Để tham gia vào các quan hệ xã hội nói chung và quan hệ dận sự nói riêng, cá nhân phải có đầy đủ tư cách chủ thể bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Cùng tìm hiểu quy định về người mất năng lực hành vi dân sự mới nhất qua bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Mất năng lực hành vi dân sự là gì?
Trước hết, cần hiểu năng lực hành vi dân sự là gì? Điều 19
Việc xác định năng lực hành vi của cá nhân là không giống nhau, những cá nhân khác nhau có nhận thức khác nhau về hành vi và hậu quả của hành vi mà họ thực hiện. Việc nhận thức và làm chủ hành vi của cá nhân phụ thuộc vào ý chí và lí trí của cá nhân đó. Mức độ năng lực hành vi dan sự của cá nhân được chia thành 3 cấp độ: Năng lực hành vi đầy đủ; Năng lực hành vi một phần; Mất năng lực hành vi dân sự và hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Vậy, “mất năng lực hành vi dân sự” là gì?
Xét theo khái niệm thông thường, “mất” là thuật ngữ dùng để chỉ nhưng sự vật, hiện tượng đang tồn tại nhưng sau đó không còn sự vật, hiện tượng đó nữa. Như vậy, có thể hiểu mất năng lực hành vi dân sự là việc một cá nhân không còn khả năng tự mình thực hiện quyền và nghĩa vụ. Một người được xác định là mất năng lực hành vi dân sự rõ nhất là khi cá nhân đó chết hoặc
2. Quy định về người mất năng lực hành vi dân sự:
Theo Điều 22,
“1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.”
– Từ quy định trên, cơ sở xác định một người bị mất năng lực hành vi dân sự phải đảm bảo các điều kiện sau:
Thứ nhất, người đó phải mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi.
Thứ hai, phải có yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan với người đó, hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan yêu cầu Tòa án tuyên bố người bị mắc bênh nói trên là mất năng lực hành vi dân sự. Yêu cầu này được giải quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Thứ ba, căn cứ để tòa án ra quyết định là kết luận của tổ chức giám định pháp y tâm thần về việc người bị yêu cầu đã mắc bệnh đến mức không thể nhận thức và làm chủ hành vi của mình. Tòa án tiến hành trưng cầu giám định pháp y tâm thần sau khi có đơn yêu cầu của đương sự, chi phí cho việc trưng cầu giám định do người yêu cầu chịu. Việc giám định phải do tổ chức có chuyên môn là tổ chức giám định pháp y tâm thần mà không phải một tổ chức nào khác như cơ sở y tế hay phòng khám tư nhân, để đảm bảo rằng kết quả giám định là hoàn toàn chính xác và đảm bảo khách quan.
Như vậy, không phải bất cứ ai bị bệnh tâm thần và có dấu hiệu mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi cũng được xem là người bị mất năng lực hành vi dân sự. Một người chỉ được coi là mất năng lực hành vi dân sự khi được Tòa án xác định và tuyên bố. Quy định về người mất năng lực hành vi dân sự nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ, tránh tình trạng có sự lợi dụng, lôi kéo từ các chủ thể khác trong việc bắt họ phải thực hiện các giao dịch có lợi cho cá nhân.
3. Người mất năng lực hành vi dân sự sẽ có những người giám hộ đương nhiên:
Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ; trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ; Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ. Nếu người mất năng lực hành vi dân sự không có người giám hộ đương nhiên thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được giám hộ cư trú sẽ có trách nhiệm cử người giám hộ, nếu có tranh chấp người giám hộ thì Tòa án chỉ định.
Quy định của pháp luật cũng như thực tế cho thấy, các giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự do người đại diện xác lập thực hiện như:
– Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người mất năng lực hành vi dân sự phải được người đại diện theo pháp luật của người này đồng ý theo quy định của Bộ luật dân sự, luật khác có liên quan hoặc theo quyết định của Tòa án (Khoản 2, Điều 25 Bộ luật dân sự 2015).
– Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ.
Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ. (khoản 1 điều 59 Bộ luật dân sự 2015)
– Khi giao dịch dân sự do người mất năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này. Giao dịch dân sự của người quy định tại khoản 1 Điều này không bị vô hiệu trong trường hợp sau đây:
a) Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó;
b) Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người mất năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ;
c) Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã khôi phục năng lực hành vi dân sự. (Điều 125, Bộ luật dân sự 2015)
4. Người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại:
– Người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường. (điều 586, Bộ luật dân sự 2015).
– Người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong thời gian bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý thì bệnh viện, pháp nhân khác phải bồi thường thiệt hại xảy ra. Trường học, bệnh viện, pháp nhân khác không phải bồi thường nếu chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý; trong trường hợp này, cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự phải bồi thường.( điều 599, Bộ luận dân sự 2015).
Như vậy, một người chỉ bị coi là mất năng lực hành vi dân sự nếu được Tòa án tuyên bố, và người này sẽ không được tham gia hầu hết các giao dịch dân sự, trừ các giao dịch phục vụ nhu cầu thiết yêu hằng ngày hoặc trong một số trường hợp khác. Họ bị hạn chế một số quyền trong đời sống như quyền trong tố tụng, quyền làm chứng đối với di chúc, quyền giao dịch dân sự,… bởi những quyền này có sự ảnh hưởng nhất định với bên còn lại của quan hệ dân sự, nhưng bù lại, người mất năng lực dân sự sẽ có một số quyền đặc biệt như quyền được chăm sóc, đảm bảo chữa trị, quyền được quản lý tài sản, quyền được đại diện,.. của người dám hộ, làm thế nào để quyền và lợi ích hợp pháp của họ không bị xâm hại.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
Bộ luật dân sự 2015.