Vị trí, vai trò và cơ cấu tổ chức của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Hệ thống tổ chức Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Vai trò cụ thể trong hoạt động của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam trong kế hoạch hành động quốc gia loại trừ các bệnh liên quan đến amiăng.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân, cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động) tự nguyện lập ra nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết lực lượng, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh.
Mục lục bài viết
- 1 1. Khái niệm Tổng liên đoàn lao động Việt Nam
- 2 2. Đặc điểm của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam
- 3 3. Hệ thống tổ chức Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
- 4 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
- 5 6. Vai trò cụ thể trong hoạt động của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam trong kế hoạch hành động quốc gia loại trừ các bệnh liên quan đến amiăng
1. Khái niệm Tổng liên đoàn lao động Việt Nam
Tổng liên đoàn lao động Việt Nam là tổ chức công đoàn cấp cao nhất ở Việt Nam. Tổng liên đoàn lao động Việt Nam là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện cho giới lao động Việt Nam tham gia với các cơ quan và tổ chức hữu quan khi giải quyết các vấn đề về lao động và xã hội trong phạm vi quốc gia; đại diện cho giới lao động Việt Nam trong quan hệ với Tổ chức lao động quốc tế (ILO) và các công đoàn quốc tế.
Tổng liên đoàn lao động Việt Nam tên tiếng anh là: Vietnam General Confederation of Labour, viết tắt là VGCL
2. Đặc điểm của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có tính chất giai cấp của giai cấp công nhân và tính quần chúng, là thành viên của hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam Lãnh đạo, có quan hệ hợp tác với Nhà nước và phối hợp với các tổ chức chính trị – xã hội và các tổ chức xã hội khác; hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có chức năng: Đại diện bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của Cơ quan Nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam luôn luôn trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân và của dân tộc, đồng thời phát huy truyền thông đoàn kết quốc tế, tăng cường và mở rộng hợp tác với Công đoàn các nước, các tổ chức quốc tế trên nguyên tắc hữu nghị, đoàn kết, bình đẳng, hợp tác cùng có lợi, phấn đấu cho mục tiêu: Vì quyền, lợi ích người lao động, vì hòa bình, dân chủ, độc lập dân tộc, phát triển và tiến bộ xã hội.
3. Hệ thống tổ chức Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là tổ chức thống nhất có các cấp cơ bản sau đây:
1. Cấp Trung ương: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
2. Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương (sau đây gọi chung là Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương).
3. Liên đoàn Lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Công đoàn ngành địa phương; Công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; Công đoàn Tổng Công ty và một số Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đặc thù khác (sau đây gọi chung là Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở).
4. Công đoàn cơ sở, Nghiệp đoàn (sau đây gọi chung là Công đoàn cơ sở).
3.1. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
+ Là cơ quan lănh đạo của các cấp Công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thay mặt cho công nhân, viên chức và lao động tham gia quản lư kinh tế, quản lư Nhà nước, tham gia xây dựng pháp luật, chế độ chính sách liên quan đến quyền lơị, nghĩa vụ của công nhân, viên chức và lao động tham gia quản lư kinh tế, quản lư Nhà nước, tham gia xây dựng pháp luật, chế độ chính sách liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của công nhân, viên chức và lao động.
+ Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước.
+ Tổ chức phong trào thi đua trong công nhân viên chức và lao động, phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn đáp ứng yêu cầu của phong trào công nhân, Công đoàn.
+ Thông qua quyết toán và dự toán ngân sách hàng năm và tiến hành công tác đối ngoại theo đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam
3.2. Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố) và Công đoàn ngành Trung ương
+ Là tổ chức Công đoàn theo địa bàn, tỉnh, thành phố có nhiệm vụ đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân lao động trên địa bàn. Triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn và Nghị quyết Ban Chấp hành Công đoàn tỉnh, thành phố.
+ Tham gia với cấp uỷ Đảng, các cơ quan Nhà nước tỉnh, thành phố về chủ trương phát triển kinh tế, xă hội, văn hoá giáo dục, các vấn đề liên quan đến đời sống, việc làm, điều kiện làm việc của công nhân, viên chức, lao động.
+ Tổ chức các phong trào thi đua, các hoạt động xă hội của công nhân, viên chức và lao động trên địa bàn.
+ Phối hợp với cơ quan chức năng của Nhà nước tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật, các chính sách về lao động, tiền lương, bảo hộ lao động, bảo hiển xă hội, bảo hiểm y tế và các chính sách khác có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ người lao động tại địa phương.
+ Tham gia hội đồng trọng tài lao động và an toàn lao động ở địa phương, hướng dẫn, chỉ đạo giải quyết tranh chấp lao động. Chỉ đạo Công đoàn ngành địa phương, Công đoàn quận huyện, thị xă và các Công đoàn trực thuộc thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của ḿnh.
+ Tổ chức giáo dục nâng cao tŕnh độ văn hoá, nghiệp vụ và các hoạt động văn hoá, thể dục – thể thao trong công nhân, viên chức, lao động.
+ Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Công đoàn ngành Trung ương cần phải phối hợp chặt chẽ, để cùng nhau chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của Công đoàn các cấp thuộc ngành trên địa bàn và lănh thổ.
3.3. Công đoàn cấp trên cơ sở
+ Công đoàn cấp trên trực tiếp của Công đoàn cơ sở gồm Công đoàn Tổng công ty, Công đoàn ngành nghề địa phương, Công đoàn quận huyện, thị xă, thành phố thuộc tỉnh, Công đoàn các cơ quan Bộ; Công đoàn ngành giáo dục quận, huyện trực thuộc Liên đoàn lao động quận, huyện.
+ Công đoàn ngành địa phương là Công đoàn cấp trên cơ sở, là tổ chức Công đoàn của công nhân, viên chức và lao động cùng ngành, nghề thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh, thành phố.
a) Nhiệm vụ, quyền hạn của Công đoàn ngành địa phương
+ Tổ chức triển khai các chủ trương công tác của Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, của Công đoàn ngành TW và Nghị quyết của Công đoàn cấp ḿnh.
+ Tham gia với chính quyền cùng cấp về phát triển kinh tế – Xă hội của ngành địa phương, các vấn đề có liên quan đến trách nhiệm và lợi ích ngành nghề, xây dựng đội ngũ công nhân, viên chức và lao động trong ngành.
+ Hướng dẫn, thông tin về các chế độ, chính sách, khoa học kỹ thuật, ngành, nghề. Tổ chức các phong trào thi đua, giáo dục truyền thống, nghĩa vụ, quyền lợi của công nhân, viên chức và lao động trong ngành. Phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện, quận, thị xă, thành phố (thuộc tỉnh) hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các chế độ, chính sách ngành, nghề, bảo vệ lợi ích chính đáng của công nhân, viên chức và lao động trong ngành.
+ Thực hiện công tác tổ chức, cán bộ theo phân cấp của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, xây dựng Công đoàn cơ sở, Nghiệp đoàn vững mạnh, tập huấn bồi dưỡng cán bộ Công đoàn.
b) Nhiệm vụ và quyền hạn của Công đoàn Tổng công ty
+ Công đoàn Tổng công ty là Công đoàn cấp trên cơ sở, là tổ chức Công đoàn của công nhân, viên chức và lao động trong các công ty.
+ Triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết, chủ trương công tác của Công đoàn cấp trên và Nghị quyết Đại hội Công đoàn Tổng công ty.
+ Tham gia với Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc về qui hoạch, kế hoạch và mục tiêu phát triển kinh tế của Tổng công ty, tham gia xây dựng và kiểm tra giám sát việc thực hiện nội qui, qui chế, chế độ tiền lương, tiền thưởng và các qui định có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên chức và lao động Tổng công ty.
+ Phối hợp với chuyên môn thực hiện thiết chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức Đại hội công nhân, viên chức, đại diện cho đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức và lao động kư thoả ước lao động tập thể với Tổng giám đốc phù hợp với các qui định của pháp luật, tham gia các Hội đồng của Tổng công ty để giải quyết các vấn đề có liên quan đến công nhân, viên chức và lao động.
+ Chỉ đạo các Công đoàn cơ sở thuộc Công đoàn Tổng công ty thực hiện các h́nh thức tham gia quản lư, thực hiện
+ Quyết định thành lập hoặc giải thể các Công đoàn cơ sở thuộc Công đoàn Tổng công ty phù hợp với các nguyên tắc và qui định của Tổng Liên đoàn, thực hiện công tác cán bộ theo sự phân công của Công đoàn cấp trên, chỉ đạo xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh.
+ Tiếp nhận ư kiến tham gia và chỉ đạo của các Liên đoàn Lao động địa phương đối với các Công đoàn cơ sở. Công đoàn cơ sở là thành viên của Công đoàn Tổng công ty đóng trên địa bàn địa phương.
3.4. Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn
+ Công đoàn cơ sở được thành lập ở các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các đơn vị sự nghiệp và cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị – xă hội, các tổ chức xă hội có 5 đoàn viên trở lên và được Công đoàn cấp trên Quyết định công nhận.
+ Nghiệp đoàn Lao động, tập hợp những người lao động tự do hợp pháp cùng ngành, nghề được thành lập theo địa bàn hoặc theo đơn vị lao động có mười đoàn viên trở lên và được Công đoàn cấp trên ra Quyết định công nhận.
Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn được tổ chức theo 4 loại hình sau:
– Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn không có tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn.
– Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn có tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn.
– Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn có công đoàn bộ phận, có nghiệp đoàn bộ phận.
– Công đoàn cơ sở có Công đoàn cơ sở thành viên.
5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
1. Quyết định chương trình, nội dung hoạt động của công đoàn nhằm thực hiện nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam và các nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam; chỉ đạo và hướng dẫn hoạt động của các cấp công đoàn. Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức công đoàn. Chỉ đạo công tác nghiên cứu lý luận công đoàn, tổng kết thực tiễn về giai cấp công nhân và hoạt động công đoàn.
2. Tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội; tham gia xây dựng chính sách, pháp luật và tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về kinh tế – xã hội, lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, an toàn, vệ sinh lao động và chính sách, pháp luật khác có liên quan đến người lao động và tổ chức công đoàn, quyền, nghĩa vụ của người lao động theo quy định của pháp luật; tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu khoa học về lao động, công đoàn, an toàn, vệ sinh lao động; tham gia các ủy ban, hội đồng, ban chỉ đạo quốc gia về các vấn đề có liên quan đến người lao động.
3. Phối hợp với các cơ quan của Đảng, cơ quan của Nhà nước, doanh nghiệp, trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, chính trị, chuyên môn, nghề nghiệp cho đoàn viên và người lao động đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể ở trung ương tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, tiến hành giám sát, phản biện xã hội và các hoạt động xã hội trong đoàn viên và người lao động.
4. Quyết định phương hướng, biện pháp về công tác tổ chức, cán bộ; xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy, tiêu chuẩn chức danh cán bộ công đoàn; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, bố trí, sử dụng và thực hiện chính sách đối với cán bộ chuyên trách công đoàn theo phân cấp quản lý.
5. Hướng dẫn, chỉ đạo các hoạt động đại diện, chăm lo, bảo vệ đoàn viên và người lao động, các phong trào thi đua yêu nước và hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch của công đoàn các cấp.
6. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với các tổ chức công đoàn các nước, các tổ chức quốc tế theo đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
7. Thực hiện quyền, trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản; hướng dẫn, chỉ đạo công tác quản lý tài chính, tài sản và các hoạt động kinh tế công đoàn; thông qua quyết toán, dự toán tài chính công đoàn hằng năm theo quy định của pháp luật Nhà nước.
6. Vai trò cụ thể trong hoạt động của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam trong kế hoạch hành động quốc gia loại trừ các bệnh liên quan đến amiăng
1. Chủ động tham gia xây dựng và hoạch định chính sách phòng chống tác hại amiăng
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã nghiên cứu tham gia góp ý xây dựng các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý, sử dụng amiăng trong sản xuất ; các chế độ chính sách liên quan đến người lao động ; tích cực tham gia với Chính phủ và các Bộ, ngành đề xuất việc đưa chất Amiăng trắng vào phụ lục 3 của công ước Rotterdam về các chất độc cần được quản lý chặt chẽ đồng thời xây dựng lộ trình cụ thể để đạt được mục tiêu dừng sử dụng amiăng trắng trong sản xuất tấm lợp vào năm 2020 ; tham gia xây dựng kế hoạch hành động Quốc gia loại trừ các bệnh liên quan đến Amiăng. Đặc biệt với sự giúp đỡ của WHO, của các bộ ngành liên quan nhất là của Cục Quản lý môi trường Bộ Y tế, Viện nghiên cứu KHKT của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã nghiên cứu xây dựng hồ sơ quốc gia về Amiăng giai đoạn 2009-2011 đây là tài liệu nhìn nhận đánh giá tổng thể các vấn đề liên quan đến amiăng rất hữu ích trong việc hoạch định các chính sách phòng chống tác hại của amiăng.
2. Tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục người lao động, người sử dụng lao động thực hiện các quy định pháp luật, các biện pháp phòng chống tác hại của amiăng.
Có thể nói amiăng có nhiều tác hại nguy hiểm để lại hậu quả lâu dài cho người lao đồng. Tuy nhiên bản thân người lao động đa số chưa nhận thức được vấn đề đó. Để người lao động có thể tự bảo vệ cũng như thực hiện đúng các nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật, Tổng Liên đoàn LĐVN đã chỉ đạo các cấp công đoàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kịp thời và nghiêm túc các quy định về ATVSLĐ và về tác hại của amiăng đối với sức khỏe con người trong công nhân viên chức, lao động bằng nhiều hình thức khác nhau. Đã có rất nhiều bài báo, các nghiên cứu khoa học về amiăng được đăng trên Báo lao động, hệ thống Báo người lao động ở các địa phương ; tạp chí BHLĐ, tạp chí lao động công đoàn… Các cấp công đoàn cũng đã có nhiều hình thức tuyên truyền như xây dựng phim tư liệu, xuất bản bản tin, in, phát tờ gấp, tài liệu hướng dẫn… đặc biệt quan tâm chú trọng tuyên truyền cho đối tượng là người lao động trong các doanh nghiệp, đơn vị có sử dụng đến amiăng và người tiêu dùng sử dụng sản phẩm có chứa amiăng.
3. Tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật và các chế độ đối với người lao động trong các doanh nghiệp sử dụng amiăng.
Tổng Liên đoàn LĐVN đã chỉ đạo Liên đoàn lao động các tỉnh thành phố thường xuyên phối hợp với Sở Lao động – TB&XH tỉnh, thành phố tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật, các chế độ chính sách liên quan đến người lao động ; kiểm tra môi trường lao động đối với các doanh nghiệp sản xuất có liên quan đến Amiăng. Thông qua hoạt động kiểm tra liên ngành đã chỉ ra những vấn đề doanh nghiệp còn chưa thực hiện tốt ; kiến nghị thực hiện đầy đủ chính sách chế độ đối với người lao động, cải thiện điều kiện môi trương lao động…Các công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp này cũng thường xuyên thực hiện công tác tự kiểm tra tại đơn vị mình qua đó kịp thời phát hiện những điểm còn tồn tại ; phát hiện và uốn nắn những hành vi vi phạm kỷ luật lao động, nội quy an toàn của người lao động.
4. Công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã chỉ đạo Viện nghiên cứu KHKT bảo hộ lao động khảo sát đánh giá thực trạng sử dụng và nghiên cứu những ảnh hưởng của amiăng đến sức khỏe người lao động nhằm đưa ra những giải pháp phòng ngừa bệnh liên quan đến amiăng, từ đó làm cơ sở để Tổng Liên đoàn tham gia với các cơ quan quản lý nhà nước xây dựng, hoàn thiện chính sách đối với người lao động.
Viện nghiên cứu KHKT bảo hộ lao động đã phối hợp với Tổ chức Apheda để nghiên cứu xây dựng quy tắc hướng dẫn quản lý Amiăng tại chỗ làm việc nhằm bảo vệ sức khỏe cho người lao động.