Kinh tế luôn được xem là “xương sống” của mỗi quốc gia. Kinh tế có lớn mạnh, phát triển thì đất nước mới phát triển, là động lực, nền tảng để củng cố, phát triển các lĩnh vực khác như văn hóa, chính trị, du lịch, thể thao…
Mục lục bài viết
1. Chế độ kinh tế là gì?
Chế độ kinh tế là Chế độ pháp lý gồm tổng thể các quy phạm luật hiến pháp điều chỉnh các quan hệ xã hội về kinh tế liên quan đến việc xác định mục đích chính sách của nền kinh tế, phương hướng phát triển nền kinh tế, quy định chế độ sở hữu, các thành phần kinh tế và nguyên tắc quản lý nền kinh tế quốc dân.
Chế độ kinh tế tiếng Anh là Economic regime
Một số thuật ngữ có liên quan
– The openness of the economy: sự mở cửa của nền kinh tế
– Home/ Foreign market : thị trường trong nước/ ngoài nước
– Circulation and distribution of commodity : lưu thông phân phối hàng hoá
– Rate of economic growth: tốc độ tăng trưởng kinh tế
– Financial policies : chính sách tài chính
– Average annual growth: tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm
– Capital accumulation: sự tích luỹ tư bản
– International economic aid : viện trợ kinh tế quốc tế
– Economic blockade : bao vây kinh tế
– Effective longer-run solution : giải pháp lâu dài hữu hiệu
– Indicator of economic welfare: chỉ tiêu phúc lợi kinh tế
– Distribution of income: phân phối thu nhập
– Transnational corporations : Các công ty siêu quốc gia
– Real national income: thu nhập quốc dân thực tế
– National economy : kinh tế quốc dân
– Per capita income: thu nhập bình quân đầu người
– National firms : các công ty quốc gia
– Gross National Product (GNP): Tổng sản phẩm quốc dân
– Customs barrier : hàng rào thuế quan
– Gross Domestic Product (GDP): tổng sản phẩm quốc nội
– Supply and demand: cung và cầu
– Foreign currency : ngoại tệ
2. Chế độ kinh tế theo Hiến pháp 1946:
Do hoàn cảnh, điều kiện lịch sử khi xây dựng bản
Phương thức phát triển kinh tế để đạt được mục đích trên chưa được đình hình và quy định rõ. Các hình thức sở hữu khác nhau đối với tư liệu sản xuất tồn tại, nhiều thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động của nền kinh tế lúc bấy giờ. Trong đó, các nhà tư sản và người lao động riêng lẻ được phép hoạt động mãi cho đến giai đoạn về sau khi có Hiến pháp 1959 và Hiến pháp 1980. Trong chế độ kinh tế của Hiến pháp 1959 và Hiếp pháp 1980 có xác định nhiệm vụ phải cải tạo những thành phần kinh tế này.
3. Chế độ kinh tế theo Hiến pháp 1959:
Mục đích của phát triển kinh tế là không ngừng phát triển sức sản xuất nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân. Để đạt được mục đích đó, Hiến pháp 1959 xác định phương hướng phát triển kinh tế là tiến dần từ chế độ dân chủ nhân dân lên CNXH bằng cách phát triển và cải tạo nền kinh tế quốc dân theo CNXH, biến nền kinh tế lạc hậu thành một nền kinh tế XHCN với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến.
Về các hình thức sở hữu đối với tư liệu sản xuất, Hiến pháp 1959 ghi nhận các hình thức sở hữu của nhà nước; sở hữu tập thể của nhân dân lao động; sở hữu của người lao động riêng lẻ; và sở hữu của nhà tư sản dân tộc.
Trên cơ sở ghi nhận các hình thức sở hữu khác nhau đối với tư liệu sản xuất nêu trên, các thành phần kinh tế chủ yếu được xác định là: thành phần kinh tế quốc doanh và thành phần kinh tế hợp tác xã. Trong đó, thành phần kinh tế quốc doanh giữ vai trò lãnh đạo trong nền kinh tế quốc dân và được nhà nước bảo đảm phát triển ưu tiên.
Ngoài hai thành phần cơ bản nói trên, còn có những người lao động riêng lẻ và các nhà tư sản dân tộc cũng tham gia hoạt động kinh tế.
Về phương pháp quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế, Hiến pháp 1959 xác định nhà nước sử dụng phương pháp kế hoạch hóa tập trung bao cấp.
4. Chế độ kinh tế theo Hiến pháp 1980:
Về mục đích và phương hướng phát triển kinh tế, Hiến pháp 1980 xác định mục đích phát triển kinh tế là thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và văn hoá ngày càng tăng của cả xã hội.
Về các hình thức sở hữu đối với tư liệu sản xuất và thành phần kinh tế, Hiến pháp 1980 xác định chế độ làm chủ tập thể đối với tư liệu sản xuất, nhà nước tiến hành cách mạng về quan hệ sản xuất, hướng dẫn, sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, thiết lập và củng cố chế độ sở hữu XHCN về tư liệu sản xuất nhằm thực hiện một nền kinh tế quốc dân chủ yếu có hai thành phần: thành phần kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và thành phần kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể của nhân dân lao động. Trong đó, thành phần kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và được phát triển ưu tiên.
Phương pháp quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế, Hiến pháp 1980 xác định nhà nước quản lý nền kinh tế quốc dân theo kế hoạch thống nhất, nhà nước giữ độc quyền về ngoại thương và mọi quan hệ kinh tế khác đối với nước ngoài.
5. Chế độ kinh tế theo Hiến pháp 1992:
Mục đích phát triển kinh tế là làm cho dân giàu, nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân. Phương hướng phát triển kinh tế là phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hiến pháp 1992 xác định chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân. Các thành phần kinh tế được ghi nhận gồm có: thành phần kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó, thành phần kinh tế quốc doanh được củng cố và phát triển, nhất là trong những ngành, lĩnh vực then chốt, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Cơ sở kinh tế quốc doanh được quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, bảo đảm sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Phương pháp quản lý của nhà nước về kinh tế được Hiến pháp 1992 xác định là nhà nước quản lý nền kinh tế quốc dân bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách
6. Chế độ kinh tế theo Hiến pháp 2013:
Hiến pháp 2013 xác định nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.
Hiến pháp 2013 xác định phương pháp quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế là: Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, điều tiết nền kinh tế trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường; thực hiện phân công, phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước; thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, bảo đảm tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân.
7. Chế độ kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội:
Trong nền kinh tế quá độ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay do trình độ phát triển chưa cao, chưa đồng đều của lực lượng sản xuất mà còn tồn tại khách quan cả chế độ sở hữu tư nhân (chế độ tư hữu) với nhiều hình thức sở hữu như: hình thức sở hữu tư nhân của cá thể, của hộ gia đình, của tiểu chủ, của nhà tư bản (sở hữu tư nhân tư bản), của tập đoàn tư bản… và cả chế độ sở hữu xã hội (chế độ công hữu) với các hình thức sở hữu như: sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể…, đồng thời còn có hình thức sở hữu hỗn hợp là hình thức sở hữu đan xen các hình thức sở hữu trong cùng một đơn vị kinh tế. Đó là cơ sở tồn tại của nhiều thành phần kinh tế.
Nền kinh tế quá độ trong thời kỳ quá độ ở nước ta được phân thành ba thành phần: kinh tế công, kinh tế tư nhân và kinh tế hỗn hợp:
Thành phần kinh tế công bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, giữ vị trí, vai trò then chốt trong nền kinh tế. Chủ thể của thành phần kinh tế này là Nhà nước (được Nhân dân ủy quyền). Nhà nước thông qua Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đầu tư vốn (cả vốn bằng hiện vật và vốn bằng tiền) cho các doanh nghiệp nhà nước thông qua
Các Doanh nghiệp Nhà nước tập trung phát triển trong những ngành và lĩnh vực then chốt, thiết yếu; những địa bàn quan trọng và quốc phòng, an ninh; những lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư. Các Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí đánh giá chủ yếu, tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác theo quy định của pháp luật.
Bảo đảm công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của Doanh nghiệp Nhà nước. Nhà nước không can thiệp vào hoạt động của Doanh nghiệp Nhà nước, mà Nhà nước thông qua những hợp đồng kinh tế để đặt hàng cho Doanh nghiệp Nhà nước sản xuất những hàng hóa có vai trò quan trọng đến quốc kế dân sinh, kể cả những hàng quân sự, quốc phòng. Nhà nước chỉ đóng vai trò là “nhạc trưởng”, “bà đỡ”, quản lý vĩ mô nền kinh tế, chứ không can thiệp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, kể cả Doanh nghiệp Nhà nước. Doanh nghiệp Nhà nước phải tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất – kinh doanh của mình…
Cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của Doanh nghiệp Nhà nước trên nền tảng công nghệ hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, quản trị doanh nghiệp theo chuẩn mực tiên tiến của quốc tế, thực sự hoạt động theo cơ chế thị trường, nhằm huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, bảo toàn, phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp…
Thành phần kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Chủ thể của thành phần kinh tế này là các chủ sở hữu tư nhân như: các hộ kinh doanh cá thể, các hộ tiểu chủ, các chủ tư nhân, các nhà tư bản, các tập đoàn tư bản… với các loại hình kinh doanh tương ứng như hộ sản xuất, kinh doanh cá thể (hộ nông dân, hộ tiểu – thủ công nghiệp, hộ kinh doanh dịch vụ…), chủ trang trại, hộ tiểu chủ, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp tư nhân tư bản (tư bản trong nước và tư bản ngoài nước), tập đoàn tư bản. “Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế…”. Hoàn thiện thể chế, tạo thuận lợi phát triển kinh tế tư nhân thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Thúc đẩy hình thành, phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, có công nghệ hiện đại, năng lực quản trị tiên tiến của thế giới.
Thành phần kinh tế hỗn hợp (một phần trong đó là chủ nghĩa tư bản nhà nước theo cách gọi của V.I.Lênin) bao gồm các công ty, các doanh nghiệp, các hợp tác xã, các tổ chức kinh tế được hình thành trên cơ sở liên kết các chủ sở hữu khác nhau với nhau: giữa chủ thể kinh tế công và chủ thể kinh tế tư nhân trong nước; giữa chủ thể kinh tế công và chủ thể kinh tế tư nhân nước ngoài; giữa các chủ thể kinh tế tư nhân trong nước với nhau; giữa chủ thể kinh tế tư nhân trong nước và chủ thể kinh tế tư nhân nước ngoài… để thúc đẩy phát triển mọi hình thức liên kết sản xuất kinh doanh, cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo mạng sản xuất và chuỗi giá trị thị trường nhằm tiếp nhận, chuyển giao, tạo sự lan tỏa về công nghệ tiên tiến và quản trị hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng và mở rộng thị trường tiêu thụ.
Loại hình tổ chức sản xuất – kinh doanh thường là công ty liên doanh, công ty hợp doanh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai chủ sở hữu trở lên, các loại hình hợp tác xã… Khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế đa sở hữu có đủ khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu. Điểm chung của các loại hình tổ chức sản xuất – kinh doanh này là đối tượng sở hữu gồm tài sản hữu hình và vô hình của các tổ chức sản xuất – kinh doanh được hình thành từ sự đóng góp của các chủ sở hữu riêng theo nguyên tắc tự nguyện và cùng có lợi.
Mỗi chủ sở hữu được hưởng lợi ích khi công ty, doanh nghiệp hỗn hợp này hoạt động có hiệu quả hoặc chịu trách nhiệm khi bị thua lỗ tương ứng với tỷ lệ tài sản đóng góp. Ngoài tài sản đóng góp từ các chủ sở hữu, còn có các tài sản từ các nguồn khác (được hỗ trợ, tài trợ, được cho, tặng, hoặc từ kết quả sản xuất – kinh doanh tích lũy lại…) thuộc sở hữu chung của các thành viên trong tổ chức kinh tế này. Các tổ chức sản xuất – kinh doanh hỗn hợp thuộc loại này có điều lệ hoạt động và bầu ra Ban Lãnh đạo theo nguyên tắc nhất định do Điều lệ công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã quy định, để thay mặt các chủ sở hữu quản lý, điều hành, sử dụng có hiệu quả tài sản chung của tổ chức sản xuất – kinh doanh, mang lại lợi ích cho các chủ thể và đóng góp vào lợi ích chung.
Có quy chế chặt chẽ ràng buộc trách nhiệm của những người trong Ban Lãnh đạo được ủy quyền quản lý sản xuất – kinh doanh với kết quả, hiệu quả hoạt động của tổ chức sản xuất – kinh doanh. Loại hình tổ chức sản xuất – kinh doanh hỗn hợp rất đa dạng, từ các tập đoàn đa quốc gia, xuyên quốc gia đến các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, có quy mô nhỏ.
Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết:
Hiến pháp năm 2013;