ ý định phạm tội, không thực hiện tội phạm nữa. Tuy nhiên, điều này chỉ cỏ tính chất tương đổi.
Trong một số trường hợp ngay cả khi một người luôn có ý thức bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản… của mình song vẫn có thể trở thành nạn nhân của tội phạm. Trường hợp này xảy ra khi người phạm tội ngoan cố, cố tình thực hiện tội phạm đến cùng hoặc trong trường hợp khác khi người phạm tội không quan tâm đến nạn nhân của tội phạm là ai mà chỉ muốn đạt được mục đích của mình, sẵn sàng bất chấp tất cả (trường hợp ngẫu nhiên trở thành nạn nhân của tội phạm).
Ví dụ:
– Tội khủng bố, bọn phạm tội đã đặt bom ở nhà ga, nơi tập trung nhiều người qua lại làm chết, bị thương rất nhiều hành khách cũng như hủy hoại tài sản của những người đó. Trường hợp này, nhiều người đã ngẫu nhiên trở thành nạn nhân của tội phạm, người phạm tội không quan tâm đến nạn nhân là ai, sẵn sàng giết chết hoặc làm bị thương thường dân bất kì để đạt được mục đích chính trị của mình.
6. Phân loại nạn nhân của tội phạm?
Xuất phát từ tính chất và đặc điểm phản ánh phẩm chất nhân thân có thể phân loại các thuộc tính cá nhân của nạn nhân thành các loại sau:
– Loại phổ quát: loại này liên quan đến những người chứa đựng những đặc điểm nhân thân tiềm ẩn tính dễ bị xâm hại cao đối với các loại tội phạm khác nhau.
– Loại lựa chọn: Loại này liên quan đến những người có những đặc điểm dễ bị xâm hại cao bởi những loại tội phạm nhất định ( VD : người giàu có , nhiều của cải ; ăn mặc khiêu gợi,… )
– Loại tình huống: nạn nhân của loại này chứa đựng những thuộc tính nạn nhân tiềm ẩn và trở thành nạn nhân chủ yếu là do sự quy tụ những yếu tố tình huống mà nạn nhân không thể vượt qua được sự nguy hiểm đó
– Loại ngẫu nhiên: Loại này là kết quả ngẫu nhiên của các hoàn cảnh ( người thực hiện tội phạm không có sự lựa chọn nạn nhân )
– Loại mang tính nghề nghiệp: thuộc tính của những nạn nhân này liên quan đến những đặc trưng khác nhau trong nghề nghiệp.
7. Nạn nhân đóng vai trò như thế nào trong việc xác định tội phạm ẩn?
Tội phạm ẩn là toàn bộ các tội phạm cụ thể thực tế đã xảy ra và số lượng người thực hiện các tội phạm đó chưa bị phát hiện và xử lý về hình sự, vì vậy nó không có trong thống kê hình sự. Tội phạm ẩn chia ra thành:
– Tội phạm ẩn khách quan là những tội phạm xảy ra trên thực tế nhưng vì lý do khách quan chưa được cơ quan chức năng phát hiện (vd như giết người giấu xác, không có nhân chứng).
– Tội phạm ẩn chủ quan là những tội phạm xảy ra mà cơ quan chức năng nắm được thông tin nhưng vì lý do nào đó mà không thụ lý hoặc đưa ra xét xử (ví dự như tội phạm xảy ra nhưng cơ quan chức năng đóng vai trò trung gian hòa giải, bồi thường cho hai bên, hoặc cơ quan chức năng được nhận hối lộ để không thụ lý vụ án).
Là đối tượng chịu thiệt hại trực tiếp từ tội phạm, nạn nhân là một nguồn quan trọng trong việc xác định tội phạm ẩn ( họ nắm giữ một lượng lớn thông tin về những tội phạm này). Để đưa tội phạm ẩn ra ánh sáng, cần có sự chủ động và tinh thần chống tội phạm của nạn nhân để từ đó họ khai báo ra những tội phạm ẩn chưa được phát hiện hay chưa được thụ lý. Việc điều tra tội phạm ẩn thông qua nạn nhân của tội phạm cũng góp phần quan trọng trong công tác dự báo và đấu tranh phòng ngừa tội phạm
Tuy vẫn mang những hạn chế như nạn nhân không tường thuật đúng sự thật do e ngại bị ảnh hưởng đến đời sống riêng tư, bị đe dọa hoặc do họ không tin tưởng các cơ quan chức năng song kết quả thu được cũng giúp các nhà tội phạm học đánh giá chính xác hơn về tội phạm ẩn cũng như nhận diện được rõ hơn bức tranh hiện thực về tội phạm – tình hình tội phạm.