Để tạo sự liên kết giữa nhà giáo thỉnh giảng với cơ sở thỉnh giảng thì cần có một văn bản đó chính là hợp đồng thỉnh giảng. Vậy Hợp đồng thỉnh giảng là gì? Quy định về hợp đồng này như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thỉnh giảng là gì?
Khái niệm thỉnh giảng đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tại điều 2 của thông tư số 44/2011/TT-BGDĐT:
Thỉnh giảng là việc cơ sở giáo dục mời nhà giáo hoặc người có đủ tiêu chuẩn của nhà giáo được quy định tại Điều 5 Quy định này đến:
– Giảng dạy các môn học, học phần được quy định trong chương trình giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp và đại học;
– Giảng dạy các chuyên đề;
– Hướng dẫn, tham gia chấm, hội đồng chấm đồ án, khóa luận tốt nghiệp; hướng dẫn, tham gia hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
– Hướng dẫn thí nghiệm, thực hành, thực tập theo các chương trình giáo dục;
– Tham gia xây dựng và phát triển chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, sách tham khảo.
– Các hoạt động quy định tại các Điểm b, c, d Khoản 1 Điều này được tính, quy đổi thành giờ thỉnh giảng.
– Cơ sở giáo dục nói tại Khoản 1 Điều này được gọi là cơ sở thỉnh giảng.
– Người thực hiện hoạt động nói tại Khoản 1 Điều này tại cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục trung cấp chuyên nghiệp gọi là giáo viên thỉnh giảng, tại cơ sở giáo dục đại học gọi là giảng viên thỉnh giảng. Giáo viên thỉnh giảng, giảng viên thỉnh giảng gọi chung là nhà giáo thỉnh giảng.
Như vậy, khi các cơ sở giáo dục có nhu cầu tăng cường số lượng giáo viên giảng dạy có thể mời những giảng viên từ những cơ sở giáo dục khác hay những người có đủ tiêu chuẩn nhà giáo về để giảng dạy một số môn trong cơ sở giáo dục của mình thì sẽ được gọi là thỉnh giảng. Người được mới đến giảng dạy có thể gọi là giáo viên thỉnh giảng, giảng viên thỉnh giảng tùy thuộc vào cơ sở mời nhưng đều gọi chung là nhà giáo thỉnh giảng.. Những công việc mà nhà giáo thỉnh giảng thực hiện đã được quy định rõ tại Khoản 1, điều 2 của thông tư này.
Mục đích của việc thỉnh giảng:
Nhờ vào việc thỉnh giảng mà các cơ sở giáo dục sẽ thu hút được rất nhiều những giáo viên, giảng viên giỏi như thế sẽ nâng cao được chất lượng giảng dạy trong cơ sở giáo dục
Ngoài ra khi mà thỉnh giảng được các giáo viên, giảng viên ở bên ngoài sẽ giúp các giáo viên, giảng viên cơ hữu có thời gian trau dồi bản thân, nâng cao kỹ năng giảng dạy của bản thân. Đồng thời có thêm thời gian tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, tham gia các cuộc thi liên quan đến ngành mà mình giảng dạy.
Việc thỉnh giảng này cũng giúp cho học sinh, sinh viên trong cơ sở giáo dục có cơ hội tiếp xúc với những phương pháp giảng dạy khác và mới hơn. Từ đó sẽ nâng cao được khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh, sinh viên.
2. Tiêu chuẩn đối với nhà giáo thỉnh giảng:
Đối với tiêu chuẩn của nhà giáo thỉnh giảng cũng được quy định rất rõ ràng trong điều 5 thông tư số 44/2011/TT-BGDĐT:
1. Đối với việc giảng dạy các môn học, các chuyên đề được quy định trong chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục trung cấp chuyên nghiệp, giáo dục đại học và giáo dục thường xuyên để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân, nhà giáo thỉnh giảng phải đảm bảo các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2 Điều 70 Luật Giáo dục; giáo viên thỉnh giảng là giáo viên trong biên chế, giáo viên cơ hữu của cơ sở giáo dục mầm non hoặc cơ sở giáo dục phổ thông thì phải đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên của cấp học mà nhà giáo đó thỉnh giảng.
2. Đối với việc giảng dạy các chuyên đề không có trong chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục trung cấp chuyên nghiệp, giáo dục đại học và giáo dục thường xuyên để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân nêu tại Điểm b Khoản 1 Điều 2 Quy định này, nhà giáo thỉnh giảng phải có trình độ học vấn và kinh nghiệm chuyên môn phù hợp.
3. Đối với việc giảng dạy chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học tại trung tâm giáo dục thường xuyên, giáo viên thỉnh giảng phải đạt trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên.
4. Đối với hoạt động nêu tại Điểm c Khoản 1 Điều 2 Quy định này, nhà giáo thỉnh giảng phải đảm bảo các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2 Điều 70 Luật Giáo dục và quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.
5. Đối với hoạt động nêu tại Điểm d Khoản 1 Điều 2 Quy định này, nhà giáo thỉnh giảng phải đáp ứng các yêu cầu thí nghiệm, thực hành, thực tập của môn học, chuyên đề, chương trình giáo dục; đạt tiêu chuẩn quy định đối với nhân viên làm công tác thí nghiệm.
6. Đối với hoạt động nêu tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 Quy định này, theo ngành, chuyên ngành thỉnh giảng, nhà giáo thỉnh giảng phải đảm bảo ít nhất một trong các yêu cầu sau:
a) Có công trình khoa học được công bố trên tạp chí khoa học hoặc trong tuyển tập hội thảo khoa học trong, ngoài nước;
b) Có sách chuyên khảo đã được xuất bản;
c) Có đề tài nghiên cứu khoa học được nghiệm thu đạt yêu cầu từ cấp khoa và tương đương trở lên;
d) Có hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được nghiệm thu, thanh lý.”
Thông qua quy định của pháp luật ta có thể thấy rằng mỗi một hoạt động được quy định tại điều 2 mà thông tư số 44/2011/TT-BGDĐT thì nhà giáo thỉnh giảng sẽ những yêu cầu khác nhau về mặt chuyên môn, trình độ và kỹ năng. Chính vì thế mà mỗi nhà giáo thỉnh giảng phải tự trau dồi cho mình những kiến thức, trình độ, kỹ năng chuyên môn cho bản thân. Các nhà giáo thỉnh giảng càng có chuyên môn cao thì sẽ nhận được nhiều lời mời thỉnh giảng hơn. Ngoài ra các cơ sở giáo dục cũng sẽ tự xây dựng những tiêu chuẩn khác nhau để mời nhà giáo thỉnh giảng về để giảng dạy cho học sinh, sinh viên của mình.
3. Quyền lợi của nhà giáo thỉnh giảng:
Các nhà giáo thỉnh giảng khi được mời về giảng dạy sẽ được hưởng rất nhiều quyền lợi
– Sẽ được hưởng tiền công, tiền lương và những phụ phí khác được quy định trong hợp đồng thỉnh giảng và theo quy định của pháp luật
– Sẽ được cơ sở giáo dục cung cấp tài liệu, cơ sở vật chất để phục vụ cho giảng dạy. Ngoài ra sẽ được đánh giá, khen thưởng về chất lượng giảng dạy
– Hơn thế nữa, các nhà giáo thỉnh giảng còn được tham gia các công trình nghiên cứu, các cuộc thi liên quan đến chuyên môn giảng dạy.
Đề cập đến quyền lợi này thì các bạn có thể tham khảo chi tiết hơn trong thông tư số 44/2011/TT-BGDĐT ngày 10/10/2011 Ban hành Quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục.
4. Hợp đồng thỉnh giảng:
Hợp đồng thỉnh giảng được xác lập khi cơ sở giảng dạy và nhà giáo thỉnh giảng đã thống nhất với nhau về hoạt động thỉnh giảng này. Hợp đồng chính là căn cứ cứ pháp lý để hai bên tham gia ký kết biết được quyền lợi cũng như trách nhiệm vụ của mình khi hợp đồng bắt đầu có hiệu lực.
Hợp đồng đối với nhà giáo thỉnh giảng là cán bộ công chức, viên chức thì là hợp đồng vụ việc và không thực hiện
Hợp đồng đối với nhà giáo thỉnh giảng không là cán bộ công chức, viên chức thì sẽ là
Các bạn cũng có thể xem chi tiết điều Khoản ề hợp đồng thỉnh giảng trong thông tư số 44/2011/TT-BGDĐT ngày 10/10/2011 Ban hành Quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục.
Mẫu hợp đồng thỉnh giảng:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………., ngày …… tháng …… năm …
HỢP ĐỒNG THỈNH GIẢNG
Căn cứ Thông tư số 44/2011/TT-BGDĐT ngày 10/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục;
Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường trong năm học ….. – …..
Chúng tôi một bên là: ……
Chức vụ: ………
Đại diện cho: …………
Địa chỉ: ….., Điện thoại: …..
Và một bên là: …….
Sinh ngày: …….. tháng ……. năm ……
Nghề nghiệp: ……..
Địa chỉ thường trú: ……..
Số chứng minh nhân dân ………, ngày cấp …………., nơi cấp ……………..
Thỏa thuận ký kết hợp đồng thỉnh giảng và cam kết làm đúng những điều Khoản sau đây:
Điều 1. Thời gian thực hiện hợp đồng:…………. tháng
Từ ngày……… tháng……….. năm……. đến ngày ……. tháng…… năm
Địa Điểm làm việc: ….
Nhiệm vụ: dạy môn ……….., lớp…………, số tiết…………/tuần
Điều 2. Trách nhiệm và quyền lợi của người ký hợp đồng.
1. Trách nhiệm:
– Thực hiện các hoạt động giảng dạy theo đúng chương trình, kế hoạch và đảm bảo yêu cầu chất lượng của bộ môn giảng dạy.
– Đảm bảo sự khách quan, trung thực và công bằng tuyệt đối trong giảng dạy và đánh giá kết quả học tập của học sinh.
– Nộp bảng Điểm đúng hạn theo quy định chậm nhất 1 tuần sau ngày thi.
– Thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo theo quy định của pháp luật về giáo dục và các quy định của pháp luật có liên quan đến hợp đồng thỉnh giảng.
2. Quyền lợi:
– Được hưởng chế độ theo định mức tăng giờ của Nhà nước quy định.
– Được cung cấp, hỗ trợ tài liệu, thiết bị, phương tiện làm việc cần thiết.
Điều 3. Nghĩa vụ và quyền hạn của người đứng đầu đơn vị
1. Nghĩa vụ:
– Bảo đảm thực hiện đúng những điều đã cam kết trong Hợp đồng.
– Cung cấp đầy đủ nội dung chương trình, kế hoạch giảng dạy, tạo điều kiện cho người hợp đồng thỉnh giảng sử dụng các thiết bị, phương tiện để thực hiện các hoạt động giảng dạy.
– Thanh quyết toán tiền thù lao giảng dạy đầy đủ, đúng chế độ cho người hợp đồng thỉnh giảng.
2. Quyền hạn:
Chấm dứt hợp đồng thỉnh giảng khi người ký hợp đồng không thực hiện đúng những cam kết đã ghi trong Hợp đồng.
Điều 4. Điều Khoản thi hành
– Hai bên cam kết thực hiện đúng những Điều đã ghi trong Hợp đồng.
– Trường hợp bên nào vì lý do đặc biệt buộc phải thay đổi hợp đồng cần thông báo trước cho bên kia ít nhất 2 tuần.
– Hợp đồng này được làm thành 02 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ một bản.
– Hợp đồng này làm tại Trường…………………… ngày … tháng …. năm 201…
Người ký hợp đồng Thỉnh giảng
(Ký và ghi rõ họ tên)
Người đứng đầu đơn vị
(Ký và ghi rõ họ tên)
5. Những vấn đề cần lưu ý:
– Hai bên cần phải ghi rõ, đầy đủ và chính xác những thông tin được quy định trong hợp đồng
– Cần phải thỏa thuận với nhau một cách chặt chẽ để không ảnh hưởng đến quyền lợi của bất cứ bên nào cũng như không vi phạm những quy định của pháp luật.
– Các bên tham gia ký kết cần phải thực hiện đúng những nghĩa vụ và trách nhiệm đã được thống nhất trong hợp đồng để tránh xảy ra những tranh chấp không đáng có
– Hợp đồng cần có nội dung và hình thức đúng với quy định của pháp luật.
Căn cứ pháp lý:
– Bộ Luật lao động 2019;
– Thông tư số 44/2011/TT-BGDĐT ngày 10/10/2011 Ban hành Quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục.