Tổng biên tập là vị trí có vai trò quan trọng trong lĩnh vực báo trí, để trở thành một tổng biên tập, bạn không chỉ cần bản lĩnh viết lách mà còn cần những kỹ năng trong công tác quản lý, điều hành. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin về vị trí tổng biên tập này
Mục lục bài viết
1. Tổng biên tập là gì?
Theo Từ điển Tiếng Việt “Biên tập là biên soạn, góp ý kiến với tác giả, kiểm tra những sai sót của bản thảo tài liệu, đưa đi xuất bản”. Nói một cách chính xác, biên tập viên không phải là một nghề mà là một vị trí công việc, xuất hiện trong các lĩnh vực như Báo chí, Truyền hình, Xuất bản… Đây thường là vị trí yêu cầu nhiều năm kinh nghiệm, đòi hỏi kiến thức, kỹ năng chuyên sâu của người làm bởi những người biên tập chính là người nâng cao chất lượng, đảm bảo tính chính xác của các bản thảo văn học, bài viết của phóng viên hoặc chỉnh sửa kịch bản cho các chương trình truyền hình.
Theo tổng hợp những thuật ngữ của Dương Gia, Biên tập viên là người làm nhiệm vụ phê duyệt lại những bài viết của người khác, xem nội dung họ viết đã phù hợp chưa, cách trình bày thứ tự của nội dung đã hợp lý chưa, cấu trúc ngữ pháp tiếng Việt trong câu đã đúng chưa, nội dung đã đi đúng theo hướng mà cơ quan đề ra chưa. Biên tập viên là chức danh chung để chỉ các bạn đang làm ở các vị trí như: biên tập viên sách, biên tập viên báo chí, biên tập viên truyền hình, biên tập viên phim ảnh, biên tập viên radio,… Ở mỗi một nghề nghiệp cụ thể đòi hỏi người biên tập viên phải có những kỹ năng nghề nghiệp phù hợp với vị trí biên tập viên của ngành nghề đó. Điều chung của họ là những người có kiến thức sâu rộng để có thể biên tập lại những gì mà người khác đã làm theo hướng tốt nhất.
Qua đó, có thể rút ra Tổng biên tập là người mà sẽ đảm đương nhiệm vụ, chức trách của một người đứng đầu trong phạm vi của một tờ báo, tờ tạp chí hay đừng đầu của một ấn phẩm nào đó. Người tổng biên tập sẽ chịu mọi trách nhiệm liên quan đến mặt chính trị cùng tất cả mọi hoạt động trong một nhà xuất bản, một toàn soạn báo hay là một tạp chí. Không chỉ vậy, trong phân công nhiệm vụ, người tổng biên tập còn xây dựng các kế hoạch và thực thi nó, giám sát chặt chữ tất cả các nội dung, hình ảnh và hình thức của một tờ báo. Trong mối quan hệ nghề nghiệp, có thể coi tổng biên tập chính là người trợ thủ đắc lực của tổng giám đốc để lập ra các kế hoạch và thực hiện kế hoạch đó trong toàn bộ đơn vị công tác.
Điều 23
Trong tiếng Anh, thuật ngữ Tổng biên tập được gọi là: “Editorial director”
2. Đặc trưng của nghề Tổng biên tập:
Vị trí tổng biên tập giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình vận hành một tòa soạn hay một nhà xuất bản. Chính vì thế, đã có không ít ý kiến bàn luận sâu hơn về vị trí này kèm theo các cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn của nó. Trong một bài tham luận “Tổng biên tập, họ là ai?” được đưa ra bởi ông Bandhit Rajavatanadhanin – một cựu nhà báo Thái Lan, cũng là người đã có công rất lớn trong việc kết nối các mối quan hệ báo chí giữa Việt Nam và Thái Lan. Theo lý luận của ông, tổng Biên tập chính là người cai quản, coi sóc, chỉ huy, nói ví von hơn thì họ chính là linh hồn thoát thai trong một ấn phẩm báo chí và có trách nhiệm đối với toàn bộ mọi thứ liên quan như xu hướng chính trị, hình thức, nội dung … Hơn hết, vị cựu nhà báo này còn tự tin khẳng định rằng tổng biên tập có quyền quyết định tất cả mọi nội dung sẽ được trình bày trong mỗi một ấn phẩm, nói chung tổng biên tập là một người như thế nào thì đồng nghĩa ấn phẩm sẽ mang theo phong thái ấy.
Luật báo chí tại Việt Nam nói rằng, Tổng biên tập chính là những người đứng đầu, có quyền lớn nhất ở tòa báo. Hành trình trở thành một tổng biên tập được đo bằng quãng đời làm một nhà báo giỏi. Họ vừa thực hiện những nhiệm vụ của một người viết báo lại đồng thời làm người phụ trách và quản trị báo và cả tòa soạn.
Đích thị Tổng biên tập chính là một nghề đầy tính nghệ thuật, có thể giúp cho người đảm đương có thể phát huy được hết thảy tài năng của bản thân trong cuộc đời làm nghề của mình. Họ phải vận dụng được nghệ thuật quản lý trên nền tảng của một kỹ năng làm báo giói. Không làm báo giỏi át không thể quản trị tòa báo tốt, đây vốn là quy luật bất thành văn của con đường bước đến vị trí Tổng Biên tập. Có đứng vào vị trí này người ta mới tỏ, cái nghề phải làm báo giỏi, viết báo tốt, nhất là phải có thể hành bút tốt ở các thể loại thuộc trường phái lý luận như nghị luận, bình luận. Tự bản thân họ hiểu rõ nhất, tổng biên tập hay chăng chính là sự kết hợp hài hòa của hai yếu tố: làm báo và quản lý. Tất cả các “mặt trận” này họ đều hoàn thành một cách xuất sắc nhiệm vụ của mình.
3. Chức năng, nhiệm vụ của người đứng đầu tòa soạn báo:
a) Tiêu chuẩn bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí
Điều 23 Luật Báo chí năm 2016 có quy định như sau:
– Là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;
– Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên. Người đứng đầu cơ quan báo chí thuộc các tổ chức tôn giáo không áp dụng tiêu chuẩn này;
– Có thẻ nhà báo còn hiệu lực. Người đứng đầu cơ quan báo chí thuộc các tổ chức tôn giáo, tạp chí khoa học không áp dụng tiêu chuẩn này;
– Có phẩm chất đạo đức tốt; không trong thời gian thi hành hình thức kỷ luật từ khiển trách trở lên theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức và pháp luật về lao động.
b) Chức năng nhiệm vụ người đứng đầu cơ quan báo chí
Điều 24 Luật Báo chí năm 2016 có quy định về nhiệm vụ quyền hạn của người đứng đầu cơ quan báo chí như sau:
– Chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản báo chí và trước pháp luật về mọi hoạt động của cơ quan báo chí trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
– Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của cơ quan báo chí.
– Phê duyệt kết cấu nội dung ấn phẩm; kênh, chương trình phát thanh, truyền hình; báo, chuyên trang của báo điện tử.
– Chỉ đạo thực hiện đúng tôn chỉ, Mục đích và các quy định ghi trong giấy phép.
– Quản lý nhân sự, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà báo, phóng viên, nhân viên; quản lý tài sản, cơ sở vật chất của cơ quan báo chí.
– Không được đảm nhiệm chức danh người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan báo chí khác.
Cụ thể hơn, dựa vào những tiêu chí trên, trong vai trò của người đứng đầu có quyền hành cao nhất của một tòa soạn thì người Tổng Biên tập cần thực hiện tốt ba nhiệm vụ quan trọng sau đây:
Thứ nhất, quản lý tờ báo, tham gia các công việc biên tập: Để quản lý tốt một tờ báo trong trách nhiệm của mình, họ sẽ tập hợp một đội ngũ nghiêm chính với những nhân tố làm báo tài năng. Trong quá trình làm việc, bản thân họ phải luôn giữ nghiêm kỷ luật, thực hiện tuân thủ đúng kế hoạch đã xây dựng, luôn nêu cao tính tự giác của các thành viên trong đội ngũ làm báo để nhằm đảm bảo không làm mất đi khả năng sáng tạo của họ. Cùng với đó người tổng biên tập phải là người có lập trường rõ ràng, có dũng khí và tinh thần chiến đấu cao để có thể đương đầu dẫn dắt các bài báo mang tính chiến đấu chống tham những, chống lại mọi thói xấu hay các vấn đề tiêu cực trong xã hội và trong cả bộ máy chính trị.
Thứ hai, duyệt bài và làm tốt nhiệm vụ biên tập: Khi thực hiện nhiệm vụ duyệt bài và biên tập nội dung, Tổng Biên tập cần phải nêu cao tinh thần tôn trọng đối với phong cách của những nhà báo, không nên biên tập quá nhiều hay thô bạo vì việc này sẽ khiến cho phong cách riêng của các phóng viên, nhà báo bị mai một đi và không còn “tinh thần” của họ trong bài viết sau biên tập nữa, thậm chí còn không thể hiện được ý diễn đạt ban đầu của chính người viết.
Thứ ba, lo nhiệm vụ kinh tế báo chí: Đưa nghề báo vào bối cảnh hiện thời, có thể thấy rằng vị trí Tổng biên tập cũng tương đương với vai trò của một người giám đốc, người thủ lĩnh vực một doanh nghiệp. Đã là như thế thì kinh tế cũng là một mục tiêu phát triển của tòa báo. Mặc dù ở tòa soạn nào thì người Tổng biên tập cũng đã có một trợ thủ thay mình quản lý các vấn đề kinh tế – tài chính cho tòa soạn, chính là Phó Tổng Biên tập thì nhưng chắc chắn bản thân người Tổng Biên tập đó không được đứng bên lề nhiệm vụ này, phải làm tốt vai trò quán xuyến và lo toan, cũng sẽ là người đứng ra chịu trách nhiệm cuối cùng.
Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết:
– Luật báo chí năm 2016.