Thời điểm dịch Covid bùng nổ năm 2020, Quỹ Dân Số Liên Hợp Quốc (UNFPA) là một trong những tổ chức cung ứng nước rửa tay sát khuẩn, giúp Việt Nam phòng chống dịch bệnh, trong đó tập trung phân phối đầu tiên cho các bệnh viện tuyến đầu tại Hà Nội, một trong những điểm nóng của dịch bệnh trong cả nước.
Mục lục bài viết
1. UNFPA là gì?
Quỹ Dân số Liên hiệp quốc (UNFPA) là một tổ chức phát triển thuộc hệ thống Liên hợp quốc (LHQ), có mục tiêu thúc đẩy sự tiếp cận đầy đủ của mọi người dân đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (bao gồm kế hoạch hóa gia đình), thực hiện các quyền về sức khỏe sinh sản, giảm tỉ lệ tử vong mẹ.
Trọng tâm hoạt động của UNFPA là thúc đẩy việc thực hiện Chương trình nghị sự của Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển (ICPD), các Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDG), trước đây và các Mục tiêu phát triển bền vững hiện nay về tăng cường sức khỏe sinh sản, dân số và phát triển.
UNFPA hỗ trợ các chương trình tại hơn 150 quốc gia và khu vực trải rộng trên bốn khu vực địa lý: các quốc gia Ả Rập và Châu Âu, Châu Á và Thái Bình Dương, Châu Mỹ Latinh và Caribbean và Châu Phi cận Sahara. Khoảng ba phần tư nhân viên làm việc trong lĩnh vực này. Tổ chức này là thành viên của Nhóm Phát triển Liên Hợp Quốc và là thành viên của ủy ban điều hành.
Quĩ Dân số Liên hiệp quốc trong tiếng Anh là United Nations Population Fund.
The United Nations Population Fund (UNFPA), formerly the United Nations Fund for Population Activities, is a UN agency aimed at improving reproductive and maternal health worldwide. Its work includes developing national healthcare strategies and protocols, increasing access to birth control, and leading campaigns against child marriage, gender-based violence, obstetric fistula, and female genital mutilation.
The UNFPA supports programs in more than 150 countries across four geographic regions: Arab States and Europe, Asia and the Pacific, Latin America and the Caribbean, and sub-Saharan Africa. Around three-quarters of the staff work in the field. It is a founding member of the United Nations Development Group, a collection of UN agencies and programmes focused on fulfilling the Sustainable Development Goals.
2. Sự ra đời và cơ cấu tổ chức:
Năm 1966, UNFPA chính thức được thành lập theo Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc. UNFPA bắt đầu các hoạt động từ năm 1969 và lúc đầu được đặt dưới sự quản lý của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP). Năm 1971, Đại Hội đồng Liên hợp quốc giao cho UNFPA nhiệm vụ tăng cường nhận thức và khả năng giải quyết các vấn đề dân số và phát triển của quốc gia, khu vực, liên khu vực và toàn cầu với sự giúp đỡ của các cơ quan trong hệ thống Liên hợp quốc và sự phối hợp hành động quốc tế. Năm 1972, do sự phát triển về nguồn vốn và phạm vi hoạt động, UNFPA được đặt dưới sự điều hành trực tiếp của Đại hội đồng LHQ. Các nước thành viên của LHQ đều được coi là thành viên của UNFPA. Tổng ngân sách hoạt động hàng năm trung bình gần 1 tỷ USD.
Bà Natalia Kanem, quốc tịch Panama, hiện là Phó Tổng Thư ký LHQ, Giám đốc chấp hành UNFPA, chính thức nhậm chức từ tháng 10/2017.
Cơ quan điều hành UNFPA là Hội đồng chấp hành, gồm 36 thành viên. Các thành viên Hội đồng chấp hành UNFPA cũng đồng thời là thành viên Hội đồng chấp hành UNDP. Hội đồng chấp hành UNDP-UNFPA chịu sự chỉ đạo về mặt chính sách của Đại hội đồng LHQ và Hội đồng Kinh tế-Xã hội LHQ (ECOSOC).
Các nước thành viên của Liên hợp quốc đều được coi là thành viên của UNFPA. Đứng đầu UNFPA là Giám đốc Chấp hành, hiện nay là bà Thôraya Ôbaid, quốc tịch Arập Xêút. Cơ quan điều hành UNFPA là Hội đồng Chấp hành, gồm 36 nước thành viên. Các thành viên Hội đồng Chấp hành UNFPA cũng đồng thời là thành viên Hội đồng Chấp hành UNDP. UNFPA chịu sự chỉ đạo về mặt chính sách của Đại hội đồng Liên hợp quốc và Uỷ ban Kinh tế – Xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC).
Trụ sở chính của UNFPA đặt tại Niu Óoc (Hoa Kỳ). UNFPA có Văn phòng đại diện tại Việt Nam, do đại diện thường trú UNFPA đứng đầu.
3. Tôn chỉ và mục đích của UNFPA:
Trợ giúp các nước đang phát triển thông qua việc cung cấp các dịch vụ có chất lượng trong sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình trên cơ sở sự lựa chọn của cá nhân. Hỗ trợ việc xây dựng các chính sách dân số phục vụ phát triển bền vững.
Thúc đẩy việc thực hiện chiến lược dân số do hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển thông qua năm 1994 (ICPD) và được kiểm điểm tại khoá họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1999 (ICPD+ 5). Chiến lược này không chỉ hướng vào các chỉ tiêu nhân khẩu học mà còn coi trọng yêu cầu nâng cao địa vị của phụ nữ, đưa lại cho phụ nữ nhiều sự lựa chọn hơn thông qua tăng cường tiếp cận với giáo dục, các dịch vụ sức khoẻ và các cơ hội việc làm.
Thúc đẩy sự hợp tác và điều phối giữa các tổ chức liên hợp quốc, các tổ chức song phương, các Chính phủ, các Tổ chức phi chính phủ (NGOs) và khu vực tư nhân trong việc giải quyết các vấn đề về dân số và phát triển, sức khoẻ sinh sản, bình đẳng giới và nâng cao địa vị phụ nữ.
4. Các hình thức hỗ trợ của UNFPA:
Hỗ trợ của UNFPA mang tính hỗ trợ kỹ thuật thông qua các chương trình, dự án viện trợ được xây dựng với sự phối hợp của Chính phủ nước nhận viện trợ. Tứ khi bắt đầu hoạt động năm 1969, Quỹ Dân số đã cung cấp 5 tỷ USD viện trợ cho các nước đang phát triển, tập trung vào ba lĩnh vực, chương trình chính như sau:
Sức khoẻ sinh sản: UNFPA hỗ trợ việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản bao gồm việc đưa ra nhiều lựa chọn hơn về các biện pháp kế hoạch hoá gia đình và cung cấp thông tin. Theo định nghĩa của UNFPA, chăm sóc sức khoẻ sinh sản bao gồm: kế hoạch hoá gia đình; làm mẹ an toàn; tư vấn và phòng ngừa vô sinh; ngăn ngừa và chữa trị viêm nhiễm đường sinh sản và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục bao gồm cả HIV/AIDS.
Chiến lược dân số và phát triển: UNFPA giúp các nước xây dựng, thực hiện và đánh giá các danh sách dân số tổng thể như là một phần trọng tâm của các chiến lược phát triển bền vững. Sự hỗ trợ này bao gồm việc thu thập, phân tích số liệu và nghiên cứu về dân số.
Thông tin – giáo dục – truyền thông: UNFPA thực hiện các hoạt động thông tin – giáo dục -truyền thông về các mục tiêu của Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển (ICPĐ) và khoá họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1999 (ICPD+5) bao gồm: sức khoẻ sinh sản và các quyền và sức khoẻ sinh sản nâng cao địa vị của phụ nữ; tăng tuổi thọ; giảm tử vong bà mẹ và trẻ sơ sinh; tăng cường năng lực quốc gia về xây dựng và thực hiện các chiến lược về dân số và phát triển; nâng cao nhận thức và tăng cường các nguồn lực về dân số và phát triển.
5. Quan hệ hợp tác và phát triển giữa Việt Nam và UNFPA:
UNFPA tiến hành các hoạt động đầu tiên của tổ chức này tại Việt Nam từ năm 1977 và chính thức hỗ trợ Việt Nam từ năm 1978 với Chương trình quốc gia I (1978-1988). Năm 1979, UNFPA đặt cơ quan đại diện tại Hà Nội nhằm thúc đẩy hợp tác và hỗ trợ Chính phủ Việt Nam thực hiện các chương trình kế hoạch hóa gia đình, hạn chế tăng dân số, giúp đỡ các gia đình nghèo khó ở vùng sâu vùng xa, v v. Từ đó đến nay, hợp tác giữa Việt Nam và UNFPA tiếp tục phát triển mạnh và phong phú thông qua các Chương trình quốc gia.
Chương trình quốc gia được xây dựng dựa trên các ưu tiên của Chính phủ trong lĩnh vực dân số- kế hoạch hoá gia đình. Các chiến lược quốc gia về dân số và sức khoẻ sinh sản giai đoạn 2001-2010 được Chính phủ thông qua cuối năm 2000 là cơ sở cho việc xây dựng Chương trình quốc gia VI (2001-2005) và các Chương trình quốc gia tiếp theo. Chương trình quốc gia cũng cần phù hợp với tôn chỉ mục đích và các ưu tiên hỗ trợ của UNFPA.
Nguồn vốn phân bổ cho Chương trình quốc gia của các nước được Hội đồng Chấp hành UNDP – UNFPA thông qua, hay còn gọi là con số dự kiến viện trợ (Indicative Planning Figure), dựa trên các thông số như thu nhập quốc dân và các chỉ số liên quan đến các mục tiêu của ICPD như việc tiếp cận các dịch vụ y tế cơ bản, tỷ lệ chết ở trẻ sơ sinh, tỷ lệ chết ở bà mẹ, tỷ lệ phụ nữ được đi học, tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai…và các chỉ số về nhân khẩu học. Việt Nam thuộc ”loại B” theo cách tính của UNFPA về phân bổ nguồn lực (loại A gồm những nước kém phát triển hơn và có các chỉ số liên quan thấp).
Chương trình quốc gia tạo ra một khuôn khổ cho việc bố trí, sắp xếp các lĩnh vực, dự án cụ thể. Các chương trình quốc gia hợp tác với UNFPA từ năm 1978 đến nay gồm: Chương trình quốc gia CP-I (1978-1983): có tổng số vốn là 15 triệu USD; Chương trình quốc gia CP-II (1984-1987): có tổng số vốn là 14 triệu USD; Chương trình quốc gia CP-III (1988-1991): có tổng số vốn là 25 triệu USD; Chương trình quốc gia CP-IV (1992-1996): có tổng số vốn là 36 triệu USD; Chương trình quốc gia CP-V (1997-2000): có tổng số vốn là 24 triệu USD; Chương trình quốc gia CP-VI (2001-2005): có tổng số vốn là 27 triệu USD.
Nội dung của các chương trình quốc gia hợp tác với UNFPA cũng có sự thay đổi qua từng thời kỳ, nhất là sau Hội nghị Dân số và Phát triển tại Cairo 1994. Nếu các chương trình quốc gia trước thời điểm đó tập trung chủ yếu vào lĩnh vực kế hoạch hoá gia đình thì từ Chương trình quốc gia V (1997-2000), chất lượng dân số và vấn đề chăm sóc sức khoẻ sinh sản trở thành những nội dung chính của Chương trình quốc gia V và hiện nay là Chương trình quốc gia VI (2001-2005).
Việt Nam là thành viên Hội đồng Chấp hành UNDP – UNFPA từ năm 2000-2002 và là Phó Chủ tịch Hội đồng này trong hai năm 2000 và 2001. Năm 1999, Việt Nam được trao giải thưởng Dân số của Liên hợp quốc.