Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hiệp quốc (UNIDO) có trụ sở tại Vienna, mục tiêu thúc đẩy phát triển công nghiệp ở các quốc gia đang phát triển và các quốc gia có nền kinh tế chuyển tiếp và thúc đẩu hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp. Vậy cụ thể hơn, UNIDO là như thế nào gì?
Mục lục bài viết
1. UNIDO là gì?
Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hiệp quốc (viết tắt là UNIDO) là một cơ quan trực thuộc Liên Hiệp Quốc có trụ sở đặt tại Viên, Áo. UNIDO được thành lập ngày 1.1.1967 theo Nghị quyết 2152 (XXI) ngày 17/11/1966 của Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Đến tháng 7/2007, UNIDO đã có 172 nước thành viên.
UNIDO tiếng Anh là United Nations Industrial Development Organization.
The United Nations Industrial Development Organization (UNIDO) (French/Spanish acronym: ONUDI) is a specialized agency of the United Nations that assists countries in economic and industrial development. It is headquartered at the UN Office in Vienna, Austria, with a permanent presence in over 60 countries. As of April 2019, UNIDO comprises 170 member states, which together set the organization’s policies, programs, and principles through the biannual General Conference.
UNIDO was established in 1966 by the UN General Assembly to promote and accelerate the industrialization of developing countries, which were emerging from decolonization in record numbers and with little to no industrial base. In 1979 it became one of the 15 specialized agencies of the UN, with its new constitution coming into force in 1985. Since its founding, the organization has restructured and reformed several times; the 2013 Lima Declaration expanded its mission to include promoting “inclusive and sustainable industrial development” (ISID), defined as benefiting greater numbers of people while safeguarding the environment. UNIDO is a member of the United Nations Development Group, a coalition of UN entities aimed at fulfilling the Sustainable Development Goals.
2. Mục đích hoạt động của UNIDO:
Mục đích thành lập của UNIDO là đóng vai trò cơ quan điều phối trung tâm cho các hoạt động công nghiệp trong hệ thống LHQ và thúc đẩy phát triển và hợp tác công nghiệp tại cấp độ toàn cầu, khu vực, quốc gia và liên ngành.
Mục tiêu của UNIDO là hỗ trợ các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi trong cuộc chiến chống bị gạt ra ngoài lề của thế giới toàn cầu hoá ngày nay. UNIDO huy động tri thức, kĩ năng, thông tin và công nghệ nhằm thúc đẩy sản xuất có hiệu quả, một nền kinh tế có sức cạnh tranh và một môi trường thông thoáng.
UNIDO tập trung các nỗ lực của mình giúp xoá đói nghèo thông qua nâng cao năng suất lao động.
3. Cơ cấu tổ chức Tổ chức phát triển Công nghiệp Liên Hiệp Quốc:
UNIDO có 3 cơ quan hoạch định chính sách chủ yếu:
– Đại hội đồng (General Conference – GC) họp 2 năm 1 lần nhằm thông qua ngân sách và chương trình làm việc.
– Hội đồng Phát triển Công nghiệp (Industrial Development Board – IDB) gồm 53 thành viên do ĐHĐ bầu với nhiệm kỳ 4 năm theo nguyên tắc cân bằng về địa lý, có nhiệm vụ xem xét chương trình làm việc và báo cáo ngân sách do Uỷ ban Ngân sách và Chương trình chuẩn bị.
– Uỷ ban Ngân sách và Chương trình (Programme and Budget Committee – PBC) là một cơ quan trực thuộc Hội đồng Phát triển Công nghiệp, gồm 27 thành viên do ĐHĐ bầu với nhiệm kỳ 2 năm. Uỷ ban này thường họp một năm một lần.
Đứng đầu Tổ chức UNIDO là Tổng giám đốc, hiện nay là ông Carlos Magarinos, người Argentina, được bầu tại Đại Hội đồng UNIDO khoá VII (12/1997), nhiệm kỳ 1998-2001, và tái cử năm 2001 cho nhiệm kỳ 2002 – 2005.
4. Chức năng và hoạt động của UNIDO:
UNIDO không phải là cơ quan tài trợ vốn mà chỉ là cơ quan chuyên môn tư vấn về lĩnh vực phát triển công nghiệp của LHQ.
UNIDO có vai trò khách quan tương đối trong việc giúp đỡ các nước đang phát triển, tạo diễn đàn trao đổi, thương lượng giữa các nước phát triển và đang phát triển trong việc thúc đẩy đầu tư và chuyển giao công nghệ. Đây là điểm khác biệt chủ yếu của UNIDO so với các công ty tư nhân về công nghiệp của bất cứ nước nào.
Vì UNIDO không phải là một tổ chức sinh lời, không phải quan tâm trước hết đến lợi nhuận tối đa như các công ty tư nhân về công nghiệp.
UNIDO trước hết tôn trọng và dựa trên chiến lược phát triển của chính phủ, đồng thời có tính đến các yếu tố về kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường, nhân lực.v.v…
Các chức năng chủ yếu của UNIDO:
– Đóng vai trò một diễn đàn toàn cầu: UNIDO xây dựng và phổ biến kiến thức và các vấn đề công nghiệp và cung cấp một sân chơi cho khu vực nhà nước và tư nhân, các tổ chức dân sự xã hội và cộng đồng hoạch định chính sách nói chung để nâng cao hợp tác, tiến hành đối thoại và phát triển quan hệ đối tác nhằm giải quyết các thách thức nêu trên.
– Đóng vai trò một cơ quan hợp tác kĩ thuật: UNIDO thiết kế và thực hiện các chương trình nhằm hỗ trợ các nỗ lực phát triển công nghiệp của khách hàng.
Hai chức năng chính của UNIDO bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau. Một mặt, kinh nghiệm thu được từ hợp tác kĩ thuật của UNIDO có thể được chia sẻ với các nhà hoạch định chính sách. Mặt khác, các phân tích của Tổ chức đã chỉ ra những lĩnh vực mà hợp tác kĩ thuật sẽ có tác động lớn nhất cho việc xác định các ưu tiên.
5. Các thời kỳ Tổng Giám đốc và các Đại sứ thiện chí UNIDO:
Các thời ký Tổng giám đốc:
2013– hiện nay: Li Yong (Trung Quốc)
2005–2013: Kandeh K. Yumkella (Sierra Leone)
1998–2005: Carlos Alfredo Magariños (Argentina)
1993–1997: Mauricio de Maria y Campos ( México)
1985–1992: Domingo Siazon (Philippines)
Giám đốc điều hành: (Executive Director)
1975–1985: Abd-El Rahman Khane (Algérie)
1967–1974: Ibrahim Helmi Abdel-Rahman (Ai Cập)
Các Đại sứ thiện chí UNIDO:
Các Đại sứ thiện chí UNIDO là người tài năng hoặc nổi tiếng được chọn để truyền bá tư tưởng của UNIDO
2005: Reinosuke Hara – Nhật Bản – Hayama Capital Inc.
2005: Peter Sutherland – Ireland – Kinh doanh, Chính trị
2005: Mario Baccini – Ý – Chính trị, Chủ tịch Italian Microcredit Institute
2004: Mamadou Mansour Cama – Sénégal – Kinh doanh
6. Hợp tác đối tác thúc đẩy phát triển công nghiệp:
Hợp tác và thực hiện Chương trình nghị sự 2030 – sáng kiến của UNIDO:
Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc – UNIDO chia sẻ kinh nghiệm làm như thế nào để các mô hình hợp tác đối tác có sự tham gia của nhiều bên, như Chương trình Hợp tác đối tác Quốc gia (PCP) của UNIDO có thể hỗ trợ các nước đạt được mục tiêu phát triển quốc gia, đặc biệt là mục tiêu phát triển công nghiệp bền vững và Chương trình nghị sự 2030.
Dưới tiêu đề “Quan hệ đối tác vì phát triền công nghiệp đến năm 2030”, Diễn đàn Phát triển công nghiệp bao trùm và bền vững lần thứ 7 của UNIDO cũng đã thảo luận vai trò của chính phủ, các tổ chức tài chính, doanh nghiệp tư nhân, các tổ chức của Liên Hợp Quốc và các đối tác phát triển khác trong việc thúc đẩy chuyển giao kiến thức, kinh nghiệm, kỹ thuật và huy động nguồn tài chính hỗ trợ quá trình công nghiệp hóa. Diễn đàn được tổ chức trong khuôn khổ kỳ họp thứ 18 của Đại hội đồng UNIDO đang diễn ra tại Abu Dhabi, Tiểu Vương quốc Ả rập với sự tham dự của đại diện cấp cao của chính phủ các nước thành viên của UNIDO.
Chương trình Hợp tác đối tác Quốc gia (PCP) là sáng kiến của UNIDO nhằm hỗ trợ các quốc gia thành viên thúc đẩy phát triển công nghiệp bao trùm và bền vững. Song hành với chương trình phát triển quốc gia và tập trung vào những ngành có tiềm năng tăng trưởng cao, chương trình PCP hỗ trợ quốc gia thành viên đạt được mục tiêu phát triển công nghiệp của mình. Trong khuôn khổ chương trình PCP, các quan hệ hợp tác đa đối tác sẽ được xây dựng đứng đầu là chính phủ nước sở tại. Thông qua chương trình PCP, UNIDO tư vấn cho chính phủ về các vấn đề có liên quan đến công nghiệp, hỗ trợ thiết kế chương trình, cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và điều phối chung.
Hiện nay, chương trình PCP này đang thực hiện ở 10 quốc gia – Cambodia, Bờ biển Ngà – Côte d’Ivoire, Ethiopia, Ai-cập, Kyrgyzstan, Morocco, Peru, Rwanda, Senegal và Zambia – có mức độ phát triển khác nhau và ở các khu vực địa lý khác nhau.
Diễn đàn cũng nhấn mạnh đến nỗ lực quốc gia nhằm huy động sự đóng góp của nhiều đối tác khác nhau, của các hiệp hội, ngân hàng và các tổ chức tài chính cho quá trình công nghiệp hóa.
Diễn đàn phát triển công nghiệp bao trùm và bền vững là hoạt động thường kỳ của UNIDO để các quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam và các đối tác trao đổi các khía cạnh của phát triển công nghiệp, chia sẻ kiến thức, củng cố quan hệ đối tác và xây dựng chiến lược thúc đẩy phát triển công nghiệp.
Kỳ họp thứ 18 của Đại hội đồng UNIDO đang diễn ra tại Abu Dhabi với chủ đề “Công nghiệp 2030 – Sáng kiến Sáng tạo, Kết nối và Thay đổi tương lai của chúng ta”. Đại hội tập trung thảo luận vai trò then chốt của phát triển công nghiệp bao trùm và bền vững nhằm đạt được mục tiêu của Chương trình nghị sự 2030, đặc biệt trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Đại hội cũng là dịp để UNIDO chia sẻ những thành công trong các lĩnh vực giới, kinh tế tuần hoàn, thanh niên với khởi nghiệp, công nghiệp 4.0, khu công nghiệp sinh thái và sử dụng năng lượng bền vững.
Phát biểu khai mạc đại hội, Giám đốc UNIDO ông LI Yong nhấn mạnh: “Chủ đề của Đại hội năm nay – Công nghiệp 2030, nhằm thể hiện nỗ lực của UNIDO hướng tới năm 2030 với các ngành công nghiệp phát triển bền vững, thúc đẩy nền kinh tế carbon thấp và thân thiện với môi trường, một nền kinh tế tạo việc làm, tăng trưởng bao trùm, thịnh vượng chung và trao quyền cho mọi người. Thách thức mà thế giới đang phải đương đầu là cần phải có niềm tin và quyết tâm cao. Và phần lớn những giải pháp để đạt được điều này là sự hợp tác mạnh mẽ giữa các chính phủ và sự hợp tác mạnh mẽ hơn nữa với khu vực tư nhân, yếu tố thành công của chương trình hợp tác đối tác quốc gia của UNIDO.”