Trong xã hội hiện nay tuy rằng đã có sự phát triển và văn minh hơn trong nhận thức về vấn đề kết hôn. Tuy nhiên, đó không phải là tình hình chung của toàn xã hội, thực trạng xã hội hiện nay vẫn còn tồn tại hành vi kết hôn trái pháp luật. Hủy việc kết hôn trái pháp luật là gì? Quy định về hủy việc kết hôn trái pháp luật?
Mục lục bài viết
1. Kết hôn trái pháp luật là gì?
Theo quy định tại Khoản 6 Điều 3
” Kết hôn trải pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyển nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn.”
Chỉ được coi là kết hôn trái pháp luật khi hai bên nam nữ đã đăng ký kết hôn theo đúng quy định của pháp luật nhưng không tuân thủ một trong các điều kiện kết hôn luật định. Ví dụ như chưa đến tuổi kết hôn, hay có dấu hiệu cưỡng ép, cản trở kết hôn…
Trường hợp hai bên nam nữ không đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn hoặc trường hợp đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền cũng là việc vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kết hôn nhưng không được xác định là kết hôn trái pháp luật. Việc phân biệt này có ý nghĩa trong việc lựa chọn hình thức xử lý đối với từng trường hợp vi phạm.
2. Hủy hết hôn trái pháp luật là gì?
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 quy định:
” Hủy việc kết hôn trải pháp luật là biện pháp chế tài được áp dụng đối với trường hợp kết hôn trái pháp luật, thể hiện thái độ của Nhà nước về việc không thừa nhận giá trị pháp lý của quan hệ hôn nhân.”
Kết hôn trái pháp luật ảnh hưởng đến lợi ích của người kết hôn, lợi ích của gia đình và xã hội. Vì thế, cần phải có những biện pháp xử lý đối với hành vi vi phạm góp phần đảm bảo cho các điều kiện kết hôn được tuân thủ một cách chặt chẽ.
Theo quy định của pháp luật, Tòa án là cơ quan có thẩm quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật. Khi Tòa án ra quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật thì Giấy chứng nhận kết hôn mà hai bên được cấp trước đó không có giá trị pháp lý. Do đó, hai bên nam nữ không phải là vợ chồng của nhau, họ buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái pháp luật. Vì vậy, Tòa án phải gửi cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn cho hai bên nam nữ bản sao quyết định của Tòa án về hủy việc kết hôn trái pháp luật để cơ quan này ghi vào Sổ hộ tịch.
Hủy kết hôn trái pháp luật tiếng Anh là “ Cancellation of illegal marriage”
3. Những quy định của pháp luật về việc hủy kết hôn trái pháp luật:
* Căn cứ hủy kết hôn trái pháp luật:
Kết hôn bị coi là trái pháp luật trong các trường hợp sau:
– Chưa đủ tuổi kết hôn: nam chưa đủ 20 tuổi hoặc nữ chưa đủ 18 tuổi;
– Việc kết hôn do nam và nữ không đảm bảo tính tự nguyện;
– Một trong hai người bị mất năng lực hành vi dân sự;
– Kết hôn giả tạo. Trong đó kết hôn giả tạo được hiểu là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình:
– Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn;
– Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
– Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
Như vậy, nếu vi phạm một trong các điều nêu trên, thì việc kết hôn trái pháp luật sẽ bị hủy theo quy định của pháp luật.
* Chủ thể có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật:
Căn cứ tại Điều 10
” 1. Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại Khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 8 của Luật này.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm quy định tại các Điểm a, c và d Khoản 1 Điều 8 của Luật này:
a) Vợ, chồng của người đang có chồng, có vợ mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.”
Như vậy, người có quyền yêu cầu không chỉ là cá nhân mà còn là các cơ quan, tổ chức thực hiện quyền yêu cầu với tư cách là người phản biện xã hội, phát hiện và yêu cầu xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về kết hôn. Quy định này rất phù hợp với thực tế xã hội hiện nay bởi nhiều người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật sẽ hạn chế được tình trạng che giấu hành vi vi phạm, góp phần phòng ngừa vi phạm, bảo vệ quyên và lợi ích của cá nhân, gia đình và xã hội.
* Hậu quả của việc hủy kết hôn trái pháp luật:
Vấn đề này được quy định tại Điều 12
” 1. Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.
2. Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.
* Cơ quan có thẩm quyền hủy kết hôn trái pháp luật:
Căn cứ tại Điều 39
Trường hợp tại thời điểm kết hôn, hai bên kết hôn không đủ điều kiện kết hôn nhưng sau đó có đủ điều kiện kết hôn theo
– Nếu hai bên kết hôn cùng yêu cầu Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án quyết định công nhận hôn nhân đó kể từ thời điểm các bên kết hôn có đủ điều kiện kết hôn.
– Nếu một hoặc hai bên yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật hoặc có một bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân hoặc có một bên yêu cầu ly hôn còn bên kia không có yêu cầu thì Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật.
– Trường hợp hai bên cùng yêu cầu Tòa án cho ly hôn hoặc có một bên yêu cầu ly hôn còn bên kia yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
Còn nếu sau đấy hai bên vẫn không đủ điều kiện kết hôn và có yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật thì:
– Nếu có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật thì Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật;
– Nếu một hoặc cả hai bên yêu cầu ly hôn hoặc yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án bác yêu cầu của họ và quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật.
* Thủ tục yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật:
Căn cứ tại Điều 3
– Hai bên đăng ký kết hôn đúng cơ quan có thẩm quyền thì Tòa án tiến hành hủy kết hôn trái pháp luật.
– Nếu đăng ký không đúng cơ quan có thẩm quyền thì Tòa án sẽ xử lý theo Khoản 3,4 Điều 3 Thông tư liên tịch này: tuyên bố không công nhận quan hệ hôn nhân giữa họ
* Hồ sơ yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật:
Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải nộp các loại giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận kết hôn đối với cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều 10 của Luật hôn nhân và gia đình
- Hoặc giấy tờ, tài liệu khác chứng minh đã đăng ký kết hôn;
- Tài liệu, chứng cứ chứng minh việc kết hôn vi phạm điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình.
Trường hợp vợ chồng có đăng ký kết hôn nhưng không cung cấp được Giấy chứng nhận kết hôn do bị thất lạc thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân đã cấp Giấy chứng nhận kết hôn.
4. Mẫu đơn yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——o0o——–
ĐƠN YÊU CẦU
GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ
(V/v: Hủy kết hôn trái pháp luật)
Kính gửi: Tòa án nhân dân…
Người yêu cầu giải quyết việc dân sự: …
Địa chỉ: (3) ….
Số điện thoại (nếu có): …; Fax (nếu có):…
Địa chỉ thư điện tử (nếu có): …..
Tôi xin trình bày với Tòa án nhân dân ….
việc như sau:
– Những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết: Hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa ông …và bà …
– Lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết đối với những vấn đề nêu trên: (5)…
– Tên và địa chỉ của những người có liên quan đến những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết: (6) ….
– Các thông tin khác (nếu có): …
Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu:
1. ….
2. ….Tôi (chúng tôi) cam kết những lời khai trong đơn là đúng sự thật.
…., ngày……tháng……năm….
NGƯỜI YÊU CẦU
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Bộ luật Dân sự 2015.
–
– Luật hôn nhân gia đình 2014.