Tình trạng tổ chức, cá nhân bị xâm phạm liên quan đến bí mật cá nhân, bí mật thư tín, điện thoại…ngày càng phổ biến gây ảnh hưởng xấu đến tình hình trật tự xã hội. Mời bạn đọc đến với bài viết dưới đây để hiểu thêm về vấn đề pháp lý về các tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín
Mục lục bài viết
1. Bí mật thư tín là gì?
Thư tín là văn bản chứa đựng những thông tin mà một người muốn báo cho một (hoặc nhiều) người khác biết. Theo nghĩa rộng nhất, thư tín là bất kì thông tin nào được ghi nhận dưới một hình thức vật chất nhất định và được chuyển từ một người (người gửi) sang một người khác (người nhận), theo ý chí của người gửi. Hình thức vật chất đó đồng thời cũng là phương thức bảo quản thông tin trong quá trình di chuyển từ người sang người.
Thời nay thì thư tín thể hiện ở nhiều hình thức đa dạng hơn. Trong đó phải kể tới 4 hình thức trọng tâm:
– Thư viết trên giấy, là loại thư tín cổ điển. Thông tin được ghi nhận trên giấy có thể bằng chữ viết thông thường hoặc bằng một hệ thống kí hiệu quy ước giữa chủ thể gửi thông tin và chủ thể nhận thông tin (gọi là mật mã trong ngôn ngữ thông dụng);
– Thông tin có thể được chứa đựng trong băng, đĩa từ dạng chữ viết, tiếng nói, hình ảnh hoặc cả ba;
– Thư được soạn thảo trên máy tính và gửi từ một địa chỉ điện tử đến một địa chỉ điện tử khác, thông qua mạng internet;
– Nhắn tin qua điện thoại, đây là việc để lại lời nhắn trên hộp thư thoại hoặc hộp tin nhắn của một số điện thoại. Lời nhắn trên hộp thư thoại tồn tại dưới dạng lời nói (lời đối thoại) được ghi âm.
Theo đó, bí mật thư tín được hiểu đơn giản là không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện thoại, điện tín của người khác, hông được nghe trộm điện thoại. Bí mật về thư tín là một quyền cơ bản của công dân, được quy định trong Khoản 2 Điều 21
“Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.”
Bí mật thư tín tiếng anh được dịch là “Secret letters”.
2. Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín:
Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác được quy định, hướng dẫn tại Điều 159
“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
a) Chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào;
b) Cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông;
c) Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;
d) Khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật;
đ) Hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d)Tiết lộ các thông tin đã chiếm đoạt, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;
đ)Làm nạn nhân tự sát.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
2.1. Khái niệm:
Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác là hành vi chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặc các văn bản khác được truyền đưa bằng phương tiện viễn thông và vi tính hoặc có hành vi trái pháp luật xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác đã bị xử lý hành chính hoặc xử lý kỷ luật mà còn vi phạm.
2.2. Cấu thành tội phạm:
a) Mặt khách quan
– Hành vi phạm tội:
Theo quy định tại khoản 1 điều 159 BLHS có những hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm mà khi một người thực hiện 1 trong những hành vi nêu trên, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này. 5 hành vi cụ thể là:
+ Hành vi chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào:
+ Hành vi cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông:
+ Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật.
+ Khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật
+ Hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác
+ Người phạm tội đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm
+Người phạm tội đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm
– Hậu quả và mối quan hệ nhân quả:
+ Những hành vi xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác là gây ra những thiệt hại về vật chất và tinh thần cho con người hoặc gây ra những thiệt hại về an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Những thiệt hại này có thể tính ra được bằng tiền, nhưng cũng có thể không tính ra được bằng tiền.
+ Hậu quả của hành vi này, trước hết làm cho thư tín, điện thoại, điện tín không còn giữ được bí mật hoặc không đến được người nhận và do không giữ được bí mật hay không đến được người nhận nên có thể gây ra hậu quả khác về vật chất hoặc tinh thần cho người khác.
+ Bộ luật Hình sự không căn cứ vào thiệt hại do hành vi xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại… gây ra để truy cứu trách nhiệm hình sự người vi phạm về tội danh này mà chỉ cần xác định thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác bị lộ, bị chiếm đoạt hoặc bị xâm phạm là tội phạm đã hoàn thành, những hậu quả khác do thư tín, điện thoại, điện tín bị lộ, bị chiếm đoạt hoặc bị xâm phạm chỉ có ý nghĩa trong việc xác định mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội để quyết định hình phạt.
Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy tình trạng xâm phạm thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác xảy ra khá phổ biến ở nước ta hiện nay, nhưng việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi xâm phạm không đáng kể, nguyên nhân của tình trạng này thì có nhiều, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do ý thức pháp luật chưa cao, chỉ khi nào do hành vi xâm phạm thư tín, điện thoại, điện tín gây ra hậu quả nghiêm trọng khác thì người có hành vi xâm phạm mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cũng như đối với các tội phạm quy định nhiều hành vi phạm tội khác nhau, khi định tội cần chú ý: Nếu người phạm tội chỉ có một các hành vi nêu trên, thì người phạm tội thực hiện hành vi nào, định tội theo hành vi đó. Ví dụ: chỉ có hành vi xâm phạm bí mật thư tín, thì định tội là “xâm phạm bí mật thư tín của người khác” mà không định tội là “xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác” như điều luật đã ghi. Nếu người phạm tội thực hiện nhiều hành vi nêu trên thì khi định tội nêu tất cả các hành vi phạm tội nhưng không dùng liên từ hoặc. Ví dụ: người phạm tội thực hiện hành vi xâm phạm bí mật thư tín, xâm phạm bí mật điện thoại và xâm phạm an toàn thư tín, thì định tội là: “xâm phạm bí mật thư tín, bí mật điện thoại và an toàn thư tín của người khác”.
Các khái niệm trong điều luật được hiểu như sau:
– Thư tín: là thư gửi qua đường bưu điện;
– Điện tín: là công việc thông tin nhau bằng tín hiệu điện tử;
– Điện thoại: là máy truyền tiếng nói từ nơi này đến nơi khác bằng đường dây hoặc bằng vô tuyến điện.
b) Mặt chủ quan
Mặt chủ quan của tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác
Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác được thực hiện do cố ý (cố ý phạm tội), tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi xâm phạm thư tín, điện thoại, điện tín của người khác là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xẩy ra hoặc nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xẩy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xẩy ra.
Người phạm tội này có nhiều động cơ khác nhau; động cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này, nên việc xác định động cơ phạm tội của người phạm tội chỉ có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt. Mục đích của người phạm tội là mong muốn xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác. Tuy nhiên, mức độ có khác nhau, có người chỉ mong xem trộm thư rồi dán lại, có người chiếm đoạt…
c) Khách thể của tội phạm
– Khách thể của tội phạm xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác là quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín hoặc các hình thức trao đổi riêng tư khác của công dân.
– Đối tượng tác động của tội phạm này là thư, điện báo, telex, fax, các văn bản khác được truyền đưa bằng phương tiện viễn thông và máy tính. Thư, điện thoại, telex, fax hoặc văn bản khác được truyền đưa bằng phương tiện viễn thông và máy tính của Nhà nước hoặc tổ chức thì người phạm tội không vị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này mà tùy trường hợp cụ thể người phạm tội vị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội tương ứng. Ví dụ: hành vi chiếm đoạt một
d) Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm xâm phậm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác trước hết phải đảm bảo các yếu tố cần và đủ như: độ tuổi, năng lực chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại các Điều 12, 13 BLHS. Tuy nhiên, đối với tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác chỉ những người đủ 16 tuổi trở lên mới có thể là chủ thể của tội phạm này vì cả khoản 1 và khoản 2 đều là tội phạm ít nghiêm trọng.
Thông thường chủ thể của tội phạm này là bất kì ai, nhưng trong một số trường hợp người phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn nhất định.
3. Hình phạt Mức xử phạt hành vi xâm phạm bí mật thư tín:
Có 02 mức hình phạt đối với người phạm tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác:
Mức 1: phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Mức 2: phạt tù từ 01 năm đến 03 năm
Ngoài hình phạt chính, người phạm tộicòn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
* Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
–