Hiện nay, khối lượng học sinh, sinh viên đi học ở xa nhà rất lớn, nhu cầu ở ký túc xá cũng rất cao. Cho nên, nhà trường cần đáp ứng được chỗ ở cho học sinh, sinh viên tại ký túc xá của trường. Ngoài ra, hợp đồng này được lập ra khi học sinh, sinh viên muốn được vào ký túc xá ở.
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng là gì?
Hợp đồng là một từ hay được nhắc đến khi hai bên giao dịch dân sự muốn cam kết một vấn đề nào đó.
Theo Điều 385,
Trong hợp đồng sẽ nêu rõ nội dung thỏa thuận, quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên. Các bên hoàn toàn tự thỏa thuận với nhau về các điều khoản trong hợp đồng. Hợp đồng có thể có những nội dung: đối tượng của hợp đồng; số lượng; chất lượng; giá, phương thức thanh toán;… Trong thực tiễn cuộc sống có rất nhiều hợp đồng khác nhau như: hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng thuê nhà,
Tại điều 402, Bộ luật Dân sự 2015 đã phân loại ra một số loại hợp đồng chủ yếu ví dụ như: hợp đồng song vụ, hợp đồng đơn vụ, hợp đồng chính,..
Hợp đồng được thể hiện dưới nhiều hình thức như bằng văn bản hoặc lời nói có người làm chứng. Thông thường thì hợp đồng sẽ được lập thành văn bản.
Hợp đồng lập ra với mục đích giúp lưu trữ những thông tin mà hai bên giao kết đặt ra, làm căn cứ để xác lập quyền và nghĩa vụ để hai bên thực hiện và đảm bảo được tính công bằng giữa các bên. Hai bên sẽ căn cứ vào hợp đồng được soạn thảo để không có những hành vi vi phạm hợp đồng đồng thời tránh những tổn thất không đáng có.
2. Hợp đồng thuê chỗ ở nội trú, ký túc cho học sinh, sinh viên là gì?
Hợp đồng thuê chỗ ở nội trú được lập khi học sinh, sinh viên có nhu cầu muốn chuyển vào ký túc xá tại trường nơi học sinh, sinh viên học tập. Trong hợp đồng sẽ ghi rõ những điều khoản quy định về quyền lợi cũng như nghĩa vụ giữa các bên để đảm bảo sự công bằng cũng như đúng pháp luật.
Nội dung chính của hợp đồng chủ yếu là ghi nhận thông tin của các bên, thỏa thuận giá thuê, phương thức thanh toán, chấm dứt hợp đồng, bồi thường thiệt hại và các điều khoản về quyền, nghĩa vụ của các bên giúp bên cho thuê hay bên thuê được hiểu rõ.
Hợp đồng thuê chỗ ở nội trú, ký túc cho học sinh, sinh viên là hợp đồng được xác lập giữa nhà trường và học sinh có nhu cầu ở ký túc xá để phục vụ cho sinh hoạt và học tập
Để phục vụ cho nhu cầu của sinh viên, hợp đồng thuê chỗ ở nội trú, ký túc được giao kết, là cơ sở pháp lý cho nhà trường và sinh viên. Hợp đồng thuê chỗ ở nội trú, ký túc ghi nhận thông tin, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên giao kết, là căn cứ xác định chỗ ở và xác minh thiệt hại xảy ra khi có sự cố không mong muốn,
Nhà trường sẽ dăng ký tạm trú cho học sinh dăng ký ở ký túc
3. Mẫu Hợp đồng thuê chỗ ở nội trú, ký túc:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
___________
HỢP ĐỒNG THUÊ CHỖ Ở NỘI TRÚ
Hôm nay, ngày …….. tháng …. năm ……..; tại Trường …..
Hai bên gồm:
BÊN CHO THUÊ (Bên A): TRƯỜNG …..
Đại diện: …
Đơn vị công tác: ……
Chức vụ: …….
Số điện thoại: ……
BÊN THUÊ CHỖ Ở (Bên B):
Họ và tên sinh viên: …. Nam (Nữ): …..
Năm sinh: ……… Mã SV: ……
Lớp: …….. Khoa: ……. Khóa: …..
Số điện thoại: …… Email: ….
Hộ khẩu thường trú: …..
Bên A được sự ủy quyền của Hiệu trưởng Trường .., cùng Bên B, thống nhất ký kết Hợp đồng cho thuê chỗ ở nội trú tại Ký túc xá Trường …… với các điều khoản sau:
Điều 1:
Bên A đồng ý cho Bên B thuê 01 chỗ ở nội trú tại phòng số: ……Tầng…….Nhà: ……. Ký túc xá Trường …… Bên B được phép sử dụng các tài sản do nhà trường trang bị tại phòng ở cũng như các phòng sinh hoạt tập thể thuộc khuôn viên Ký túc xá theo Quy chế tổ chức & hoạt động, các quy định và nội quy của Ký túc xá.
Điều 2: Giá cả, thời gian và phương thức thanh toán.
2.1. Đơn giá cho thuê: … tháng.
2.2. Thời gian cho thuê: 01 học kỳ 05 tháng tính từ ngày …… đến ngày …..
Ngoài ra Bên B phải đóng thêm tiền điện, nếu sử dụng vượt mức tiêu thụ điện là: …………/tháng/1 n
gười, theo quy định chung của Ký túc xá.
2.3. Phương thức thanh toán: Bên B thanh toán cho Bên A tiền thuê chỗ ở nội trú bằng tiền mặt 1 lần tại phòng Quản lý Ký túc xá của nhà trường trong vòng 01 ngày sau khi hợp đồng được ký kết .
Điều 3: Hợp đồng hết hiệu lực và bên A không có trách nhiệm hoàn trả tiền cho bên B khi:
– Thời hạn ghi trong hợp đồng kết thúc.
– Bên B đề nghị chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.
– Bên B hiện không còn là sinh viên của trường: đã tốt nghiệp, bị đình chỉ học tập, bị đuổi học hoặc tự ý bỏ học.
– Bên B không đảm bảo về sức khỏe, mắc các chứng bệnh về lây nhiễm theo kết luận của cơ quan y tế cấp quận (huyện) trở lên.
– Bên B vi phạm Nội quy Ký túc xá, bị xử lý kỷ luật theo Khung kỷ luật ban hành mức chấm dứt hợp đồng, cho ra khỏi Ký túc xá.
Điều 4: Trách nhiệm của bên B.
– Ở đúng nơi đã được Ban quản trị Ký túc xá sắp xếp (vị trí phòng ở và giường ở).
– Chấp hành sự điều chuyển chỗ ở của Ban quản trị Ký túc xá trong trường hợp cần thiết và có lý do chính đáng: (Ký túc xá sửa chữa nâng cấp, lý do về an ninh trật tự và một số lý do khác).
– Không được cho thuê lại chỗ ở cũng như tự ý chuyển nhượng lại hợp đồng cho người khác.
Điều 5: Trách nhiệm của Bên A.
– Không được đun nấu trong phòng ở và xung quanh khu nội trú.
– Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước, của Trường, Nội quy Ký túc xá
– Tự bảo quản tài sản và đồ dùng cá nhân, tự chịu trách nhiệm về việc bảo vệ an toàn cho mình đối với việc sử dụng các dụng cụ, thiết bị cũng như các hoạt động khác.
– Có ý thức tự giác trong việc bảo quản tài sản công, triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, thực hiện nghĩa vụ đầy đủ về trật tự vệ sinh Ký túc xá. Cam kết giữ nghiêm, có tinh thần trách nhiệm và ý thức tập thể.
– Bồi thường các mất mát hư hỏng tài sản công do mình gây ra theo quy định chung của nhà trường.
– Tự thanh toán các chi phí dịch vụ cá nhân khác như dịch vụ ăn uống, gửi xe…
– Thanh toán đầy đủ các khoản phí đúng hạn, lưu giữ
– Cam kết giữ nghiêm kỷ luật nội trú, có tinh thần trách nhiệm và ý thức tập thể.
– Phải trả phòng và ra khỏi ký túc xá vào ngày hợp đồng hết hiệu lực
– Sắp xếp chỗ ở cho Bên B ngay sau khi Bên B đã hoàn thành các thủ tục đăng ký chỗ ở theo quy định và thời gian trong hợp đồng.
– Đảm bảo các điều kiện về việc sinh hoạt và học tập cho Bên B theo quy định chung.
– Hướng dẫn Bên B sử dụng các trang thiết bị trong phòng ở.
– Lưu hóa đơn (phiếu thu) các khoản tiền do Bên B đóng.
Điều 6: Điều khoản chung.
– Bên nào muốn chấm dứt hợp đồng trước thời hạn phải có văn bản báo cho bên thứ hai biết trước ít nhất là 15 ngày (trừ trường hợp SV bị xử lý kỷ luật vì các lý do khác, hay bị kỷ luật vì vi phạm quy định KTX).
– Quy chế tổ chức & hoạt động Ký túc xá, Nội quy Ký túc xá, Phiếu đăng ký ở nội trú, Bản cam kết đã ký là bộ phận chung của hợp đồng này.
– Hai bên cam kết thực hiện theo đúng các điều khoản của hợp đồng và Bản cam kết.
-Hợp đồng được lập thành 02 bản có giá trị ngang nhau, Bên A giữ 01 bản và Bên B giữ 01 bản.
-Bên B phải bàn giao trang thiết bị phòng ở cho bên A khi nghỉ hè (Tết), thực tập và trước khi kết thúc hợp đồng.
Bên A Bên B
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
4. Những lưu ý đối với các bạn học sinh, sinh viên khi ký kết hợp đồng:
– Khi các bạn học sinh, sinh viên có nhu cầu vào ký túc xá ở thì trước hết các bạn phải hoàn thành thủ tục đăng ký phòng ký túc xá. Sau đó sẽ đợi xét duyệt dựa vào những chỉ tiêu và thứ tự ưu tiên mà cơ sở dạy nghề quy định. Thứ tự ưu tiên và danh sách các học sinh, sinh viên được vào nội trú phải được công bố công tại cơ sở dạy nghề.
– Khi điền trước hết các bạn phải đọc qua hợp đồng một vài lượt để nắm rõ được trong hợp đồng đề cập đến những vấn đề gì, nếu có vấn đề chưa được rõ thì sẽ hỏi Ban quản lý kí túc xá.
– Cần phải điền đầy đủ, chính xác thông tin cá nhân cần thiết.
– Học sinh, sinh viên cần phải thực hiện đầy đủ và đúng những điều khoản được ghi trong hợp đồng tránh những hành vi vi phạm hợp đồng.
5. Mẫu đơn đăng ký xin vào ở ký túc xá:
Để được xét duyệt vào ở nội trú trong ký túc xá của các cơ sở dạy nghề thì các bạn học sinh, sinh viên cần phải viết đơn xin vào ở ký túc xá. Khi viết xong đơn thì các bạn sẽ gửi đến Ban giám hiệu nhà trường, phòng Công tác học sinh-sinh viên để chờ xét duyệt. Khi đã được xét duyệt thì hai bên sẽ hoàn thành việc thành lập hợp đồng.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
___________
ĐƠN XIN VÀO Ở KÝ TÚC XÁ
Kính gửi: ….
– Họ và tên sinh viên:…. Mã số sinh viên: …
– Ngày tháng năm sinh:…. Nam, Nữ: ….
– Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ………..
– Địa chỉ và số điện thoại của cha mẹ: ……
– Là sinh viên lớp:…. Khóa: ……
– Ngành học: ……
– Diện chính sách xã hội (nếu có):(1) …….
Nay tôi làm đơn này kính đề nghị …… xem xét cho tôi ở Ký túc xá. Nếu được chọn và bố trí chỗ ở, tôi cam kết sẽ thực hiện tốt Qui chế Công tác học sinh sinh viên nội trú do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành cũng như nội quy Ký túc xá của Trường.
….., ngày….tháng…năm….
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký và ghi rõ họ tên)
(1): Ghi rõ thuộc trong diện chính sách, xã hội nào như: con liệt sĩ, con thương binh, dân tộc thiểu số, tàn tật,… đồng thời kèm theo những giấy tờ chứng minh.
Ngoài ra cũng ghi rõ hoàn cảnh của gia đình: nếu thuộc diện gia đình khó khăn thì cần kê khai cụ thể tổng thu nhập của gia đình trong một năm, số ruộng đất,… kèm theo xác nhận của chính quyền địa phương.
Căn cứ pháp lý:
– Bộ Luật Dân sự 2015