Với vai trò nòng cốt, lực lượng công an đã đề xuất cấp ủy, chính quyền các cấp nhiều chủ trương, giải pháp tăng cường bảo đảm an ninh trong tôn giáo. Việc xác định rõ an ninh tôn giáo là gì và những khó khăn trong công tác đảm bảo an ninh tôn giáo giúp các cơ quan chức năng thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ được bàn giao.
Mục lục bài viết
1. An ninh tôn giáo là gì?
Tín ngưỡng, tôn giáo là một hiện tượng xã hội, văn hoá, đạo đức, tâm linh đã ra đời và tồn tại lâu dài trong lịch sử của xã hội loài người; đã ăn sâu vào đời sống của một bộ phận nhân dân trong nhiều quốc gia, dân tộc, trở thành một bộ phận của nền văn hoá các quốc gia, dân tộc khác nhau và có mối liên hệ quốc tế đa chiều, đa dạng…Trải qua những biến cố lịch sử, cùng với những biến động sâu sắc của các lĩnh vực trong đời sống xã hội, tôn giáo vẫn tồn tại trong các quốc gia, các dân tộc với những hình thức phong phú và luôn tác động đến đời sống con người trên nhiều phương diện, trong đó có khía cạnh an ninh, quốc phòng.
Việt Nam có chính sách nhất quán là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân; các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Không được phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo hay vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Không được lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hoà bình, độc lập, thống nhất đất nước; kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh, tuyên truyền trái với pháp luật, chính sách của Nhà nước; chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo; gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác. Điều đó đã quy định rõ trong Hiến pháp và pháp luật của nước ta.
An ninh tôn giáo là một trong những nhiệm vụ nòng cốt, mang ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần đảm bảo an ninh quốc gia, an toàn xã hội. Quốc phòng-an ninh là vấn đề hệ trọng đối với mọi quốc gia độc lập, có chủ quyền. Ngày nay, với đường lối đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, Đảng và Nhà nước ta sẽ qui tụ được mọi tầng lớp nhân dân, các chính giới, các tôn giáo, các thành phần kinh tế-xã hội đoàn kết, phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, từng bước phát triển kinh tế-xã hội của từng địa phương và cả nước, mang lại quyền lợi thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho các tầng lớp nhân dân. Thực hiện tốt chính sách các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, phát triển sản xuất hàng hóa, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, xóa đói, giảm nghèo, mở mang dân trí, giữ gìn, làm giàu và phát huy bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; thực hiện công bằng xã hội giữa các dân tộc, giữa miền núi và miền xuôi đặc biệt quan tâm vùng gặp nhiều khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.
An ninh tôn giáo trong tiếng Anh được hiểu là Religious security.
Đảm bảo an ninh tôn giáo được xác định là một trong những mặt công tác trọng tâm, thường xuyên, được Công an tỉnh và các ngành, các cấp quan tâm, nhằm góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Xác định tôn giáo là vấn đề tư tưởng, là tình cảm, niềm tin của quần chúng tín đồ nên công tác tuyên truyền, vận động được Phòng An ninh đối nội đặc biệt quan tâm, chú trọng. Trong đó, tập trung tranh thủ đội ngũ chức sắc, người có uy tín trong các tôn giáo, góp phần đẩy mạnh tuyên truyền các chính sách pháp luật, tôn giáo, đại đoàn kết dân tộc tới đồng bào các tôn giáo.
Với vai trò nòng cốt, lực lượng công an đã quán triệt sâu sắc đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác tôn giáo; không ngừng đổi mới tư duy, chú trọng công tác nắm tình hình, chủ động phối hợp tham mưu với Đảng, Nhà nước, đề xuất cấp ủy, chính quyền các cấp nhiều chủ trương, giải pháp tăng cường bảo đảm an ninh trong tôn giáo; đấu tranh làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch, phản động lợi dụng vấn đề tôn giáo kích động chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, gây rối trật tự xã hội, xâm phạm an ninh quốc gia.
2. Những khó khăn trong công tác an ninh tôn giáo:
Thực tiễn cho thấy, các thế lực thù địch lợi dụng hoạt động tôn giáo, vấn đề tôn giáo để chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị – xã hội là vì họ còn có những môi trường, điều kiện nhất định. Môi trường, điều kiện đó xuất phát từ tính chất nhạy cảm của tôn giáo, từ những phức tạp trong hoạt động của các tôn giáo, cũng như hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên lĩnh vực này của các cơ quan chức năng. Do đó, làm tốt công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những phương pháp hữu hiệu để tạo lòng tin của giáo dân đối với chính quyền và đường lối, chính sách về tôn giáo của Đảng, Nhà nước; thu hẹp mưu đồ lợi dụng tôn giáo để hoạt động chống phá.
Những năm gần đây, nhiều hiện tượng mê tín dị đoan cũng như hoạt động truyền đạo trái pháp luật có xu hướng gia tăng, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, biên giới. Tình trạng các tôn giáo lạ đang thâm nhập và phát triển ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp. Nguy hiểm hơn, một số phần tử xấu đội lốt tôn giáo đã gieo rắc vào nhận thức của đồng bào những điều sai trái. Họ lừa mị, tuyên truyền xuyên tạc bóp mép chính sách tôn giáo, dân tộc của Đảng, Nhà nước ta, hòng làm cho đồng bào bỏ những phong tục, tín ngưỡng truyền thống, bỏ việc thờ cúng ông bà, tổ tiên để theo đạo mới. Họ xúi giục đồng bào bỏ cả bản làng, nhà cửa, ruộng nương để đến “vùng đất hứa”, tạo ra làn
Từ thực tế điều tra và những chứng cứ thu được của các cơ quan chức năng cho thấy, một số tổ chức phản động đội lốt tôn giáo đã thâm nhập sâu vào các địa bàn miền núi, biên giới, lấy cớ truyền đạo, ngấm ngầm tuyên truyền, tán phát tài liệu phản động, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước nói chung và chính sách dân tộc, tôn giáo nói riêng. Chúng dùng nhiều thủ đoạn tinh vi, xúi giục, kích động, lôi kéo đồng bào theo đạo mới gây bạo loạn chính trị, làm mất ổn định trong vùng, chia rẽ khối đoàn kết cộng đồng các dân tộc, tôn giáo. Mặt khác, tổ chức “Tin lành Đề ga” cấu kết với các tổ chức phản động trong và ngoài nước tổ chức móc lối, nuôi dưỡng lực lượng ngầm, lôi kéo một số đồng bào dân tộc thiểu số và tàn quân FULRO vượt biên trái phép sang Cam-pu-chia lập ra những trại tị nạn để tập hợp lực lượng chống đối, chờ thời cơ đưa trở lại Việt Nam để chống phá Nhà nước ta.
3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác an ninh tôn giáo:
Để làm tốt hơn nữa công tác tôn giáo, thời gian tới các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị-xã hội ở địa phương, chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Một là, các cấp uỷ, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể tiếp tục quán triệt, triển khai trong cán bộ, Nhân dân nói chung, đồng bào có tín ngưỡng tôn giáo nói riêng về việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về công tác tôn giáo. Các ngành, các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân trong vùng giáo nắm và thực hiện tốt Luật Tín ngưỡng tôn giáo và các văn bản pháp luật có liên quan.
Hai là, tập trung nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm, trách nhiệm của hệ thống chính trị và toàn xã hội các địa phương đối với công tác tôn giáo. Để làm tốt vấn đề này đòi hỏi các cấp uỷ Đảng, chính quyền cần thực sự quan tâm, lãnh đạo việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với các tôn giáo một cách đồng bộ, có tính thống nhất cao; cần phân định rõ vai trò lãnh đạo của Đảng, công tác quản lý nhà nước của chính quyền và không ngừng phát huy vai trò vận động của Mặt trận và các đoàn thể chính trị-xã hội trong việc động viên đồng bào có đạo tham gia thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước.
Cần nhận thức một cách sâu sắc về nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng, thông qua công tác vận động nhằm giúp đồng bào các tôn giáo phát huy những ưu điểm, khắc phục tồn tại, giữ gìn và phát huy những truyền thống văn hóa của dân tộc, tôn vinh những người có công với Tổ quốc, với Nhân dân, đồng thời chủ động đấu tranh chống lại các hoạt động lợi dụng tự do tín ngưỡng tôn giáo để hành nghề mê tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, lợi dụng, kích động chia rẽ Nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ lương- giáo, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia.
Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền và vận động các tín đồ nêu tinh thần cảnh giác, đấu tranh làm thất bại âm mưu lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch nhằm chống phá cách mạng và chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Vận động các tín đồ thực hiện tốt các đường hướng hành đạo tiến bộ, gắn bó giữa đạo và đời, phát huy những nét đẹp truyền thống, những yếu tố tích cực, những điểm tương đồng trong các tôn giáo. Thực hiện tốt công tác chỉ đạo đấu tranh, ngăn chặn đối với các tà đạo, các hoạt động mê tín dị đoan.
Ba là, tiếp tục quan tâm phát triển đời sống của vùng đồng bào có đạo, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; kêu gọi đầu tư và tăng cường thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, nâng cao dân trí; tăng cường củng cố hệ thống chính trị, động viên quần chúng tôn giáo sống “tốt đời đẹp đạo”, tích cực tham gia các phong trào cách mạng, các hoạt động từ thiện nhân đạo. Giải quyết kịp thời những đề nghị chính đáng, hợp pháp của tổ chức, cá nhân tín đồ các tôn giáo, không để xảy ra các sự việc phức tạp liên quan đến tôn giáo.
Kết luận: Nhà nước ta bên cạnh việc tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, cũng nghiêm cấm mọi hoạt động lợi dụng vấn đề tôn giáo để vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và công dân. Bất kỳ ai, nếu vi phạm pháp luật dù với bất cứ lý do gì đều sẽ bị xử lý nghiêm minh theo đúng pháp luật.