Từ khi ra đời, Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã được chú ý trên khắp thế giới. Vậy CIA tổ chức như thế nào, nhiệm vụ và mục tiêu của nó là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. CIA là gì?
Cơ quan Tình báo Trung ương (viết tắt CIA) là cơ quan tình báo trung ương của Hoa Kỳ. Chức năng chính của cơ quan này là thu thập và phân tích thông tin về chính phủ các nước, các tập đoàn kinh tế, các tổ chức hay về bất cứ ai để cung cấp cho chính phủ Hoa Kỳ những thông tin quan trọng và cần thiết phục vụ việc hoạch định chính sách, đề ra các biện pháp ứng phó thích hợp.
Chức năng thứ hai là tuyên truyền, phổ biến những thông tin ngầm hoặc công khai và gây ảnh hưởng đến các tổ chức và cá nhân nhằm thu hút sự ủng hộ cho Chính phủ Mỹ. Chức năng thứ ba của tổ chức này là thực hiện các hoạt động ngầm dưới sự chỉ huy trực tiếp của Tổng thống Mỹ. Chức năng này của CIA đã gây nên rất nhiều tranh cãi và làm dấy lên các câu hỏi về tính hợp pháp, giá trị đạo đức và sự hiệu quả của những hoạt động đó.
Trụ sở chính của cơ quan này nằm ở Langley, Virginia, vài dặm từ phía Tây Bắc đến thủ đô Washington, D.C., dọc theo sông Potomac.
CIA tiếng Anh là Central Intelligence Agency
The Central Intelligence Agency is a civilian foreign intelligence service of the federal government of the United States, officially tasked with gathering, processing, and analyzing national security information from around the world, primarily through the use of human intelligence (HUMINT). As a principal member of the United States Intelligence Community (IC), the CIA reports to the Director of National Intelligence and is primarily focused on providing intelligence for the President and Cabinet of the United States.
Unlike the Federal Bureau of Investigation (FBI), which is a domestic security service, the CIA has no law enforcement function and is officially mainly focused on overseas intelligence gathering, with only limited domestic intelligence collection. The CIA serves as the national manager for coordination of HUMINT activities across the U.S. intelligence community. It is the only agency authorized by law to carry out and oversee covert action at the behest of the President. It exerts foreign political influence through its tactical divisions, such as the Special Activities Center. The CIA was also instrumental in establishing intelligence services in several U.S. allied countries, such as Germany’s BND. It has also provided support to many foreign political groups and governments, including planning, coordinating, training on torture, technical support, and was involved in several regime changes, terrorist attacks and planned assassinations of foreign leaders.
Since 2004 the CIA is organized under the Director of National Intelligence (DNI). Despite transferring some of its powers to the DNI, the CIA has grown in size as a response to the September 11 attacks. In 2013, The Washington Post reported that in the fiscal year 2010, the CIA had the largest budget of all IC agencies, exceeding previous estimates.
The CIA has increasingly expanded its role, including covert paramilitary operations. One of its largest divisions, the Information Operations Center (IOC), has officially shifted focus from counter-terrorism to offensive cyber-operations.
2. Lịch sử hình thành và phát triển của CIA:
CIA được thành lập năm 1947 theo Đạo luật An ninh Quốc gia năm 1947 do Quốc hội thông qua và Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman ký ban hành, có tiền thân là Cơ quan Tình báo chiến lược (OSS) thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai. Tổ chức OSS đã giải tán vào tháng 11 năm 1945 và các hoạt động được chuyển giao cho Bộ Ngoại giao và Bộ Chiến tranh. Do sự cần thiết của một hệ thống tình báo tập trung sau chiến tranh nên 11 tháng trước đó, vào năm 1944, William J. Donovan, người khai sinh OSS, đã đệ tình lên Tổng thống Franklin D. Roosevelt một bản kế hoạch thành lập một tổ chức tình báo chịu sự giám sát trực tiếp của Tổng thống.
Mặc dù gặp phải sự phản đối từ phía Bộ ngoại giao và Cục Điều tra Liên bang nhưng Tổng thống Truman vẫn quyết định thành lập Khối Tình báo trung ương vào tháng 1 năm 1946. Sau đó theo Đạo luật An ninh Quốc gia năm 1947 (có hiệu lực từ ngày 18 tháng 9 năm 1947), Hội đồng An ninh quốc gia và Cơ quan Tình báo Trung ương chính thức ra đời. Thiếu tướng hải quân Roscoe H. Hillenkoetter là người đầu tiên được bổ nhiệm vào chức Giám đốc Tình báo Trung ương.
Năm 1949, điều lệ 81-110 được thông qua, cho phép cơ quan này được quyền sử dụng các thủ tục về mật vụ, tài chính và hành chính và được miễn khỏi hầu hết những hạn chế trong việc sử dụng ngân quỹ liên bang. Sắc lệnh này cũng cho phép CIA không cần công bố các thông tin về tổ chức, nhiệm vụ, văn tự, tiền lương, số lượng nhân viên. sắc lệnh này cũng bao gồm cả chương trình “PL-110” để lợi dụng những kẻ đào ngũ và một số cá nhân nước ngoài, đồng thời cung cấp tài chính họ. Năm 1949, cơ quan tình báo của Tây Đức Bundesnachrichtendienst dưới quyền lãnh đạo của Reinhard Gehlen, đã nằm trong sự điều khiển của CIA.
Năm 1950, CIA thành lập Tập đoàn Pacific, một trong những tổ chức kinh doanh đầu tiên của CIA. Cũng trong thời gian đó, Giám đốc Hillenkoetter lần đầu tiên phê chuẩn chương trình điều khiển nhận thức (mind control) mang tên Dự án BLUEBIRD. Năm 1951, hệ thống truyền thanh Columbia (CBS) bắt tay hợp tác cùng CIA. Sau đó, Tổng thống Truman quyết định đổi tên Dự án BLUEBIRD thành Dự án ARTICHOKE.
Trong những năm đầu mới đi vào hoạt động, CIA không chịu nhiều sự điều khiển từ các cơ quan khác của chính phủ. Tuy nhiên mọi chuyện đã thay đổi vào khoảng những năm 70, thời điểm xảy ra vụ Watergate.
3. Mục đích thành lập Cục Tình báo Trung ương Mỹ:
CIA có ba hoạt động truyền thống chính thức:
– Thu thập thông tin về chính phủ của các nước, công ty và cá thể.
– Phân tích dữ liệu đó cùng với các Cơ quan thu thập tình báo khác của Hoa Kỳ với mục đích cung cấp các đánh giá về Tình báo An ninh Quốc gia đến các quan chức cấp cao của Hoa Kỳ.
– Chịu sự chỉ đạo từ Tổng thống Hoa Kỳ, thực hiện giám sát các hoạt động mật và các hoạt động chiến thuật bởi nhân viên của chính Cơ quan, bởi binh sĩ của Quân đội Hoa Kỳ hoặc các đối tác của Cơ quan.
CIA có thể làm tăng sức ảnh hưởng của chính trị tại các nước qua các bộ phận chiến thuật, ví dụ Bộ phận Hoạt động Đặc biệt Cơ quan Tình báo Trung ương, với tiền nhiệm là Cơ quan Công tác Chiến thuật (Office of Strategic Services – OSS), thành lập trong Đệ nhị Thế Chiến để phối hợp các Hoạt động Nội gián Mật chống lại phe Trục cho Lực lượng Vũ trang Hoa Kỳ. Đạo luật An ninh Quốc gia năm 1947 thiết lập ra CIA, với tư cách””Không phải là Cơ quan Cảnh sát hoặc Nhà nước, kể cả ở trong nước hay ngoài nước”.
Đã có các dư luận nhiều đáng kể về CIA liên quan đến an ninh và các thất bại chống lại các hoạt động nội gián, thất bại trong việc phân tích thông tin tình báo, các mối lo về quyền con người, các cuộc điều tra và công bố tài liệu, làm ảnh hưởng đến ý kiến của công chúng và các Cơ quan hành luật, buôn lậu ma túy và nói dối với Quốc hội Hoa Kỳ. Những ý kiến khác, như từ kẻ ly khai Cộng sản, Ion Mihai Pacepa, đã bảo vệ CIA khi nói “CIA cho đến nay là Tổ chức Tình báo tốt nhất thế giới”, và tranh luận rằng các hoạt động của CIA nằm trong số các hoạt động được giám sát cẩn thận ở mức độ chưa từng thấy ở các Cơ quan Tình báo của thế giới.
Dựa vào ngân sách của Cơ quan trong Năm tài chính 2013, CIA có năm ưu tiên:
– Chống khủng bố, ưu tiên hàng đầu, được xác định qua Cuộc chiến Với Khủng bố đang diễn ra.
– Ngăn sự phổ biến của vũ khí hủy diệt hàng loạt với mục tiêu khó nhất là Triều Tiên.
– Cảnh báo các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ về các sự kiện quan trọng quốc tế, với Pakistan được mô tả là “Mục tiêu bất kham.”
– Phản gián, với Trung Quốc, Nga, Iran, Cuba và Israel được mô tả là các mục tiêu ưu tiên.
– Tình báo mạng.
4. Tổ chức của Cục Tình báo Trung ương Mỹ:
4.1. Biểu tượng:
Biểu tượng của CIA bao gồm 3 phần mang ý nghĩa tượng trưng: đầu chim đại bàng quay sang trái, ngôi sao 16 cánh và một cái khiên. Đại bàng là linh vật quốc gia, tượng trưng cho sức mạnh và sự tỉnh táo. Ngôi sao 16 cánh mang hàm ý CIA là tổ chức tìm kiếm thông tin tình báo từ khắp mọi nơi trên thế giới ngoài biên giới Hoa Kỳ và những thông tin đó được quy tụ về trụ sở đầu não để phân tích, kiểm tra và phân bố đến các nhà làm luật. Ngôi sao được đặt trên cái khiên, tượng trưng cho sự phòng thủ vững chắc.
4.2. Kết cấu tổ chức:
Tổ chức của CIA thay đổi theo từng thời kỳ. Dưới đây là một số sơ đồ tổ chức ví dụ.
Thành phần lãnh đạo
– Giám đốc (Director of the Central Intelligence Agency – D/CIA)
– Phó giám đốc (Deputy Director of the Central Intelligence Agency – DD/CIA)
– Phó giám đốc Phụ tá (Associate Deputy Director of the Central Intelligence Agency – ADD/CIA)
– Giám đốc Ban Hỗ trợ (Director for Support – D/S)
– Giám đốc Sở Mật vụ Quốc gia (Director of the National Clandestine Service – D/NCS)
– Giám đốc Ban Tình báo (Director of Intelligence – D/I)
– Giám đốc Ban Khoa học & Công nghệ (Director of Science & Technology – D/S&T)
– Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tình báo (Director of the Center for the Study of Intelligence – D/CSI)
– Giám đốc Phòng Đối ngoại (Director of Public Affairs – D/PA)
– Tổng cố vấn (General Counsel – GC)
4.3. Ngân sách:
Hiện tại ngân sách của CIA vẫn được giữ kín. Tuy nhiên số tiền mà tổ chức này tiêu tốn hàng năm có thể lên tới nhiều tỉ đô la, một phần do quốc hội cung cấp, còn một phần là hoạt động kinh doanh và bán những thông tin tình báo của mình cho các cơ quan khác của nước Mỹ. Vào năm 1997, lần đầu tiên chính phủ Mỹ công khai các số liệu tổng hợp với mọi hoạt động liên quan đến tình báo (trong đó CIA chỉ là một phần) với ngân sách khoảng 22,6 tỉ USD trong năm tài chính 1997. Ngân sách tình báo của những năm khác vẫn được giữ bí mật.
Như vậy, trong bài viết trên, chúng tôi đã trình bày một số thông tin về Cục Tình báo Trung ương Mỹ – CIA. Trường hợp cần tư vấn, hỗ trợ thêm bất kỳ thông tin nào khác có liên quan, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp