Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội. Hình phạt được phân loại thành 2 nhóm: Hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Vậy những chế định liên quan đến việc chấp hành hình phạt của người bị kết án được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Chấp hành hình phạt là gì?
Chấp hành hình phạt là việc mà sau khi Tòa tuyên án người bị kết án có nghĩa vụ phải chấp hành các hình phạt được áp dụng với họ theo bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
Chấp hành hình phạt tên tiếng Anh là: “Penalty execution“.
2. Các quy định có liên quan đến chấp hành hình phạt:
Các quy định liên quan đến chấp hành hình phạt được quy định trong
– Thời hiệu thi hành bản án ( Điều 60 Bộ luật Hình sự )
– Miễn chấp hành hình phạt ( Điều 62 Bộ luật Hình sự )
– Giảm thời hạn chấp hành hình phạt ( Điều 63, Điều 64 Bộ luật Hình sự)
– Án treo ( Điều 65 Bộ luật Hình sự)
– Tha tù trước thời hạn có điều kiện ( Điều 66 Bộ luật Hình sự)
– Hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù ( Điều 67, Điều 68 Bộ luật Hình sự)
– Xóa án tích ( Các Điều 69, 70, 71, 72, 73 và 89 Bộ luật Hình sự)
2.1. Thời hiệu thi hành bản án:
Theo Điều 60
Thời hiệu thi hành bản án hình sự là thời hạn do Bộ luật Hình sự quy định mà khi hết thời hạn đó người bị kết án, pháp nhân thương mại bị kết án không phải chấp hành bản án đã tuyên.
Thời hiệu thi hành bản án được quy định tại Điều 60 Bộ luật Hình sự là thời hiệu thi hành bản án hình sự về quyết định hình phạt. Đối với các quyết định về bồi thường thiệt hại, án phí và các quyết định khác về tài sản thì việc xác định thời hiệu thi hành bản án được thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
Về nguyên tắc, bản án hình sự phải được thi hành ngay khi bản án có hiệu lực pháp luật nhằm mục đích trừng trị, giáo dục các đối tượng bị kết án, ngăn ngừa phạm tội mới. Trong thực tiễn, một số bản án có hiệu lực pháp luật đã không được thi hành vì những lý do nhất định như bị thất lạc, bị bỏ quên…
Thời hiệu thi hành bản án hình sự giới hạn thời gian của việc thi hành bản án, là thời hạn để có thể buộc các đối tượng bị kết án phải chấp hành bản án có hiệu lực pháp luật. Thời hạn này dài hay ngắn tùy thuộc vào đối tượng bị kết án và loại, mức hình phạt đã tuyên. Thời hiệu thi hành bản án hình sự được tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.
* Đối với người bị kết án, thời hiệu thi hành bản án hình sự là:
– 05 năm đối với các trường hợp xử phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc xử phạt tù từ 03 năm trở xuống;
– 10 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 03 năm đến 15 năm;
– 15 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 15 năm đến 30 năm;
– 20 năm đối với các trường hợp xử phạt tù chung thân hoặc tử hình.
Sau thời hạn nói trên, người bị kết án sẽ không bị buộc phải chấp hành bản án nếu trong thời hạn luật định người đó không phạm tội mới và không cố tình trốn tránh thi hành án cũng như không bị truy nã. Nếu không thỏa mãn các điều kiện này thì thời hiệu thi hành bản án được tính lại kể từ ngày người đó thực hiện hành vi phạm tội mới( Khoản 4 Điều 60 Bộ luật Hình sự) hoặc ngày người đó ra trình diện hoặc bị bắt giữ( Khoản 5 Điều 60 Bộ luật Hình sự).
* Đối với pháp nhân thương mại bị kết án, trong mọi trường hợp, thời hiệu để thi hành bản án hình sự được xác định là 5 năm. Trong thời hạn trên, nếu pháp nhân thương mại bị kết án lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì thời hiệu được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
2.2. Miễn chấp hành hình phạt:
Miễn chấp hành hình phạt là không buộc người bị kết án phải chấp hành toàn bộ hoặc phần còn lại của hình phạt đã tuyên. Người được miễn chấp hành hình phạt vẫn phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ dân sự do
Chế định miễn chấp hành hình phạt thể hiện chính sách nhân đạo đối với người bị kết án có hoàn cảnh đặc biệt và khuyến khích người bị kết án cố gắng lập công chuộc tội để được hưởng sự khoan hồng của Nhà nước.
Chế định miễn chấp hành hình phạt tại Điều 62 Bộ luật hình sự quy định điều kiện “được miễn” hoặc “có thể” được miễn chấp 66 hành hình phạt; miễn chấp hành toàn bộ hình phạt hoặc là miễn chấp hành phần còn lại của hình phạt đã tuyên.
* Miễn chấp hành hình phạt khi được đặc xá hoặc đại xá (Khoản 1 Điều 62 Bộ luật Hình sự ). Đặc xá là biện pháp khoan hồng của Nhà nước có nội dung là miễn chấp hành toàn bộ hoặc phần còn lại của hình phạt tù cho đích danh một phạm nhân nào đó hoặc cho những phạm nhân đã thỏa mãn những điều kiện nhất định nào đó. Đặc xá thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước và lệnh này hường được ban hành nhân dịp kỉ niệm những ngày lễ lớn hàng năm . Đại xá là biện pháp khoan hồng của Nhà nước có nội dung tha tội, thường là hoàn toàn và triệt để cho hàng loạt những người phạm những tội nhất định nào đó.
* Miễn chấp hành toàn bộ hình phạt đối với người bị phạt cải tạo không giam giữ và người bị phạt tù có thời hạn (Khoản 2, 3 Điều 62 Bộ luật hình sự). Theo quy định tại Khoản 2 Điều 62 Bộ luật hình sự, trường hợp người bị kết án cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn đến 03 năm chưa chấp hành hình phạt thì theo đề nghị của viện trưởng viện kiểm sát,
– Sau khi bị kết án đã lập công
– Mắc bệnh hiểm nghèo
– Chấp hành tốt pháp luật, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội.
* Miễn chấp hành phần hình phạt còn lại trong trường hợp đã được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt (Khoản 4 Điều 62 Bộ luật Hình sự) Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại trong trường hợp thỏa mãn các điều kiện sau:
– Người bị kết án phạt tù đến 03 năm;
– Được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù;
– Trong thời gian được tạm đình chỉ đã lập công hoặc chấp hành tốt pháp luật, hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội. Đây là trường hợp người phải chấp hành án có nhiều nỗ lực, cố gắng và đạt nhiều thành tích trong học tập, công tác chiến đấu được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
* Miễn chấp hành phần hình phạt tiền còn lại (Khoản 5 Điều 62 Bộ luật Hình sự)
Người bị kết án phạt tiền cũng có thể được Tòa án miễn chấp hành phần tiền phạt còn lại khi thuộc một trong hai trường hợp sau:
– Đã tích cực chấp hành được một phần hình phạt và không thể tiếp tục chấp hành được phần hình phạt còn lại do lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài vì thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc ốm đau;
– Đã tích cực chấp hành được một phần hình phạt và đã lập công lớn.
* Miễn chấp hành hình phạt bổ sung cấm cư trú hoặc quản chế( Khoản 6 Điều 62 Bộ luật Hình sự) đối với những trường hợp:
– Đã chấp hành được 1/2 thời hạn hình phạt
– Đã cải tạo tốt
– Có đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện nơi người đó chấp hành hình phạt.
2.3. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt:
Giảm thời hạn chấp hành hình phạt là rút ngắn một phần thời hạn chấp hành những hình phạt mà mức độ đo được bằng thời gian. Chế định này được quy định tại Điều 63 và Điều 64 Bộ luật Hình sự.
* Điều kiện để được xét giảm:
Người đang chấp hành hình phạt chính phải có đủ 4 điều kiện sau đây mới được xét giảm:
– Điều kiện về thời gian thực tế chấp hành hình phạt: Người bị kết án đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định. Thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là:
+ 1/3 thời hạn đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, hình phạt tù có thời hạn;
+ 12 năm đối với hình phạt tù chung thân. Trường hợp người bị kết án về nhiều tội trong đó có tội bị kết án phạt tù lần chung thân thì Tòa án chỉ xét giảm lần đầu sau khi đã chấp hành được 15 năm tù;
+ 1/2 mức hình phạt chung đối với người đã được giảm một phần hình phạt mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới ít nghiêm trọng do cố ý.
+ 2/3 mức hình phạt chung đối với người đã được giảm hoặc một phần hình phạt mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, trong trường hợp hình phạt chung là tù chung thân thì Tòa án chỉ xét giảm lần đầu sau khi người đó đã chấp hành 15 năm tù.
+ 25 năm đối với người bị kết án tử hình được ân giảm hoặc người bị kết án tử hình thuộc trường hợp quy định tại Điểm b hoặc Điểm c Khoản 3 Điều 40 Bộ luật Hình sự.
*Mức giảm
Bộ luật Hình sự không quy định mức giảm cụ thể trong mỗi lần xét giảm mà chỉ quy định chung một người có thể được giảm nhiều lần và phải đảm bảo chấp hành được l/2 mức hình phạt đã tuyên, nghĩa là mức hình phạt được giảm của các lần cộng lại không được vượt quá 1/2 mức hình phạt đã tuyên. Theo văn bản hướng dẫn áp dụng quy định này, đối với người bị kết án phạt tù từ 30 năm trở xuống thì mỗi lần có thể được giảm từ 3 tháng đến 3 năm. Những trường hợp giảm đến 3 năm phải là những người bị kết án có thành tích đặc biệt.
Người bị kết án tù chung thân lần đầu được giảm xuống 30 năm tù và dù được giảm nhiều lần cũng phải đảm bảo thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là 20 năm ( Khoản 2 Điều 63 Bộ luật Hình sự)
Đối với người bị kết án tử hình được ân giảm hoặc người bị kết án tử hình thuộc trường hợp quy định tại Điểm b hoặc Điểm c Khoản 3 Điều 40 của Bộ luật này thì thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là 25 năm và dù được giảm nhiều lần nhưng vẫn phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là 30 năm.
2.4. Án treo:
Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự.
* Về mức hình phạt tù:
Những người bị tòa án phạt tù không quá 03 năm, không kể tội đã phạm là tội gì và đều có thể được xem xét cho hưởng án treo.
* Về nhân thân người phạm tội.
Người được hưởng án treo phải là người có nhân thân tốt.
* Có nhiều tình tiết giảm nhẹ:
– Không có tình tiết tăng nặng TNHS quy định tại Khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự và có từ 2 tình tiết giảm nhẹn TNHS trở lên trong đó ít nhất 01 tình tiết được ghi nhận tại Khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự
– Nếu có tình tiết tăng nặng TNHS thì phải có từ 03 tình tiết giảm nhẹ TNHS trở lên trong đó ít nhất 02tình tiết được ghi nhận tại Khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự
* Thời gian thử thách của án treo:
Tòa án ấn định thời gian thử thách từ 01 đến 05 năm cho người được hưởng án treo.
2.5. Tha tù trước thời hạn có điều kiện:
Tha tù trước thời hạn có điều kiện được hiểu là biện pháp miễn chấp hành có điều kiện thời hạn còn lại của hình phạt tù đã tuyên. Với biện pháp này người đang chấp hành hình phạt tù được trao cơ hội chấp hành hình phạt tại cộng đồng với sự giúp đỡ và giám sát của gia đình, cơ quan, đoàn thể xã hội.
Điều kiện và thời hạn thử thách xét tha tù trước thời hạn được quy định tại Điều 66 Bộ luật Hình sự
2.6. Xóa án tích:
Xóa án tích là xóa bỏ việc mang án tích, là sự công nhận coi như chưa bị kết án đối với người trước đó đã bị tòa án xét xử, kết tội. Quy định này xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo của luật hình sự Việt Nam và nhằm khuyến khích những người bị kết án chấp hành nghiêm chỉnh bản án và tuân thủ pháp luật.
Lưu ý Điểm mới trong quy định của Bộ luật Hình sự 2015 là án tích và xóa án tích không được đăt ra ở hai trường hợp sau:
– Người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng.
– Người được miễn hình phạt
Khoản 2 Điều 69 Bộ luật Hình sự quy định: ” Người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và người được miễn hình phạt không bị coi là có án tích.”
– Bộ luật Hình sự quy định các trường hợp xóa án tích sau đây:
+ Đương nhiên xóa án tích ( Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017)
+ Xóa án tích theo quyết định của Tòa án ( Điều 71 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017)
+ Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt( Điều 72 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017)
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Bộ luật hình sự 2015.