Điều ước quốc tế có vai trò không nhỏ trong một số quốc gia nếu phát sinh sự xung đột về quy định pháp luật quốc tế – pháp luật quốc gia. Vậy điều ước quốc tế được hiểu như thế nào? Bãi bỏ điều ước quốc tế được áp dụng khi nào?
Mục lục bài viết
1. Bãi bỏ điều ước quốc tế là gì?
Điều ước quốc tế là một văn bản ghi nhận sự thỏa thuận quốc tế, đây là văn bản làm thay đổi hoặc phát sinh, chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các nước theo quy định pháp luật quốc tế, nhưng không phụ thuộc là công ước, hiệp ước, thỏa thuận, văn kiện, …
Bãi bỏ hiệu lực của điều ước quốc tế là tuyên bố đơn phương mà quốc gia đưa ra tuyên bố nhằm chấm dứt hiệu lực của Điều ước quốc tế nào đó đối với quốc gia mình.
Về cơ bản điều ước quốc tế có đặc điểm sau đây:
– Đối với chủ thể:
Chủ thể ở đây bao gồm là quốc gia hoặc một tổ chức quốc tế nào đó và những chủ thể khác Luật quốc tế.
– Đối với hình thức:
+ Điều ước quốc tế hiện tại chỉ tồn tại ở hình thức văn bản ghi nhận trên giấy tờ, tài liệu
+ Về tên gọi của điều ước quốc tế đa dạng như: hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước,.. Tuy nhiên tên gọi này sẽ phụ thuộc từ sự thỏa thuận giữa các bên.
+ Cấu trúc của một điều ước quốc tế đều giống nhau, cụ thể bao gồm: Phần lời nói đầu, nội dung cơ bản, phần cuối cùng và phần phụ lục.
+ Ngôn ngữ: Thực tế thì điều ước quốc tế sẽ được soạn thảo dùng ngôn ngữ của cả hai bên hoặc do thỏa thuận (nếu có).
Tuy nhiên, trong trường hợp nếu là điều ước quốc tế đa phương phổ cập thì văn bản sẽ được soạn thảo bằng ngôn ngữ chính thức trong Liên hợp quốc ví dụ như tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp,…
Bãi bỏ điều ước quốc tế trong tiếng Anh được hiểu là Abolition of international treaties.
Đối với nội dung của điều ước quốc tế: ghi nhận những nguyên tắc hoặc quy phạm pháp luật về quyền – nghĩa vụ các bên tham gia ký kết. Theo đó, những nguyên tắc hoặc các quy phạm này có sự ràng buộc lẫn nhau, nhưng được xây dựng do các bên thỏa thuận và hoàn toàn tự nguyện, bình đẳng.
2. Phân loại điều ước quốc tế:
Về phân loại: Hiện tại điều ước quốc tế có thể được phân loại thành các loại tùy thuộc vào căn cứ cơ sở khác nhau, cụ thể như sau:
+ Phân loại dựa vào số lượng chủ thể tham gia để ký kết, bao gồm:
Điều ước quốc tế song phương
Điều ước quốc tế song phương
+ Phân loại dựa vào chủ thể điển hình là:
Quốc gia – quốc gia
Quốc gia – tổ chức quốc tế
Tổ chức quốc tế – tổ chức quốc tế
Tổ chức quốc tế – chủ thể đặc biệt
+ Phân loại dựa vào phạm vi áp dụng:
Điều ước khu vực
Điều ước phổ cập
Điều ước song phương
+ Dựa vào lĩnh vực tham gia điều chỉnh điển hình ví dụ là:
Điều ước về kinh tế
Điều ước quốc tế về chính trị
– Thẩm quyền ký trong điều ước quốc tế:
+ Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
+ Nguyên thủ quốc gia
+ Đại diện của quốc gia trong tổ chức quốc tế, hội nghị quốc tế
+ Người đứng đầu chính phủ
Ngoài ra còn có đại diện được ủy quyền.
3. Phân biệt bãi bỏ và hủy bỏ điều ước quốc tế:
Khái niệm
– Bãi bỏ hiệu lực của điều ước quốc tế là tuyên bố đơn phương mà quốc gia đưa ra tuyên bố nhằm chấm dứt hiệu lực của Điều ước quốc tế nào đó đối với quốc gia mình.
– Huỷ bỏ hiệu lực điều ước quốc tế là tuyên bố đơn phương của một quốc gia nhằm chấm dứt hiệu lực của điều ước nào đó đối với quốc gia mình mà không được qui định trong Điều ước.
Điểm giống nhau giữa bãi bỏ điều ước quốc tế và hủy bỏ điều ước quốc tế
Đều là tuyên bố đơn phương mà quốc gia đưa ra tuyên bố nhằm chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế nào đó đối với quốc gia mình.
Phân biệt bãi bỏ điều ước quốc tế và hủy bỏ điều ước quốc tế
Bãi bỏ | Tuyên bố bãi bỏ điều ước không cần được điều ước cho phép. |
Hủy bỏ | Tuyên bố hủy bỏ điều ước phải được điều ước cho phép. |
Có 5 cơ sở tuyên bố hủy bỏ điều ước– Có sự vi phạm về thẩm quyền và thủ tục ký kết theo qui định của pháp luật trong nước của các bên ký kết. – Điều ước quốc tế ký kết mà trong đó có một trong các bên chỉ hưởng quyền mà không thực hiên nghĩa vụ. – Khi hoàn cảnh trong nước bị thay đổi căn bản các bên không thể thực hiện được điều ước vì vậy có quyền tuyên bố hủy bỏ điều ước. – Tuy nhiên trong điều khoản này không áp dụng đối với các Điều ước về: biên giới lãnh thổ, điều ước mang tính trung lập nhân đạo. Điều ước mà các quốc gia cam kết, nó sẽ không hết hiệu lực cả khi xảy ra chiến tranh. – Nội dung của điều ước trái với nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế | |
Ghi chú: Khi các bên thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế trường hợp này thường áp dụng cho điều ước vô thời hạn.Ví dụ: Điều ước thành lập hiệp ước Vacsava, điều ước này qui định 20 năm nhưng thực hiện được 15 năm thì ngồi lại thỏa thuận với nhau chấm dứt Điều ước quốc tế này. |
4. Hủy bỏ, đình chỉ thi hành điều ước quốc tế:
Một điều ước quốc tế ra đời khi các quốc gia có nhu cầu hợp tác, tìm kiếm lợi ích chung. Nhu cầu đó xuất hiện và thay đổi theo thời gian. Một điều ước khi không còn phù hợp với nhu cầu của các quốc gia, không còn mang lại lợi ích như dự kiến trong hoàn cảnh mới. Các quốc gia sẽ tiến hành việc hủy bỏ hoặc đình chỉ thi hành điều ước đó. Công ước Viên năm 1969 có các quy định liên quan đến vấn đề này. Một lưu ý quan trọng là: Giống với vô hiệu điều ước quốc tế, tinh thần của Công ước Viên là hạn chế việc điều ước quốc tế bị hủy bỏ, đình chỉ thi hành (in a limitative manner).
Có ba điểm khác nhau giữa vô hiệu điều ước và hủy bỏ thi hành điều ước.
Thứ nhất, về bản chất pháp lý. Điều ước bị vô hiệu được xem như chưa từng tồn tại. Điều ước bị hủy bỏ vẫn được xem là tồn tại trong giai đoạn từ khi có hiệu lực đến khi bị hủy bỏ.
Thứ hai, khác nhau về căn cứ pháp lý. Công ước Viên cho phép một quốc gia có thể hủy bỏ, đình chỉ thi hành điều ước theo chính quy định của điều ước đó hoặc theo quy định của Công ước. Vô hiệu điều ước quốc tế chỉ có thể theo quy định của Công ước Viên.
Thứ ba, khác nhau về hệ quả pháp lý. Vô hiệu điều ước làm cho các bên có quyền yêu cầu tái lập lại nguyên trạng trước khi có điều ước, trong khi đó, hủy bỏ điều ước không ảnh hưởng đến những quyền, nghĩa vụ, tình trạng pháp lý đã thực hiện điều ước trước khi bị hủy bỏ (Điều 73).
Trong Công ước Viên, các thuật ngữ sau đây được sử dụng tương đương nhau do cùng làm phát sinh hệ quả pháp lý giống nhau – điều ước quốc tế không còn hiệu lực ràng buộc -: hủy bỏ, chấm dứt hiệu lực (termination), bãi ước (denunciation), rút khỏi điều ước (withdrawal). Thuật ngữ “đình chỉ thi hành” có nghĩa tạm thời không còn hiệu lực, không cần thực thi.
*) Hủy bỏ, đình chỉ thi hành theo thỏa thuận của các quốc gia:
Một điều ước quốc tế có thể bị hủy bỏ hoặc đình chỉ thi hành theo thỏa thuận giữa các quốc gia. Thỏa thuận này có thể đã được ghi nhận ngay trong điều ước đó, hoặc đạt được sau đó. Điều 54 quy định rằng hủy bỏ điều ước quốc tế có thể tiến hành (a) phù hợp với quy định của điều ước, hoặc (b) theo sự chấp nhận của tất cả các bên sau khi tham vấn với nhau. Điều 57 quy định tương tự về đình chỉ thi hành.
Điều 56 còn dự trù trường hợp điều ước quốc tế không có quy định, và cũng không có sự chấp nhận của tất cả các bên. Trong trường hợp này, sự thỏa thuận của các quốc gia có thể xác lập một cách ngầm định, gián tiếp. Việc hủy bỏ, bãi ước hay rút khỏi điều ước chỉ có thể nếu (a) có bằng chứng cho thấy các bên đã ngầm thừa nhận khả năng hủy bỏ, hoặc (b) bản chất của điều ước ngầm cho phép hủy bỏ, rút khỏi điều ước. Về thủ tục, quốc gia muốn hủy bỏ điều ước phải
Điều 58 cho phép đình chỉ thi hành trong quan hệ giữa một số (không phải tất cả) quốc gia thành viên của một điều ước đa phương khi điều ước cho phép hoặc không cấm. Khi điều ước không cấm việc đình chỉ thi hành giữa một số quốc gia thành viên, các quốc gia đó phải bảo đảm không ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của các bên khác và không trái với mục đích và đối tượng của điều ước. Điều 58 điều chỉnh trường hợp đình chỉ bằng thỏa thuận, mà không áp dụng cho việc đình chỉ đơn phương. Không có quy định tương tự đối việc hủy bỏ điều ước giữa một số quốc gia thành viên.
Điều 59 quy định trường hợp một điều ước bị hủy bỏ, đình chỉ thi hành do các quốc gia thành viên ký kết một điều ước mới điều chỉnh cùng một vấn đề. Sự thỏa thuận về hủy bỏ, đình chỉ được thể hiện ngầm định, gián tiếp qua việc ký ký kết điều ước mới.
*) Hủy bỏ, đình chỉ thi hành theo quy định của Công ước Viên
Bên cạnh căn cứ vào thỏa thuận giữa các quốc gia, việc hủy bỏ, đình chỉ thi hành có thể được thực hiện theo các căn cứ được quy định tại các Điều 60 (vi phạm nghiêm trọng của một bên), 61 (không còn khả năng thực thi), 62 (sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh), và 64 (xung đột với một quy phạm jus cogens mới xuất hiện).
+ Hủy bỏ, đình chỉ thi hành điều ước do vi phạm nghiêm trọng của một bên
Với năm khoản, Điều 60 quy định về quyền hủy bỏ, đình chỉnh thi hành một điều ước nếu có vi phạm nghiêm trọng của một bên thành viên. Đối với điều ước song phương, theo Điều 60(1), một bên có quyền viện dẫn vi phạm nghiêm trọng điều ước của bên còn lại làm căn cứu để hủy bỏ, đình chỉ thi hành điều ước. Quốc gia bị vi phạm có quyền lựa chọn hoặc hủy bỏ hoặc đình chỉ thi hành điều ước; trường hợp đình chỉ thi hành, có thể toàn bộ điều ước hoặc một phần điều ước.
Đối với điều ước đa phương, vấn đề phức tạp hơn bởi vì liên quan đến lợi ích của nhiều quốc gia. Nếu muốn hủy bỏ, đình chỉ thi hành điều ước, Điều 60(2)(a) quy định cần phải có ‘thỏa thuận đồng thuận’ (unanimous agreement) của tất cả các bên còn lại. Hủy bỏ, đình chỉ thi hành điều ước có thể hoặc chỉ giới hạn trong quan hệ với riêng quốc gia vi phạm (quốc gia vi phạm không còn là thành viên của điều ước; điều ước tiếp tục tồn tại trong quan hệ với các quốc gia còn lại) hoặc trong quan hệ với tất cả các bên (hủy bỏ hoàn toàn điều ước quốc tế). Nói cách khác, các quốc gia còn lại có quyền quyết định hủy bỏ, đình chỉ hoàn toàn điều ước hoặc chỉ riêng với quốc gia vi phạm.
Nếu không thể đạt được thỏa thuận đồng thuận, một bên còn lại chỉ có thể đình chỉ thi hành điều ước trong quan hệ giữa bên đó với bên vi phạm. Từng quốc gia riêng lẻ không có quyền hủy bỏ điều ước đa phương do một bên vi phạm, bởi lợi ích của các quốc gia khác cần phải tính đến. Nhưng, quyền đình chỉ thi hành này chỉ có thể được viện dẫn nếu bên đó thuộc là bên bị đặc biệt ảnh hưởng bởi hành vi vi phạm (Điều 60(2)(b)).
Nếu không là một bên đặc biệt bị ảnh hưởng, Điều 60(2)(c) cho phép quyền đình chỉ thi hành có thể được viện dẫn nếu điều ước bị vi phạm là một điều ước “về bản chất, một bên vi phạm nghiêm trọng điều khoản của điều ước đó thì sẽ làm thay đổi lớn (radical changes) vị thế của mỗi thành viên trong việc tiếp tục thực thi nghĩa vụ của họ theo điều ước.” Đây là trường hợp các điều ước liên quan đến giải trừ quân bị. Đối với các điều ước này, vi phạm nghiêm trọng của một bên sẽ đặt tất cả các bên khác vào vị thế không thể tiếp tục thực thi điều ước đó. Giả sử, Mỹ hay Nga vi phạm thỏa thuận hạn chế đầu đạn hạt nhân thì việc bên còn lại tiếp tục thực thi thỏa thuận đó sẽ đặt bên đó vào nguy cơ an ninh nghiêm trọng và lâu dài.
Khoản 3 Điều 60 định nghĩa về vi phạm nghiêm trọng (a material breach). Vi phạm nghiêm trọng là (a) việc không thực thi điều ước quốc tế trái với quy định của Công ước này, hoặc (b) vi phạm một quy định có tầm quan trọng trong việc đạt được mục đích và đối tượng của điều ước quốc tế. Trong quá trình soạn thảo, ILC đã lựa chọn dung từ “vi phạm nghiêm trọng” (a material breach) thay cho từ “vi phạm cơ bản” (a fundamental breach) để bao quát rộng hơn các trường hợp vi phạm thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 60. Vi phạm cơ bản có thể sẽ bị hiểu là vi phạm các quy định trực tiếp liên quan đến mục đích trọng tâm của điều ước. Vi phạm nghiêm trọng có nội hàm rộng hơn, và cũng bao hàm luôn trong đó vi phạm cơ bản. Anthony Aust lấy ví dụ một vi phạm quy định mang tính chất phụ trợ như ngăn cản thanh sát viên quốc tế thực thi quyền hạn theo Công ước chống Vũ khí hóa học là một vi phạm nghiêm trọng do cơ chế thanh sát là biện pháp trọng tâm để giám sát thực thi Công nước này.
Quyền hủy bỏ, đình chỉ thi hành điều ước song phương và đa phương nêu trên không được áp dụng đối với trường hợp liên quan đến các quy định về bảo vệ con người trong các điều ước nhân đạo. Ngoại lệ này là cần thiết để bảo đảm mục đích nhân đạo như trong các Công ước Geneva về bảo vệ dân thường, tù binh chiến tranh và thương bệnh binh trong xung đột vũ trang. Nếu cho phép hủy bỏ, đình chỉ thi hành các điều ước này khi một bên vi phạm sẽ dẫn đến thiệt hại lớn hơn về nhân mạng. Điều 60 cũng không ảnh hưởng đến các quy định khác của luật quốc tế áp dụng cho trường hợp vi phạm điều ước, như các quy định về trách nhiệm quốc gia.
+ Hủy bỏ, đình chỉ thi hành điều ước do không còn khả năng thực thi:
Điều 61(1) quy định một bên có quyền việc dẫn căn cứ không còn khả năng thực thi (supervening impossibility of performance) để hủy bỏ, đình chỉ thi hành điều ước. Có hai điều kiện cần phải thỏa mãn: (a) tình trạng không còn khả năng thực thi là hệ quả của việc biến mất, phá hủy lâu dài một đối tượng không thể thiếu cho việc thực thi điều ước, và (b) tình trạng này không phải gây ra bởi vi phạm của bên muốn hủy bỏ, đình chỉ thi hành điều ước đó.
- Đối tượng không thể thiếu cho việc thực thi điều ước phải là một đối tượng hữu hình, ví dụ một hòn đảo bị chìm, một con sông bị khô cạn, vỡ đập nước, nhà máy thủy điện,… chẳng hạn. Điều ước về hợp tác phát triển kinh tế một hòn đảo hay xây dựng một nhà máy điện trên một con song sẽ không thể thực thi được nếu hòn đảo đó bị nhấn chìm do động đất, con sông đó bị khô cạn do biến đổi khí hậu.
- Điều kiện thứ hai là cụ thể hóa của nguyên tắc một bên không thể hưởng lợi từ vi phạm của chính mình.
Trong một số trường hợp, tình trạng không còn khả năng thực thi điều ước có thể trùng hợp với sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh theo Điều 62 bên dưới. Bởi vì, việc mất đi đối tượng cần thiết để thực thi điều ước cũng là một dạng thay đổi cơ bản của hoàn cảnh.
+ Hủy bỏ, đình chỉ thi hành điều ước do có sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh
Một điều ước được ký kết trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định và khi hoàn cảnh đó thay đổi, điều ước có thể sẽ bị hủy bỏ, đình chỉ thi hành. Điều 62 ghi nhận lại trường hợp này. Sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh (rebus sic stantibus) là một căn cứ để một bên viện dẫn nhằm hủy bỏ, đình chỉ thi hành điều ước nếu thỏa mãn tất cả 05 điều kiện sau:
- Có sự thay đổi (change) giữa hoàn cảnh lúc ký kết và hoàn cảnh sau đó;
- Sự thay đổi đó phải mang tính cơ bản (fundamental);
- Sự thay đổi đó không được các bên biết trước (not foreseen);
- Hoàn cảnh bị thay đổi là căn cứ quan trọng (essential basis) để các bên chấp nhận chịu ràng buộc đối với điều ước; và
- Sự thay đổi đó làm biến đổi đáng kể (radically transform) phạm vi nghĩa vụ sẽ được thực thi theo điều ước.
Việc sử dụng cấu trúc câu “không thể viện dẫn … trừ khi… “cho thấy, về nguyên tắc, không thể viện dẫn Điều 62 trừ trường hợp ngoại lệ. Có thể thấy Điều 62 đặt ra yêu cầu rất cao để có thể viện dẫn căn cứ rebus sic stantibus. Điều 62(2) quy định trường hợp ngoại lệ không áp dụng rebus sic stantibus: (a) điều ước xác định biên giới, bao gồm cả điều ước hoạch định biên giới và chuyển nhượng lãnh thổ, hoặc (b) sự thay đổi là hệ quả của việc vi phạm điều ước. Điểm (b) phù hợp với nguyên tắc một bên không thể hưởng lợi từ hành vi vi phạm của mình.
+ Hủy bỏ, đình chỉ thi hành điều ước do xung đột với quy phạm jus cogensmới xuất hiện
Quy phạm jus cogens là quy phạm có hiệu lực pháp lý cao nhất trong toàn bộ hệ thống luật pháp quốc tế. Nếu một điều ước được ký kết xung đột với một quy phạm jus cogens thì sẽ bị vô hiệu (Điều 53). Nếu điều ước đã tồn tại và sau đó một quy phạm jus cogens có nội dung trái ngược với điều ước mới xuất hiện, thì điều ước đó sẽ bị hủy bỏ (Điều 64). Có thể thấy Điều 53 điều chỉnh trường hợp quy phạm jus cogens đã tồn tại tại thời điểm ký kết điều ước, còn Điều 64 điều chỉnh trường hợp quy phạm jus cogens xuất hiện sau. Điều 53 quy định để một quy phạm jus cogens hình thành cần được sự chấp nhận của toàn thể cộng đồng quốc tế không cho phép loại trừ.
Kết luận: Vì hủy bỏ điều ước quốc tế là tuyên bố đơn phương mà quốc gia nhằm chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế đối với quốc gia mình mà không cần sự cho phép của điều ước (tuy nhiên phải chứng minh rõ cơ sở để tuyên bố hủy bỏ). Còn bãi bỏ điều ước quốc tế cũng là tuyên bố đơn phương nhằm chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế nhưng với điều kiện phải có sự cho phép của điều ước.