Bỏ sổ hộ khẩu quản lý bằng số định danh. Đây chính là một trong các nội dung được người dân quan tâm nhất tại Dự thảo “Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu quốc gia liên quan đến quản lý dân cư”. Vậy số định danh cá nhân là gì?
Mục lục bài viết
1. Số định danh cá nhân là gì?
Mã số định danh chính là số hóa thông tin của công dân trong việc quản lý của cơ quan nhà nước. Cha mẹ của trẻ khi hoàn tất điền thông tin qua phần mềm liên thông một cửa, cán bộ tư pháp sẽ kiểm tra và hỏi lại một lần nữa. Nếu không sửa đổi, dữ liệu được chuyển sang phần mềm của Bộ Tư pháp và Bộ Công an. 2-3 giây sau, hệ thống tự động của Bộ Công an sẽ cấp mã số định danh ngẫu nhiên về phần mềm đăng ký khai sinh tại UBND phường, xã để cán bộ tư pháp hoàn thiện vào giấy khai sinh.
Số định danh cá nhân được xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư dùng để kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
Đối với người đã khai sinh nhưng chưa có số định danh cá nhân, Cơ quan có thẩm quyền sẽ lấy số thẻ căn cước công dân làm số định danh.
Đối với trẻ mới sinh, mã số định danh in trong giấy khai sinh chính là số thẻ căn cước công dân của trẻ khi lớn lên, từ năm 2020 cả nước sẽ hoàn tất việc này.
Về cơ bản, trong thông tin chứa đựng trong cơ sở dữ liệu quốc gia về mỗi dân cư bao gồm 22 nội dung sau: Số định danh cá nhân, ảnh, họ và tên, tên thường gọi, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi sinh, quê quán, dân tộc, tôn giáo, quốc tịch, số chứng minh nhân dân, nơi thường trú, nơi ở hiện tại, nhóm máu, số hộ chiếu, họ tên cha, họ tên mẹ (số định danh cá nhân đối với người Việt Nam và quốc tịch đối với người nước ngoài, không quốc tịch), tình trạng hôn nhân, họ tên vợ hoặc chồng, họ tên con, ngày tháng năm mất.
Về thẩm quyền cấp mã số cá nhân, công an cấp huyện, cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền cấp cho công dân đối với người đã đăng ký khai sinh trước ngày Luật Hộ tịch có hiệu lực. Sau khi Luật Hộ tịch có hiệu lực, Ủy ban nhân dân cấp xã, phường cấp số định danh cá nhân cho công dân mới sinh khi công dân đăng ký khai sinh.
Số định danh cá nhân trong tiếng Anh được hiểu là Personal Identification Number.
Về cấu trúc: Số định danh cá nhân là dãy số tự nhiên gồm 12 số, có cấu trúc gồm 6 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên.
Số định danh cá nhân được cấp cho công dân từ khi làm Giấy khai sinh đến khi khai tử. Khi Công dân đủ tuổi làm thẻ căn cước công dân (Từ đủ 14 tuổi), số định danh cá nhân sẽ trở thành số thẻ căn cước công dân.
Đối với người đã khai sinh nhưng chưa có số định danh cá nhân, Cơ quan có thẩm quyền sẽ lấy số thẻ căn cước công dân làm số định danh.
2. Mã số định danh cá nhân có trùng với căn cước công dân không?
Đối với những người đã làm thẻ Căn cước công dân (với số thẻ 12 số), số thẻ Căn cước công dân chính là số định danh cá nhân. Số Chứng minh nhân dân (9 số) không phải là số định danh cá nhân. Do vậy, những người chưa được cấp số định danh cá nhân theo quy định thì cần làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân.
Hiện nay, thực hiện theo quy định của Luật Căn cước công dân và các văn bản hướng dẫn thi hành, trẻ em ngay từ khi sinh ra sẽ được cấp số định danh cá nhân. Mã số định danh cá nhân này chính là số thẻ Căn cước công dân khi công dân đủ 14 tuổi đi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân.
Đối với trường hợp công dân đã được cấp thẻ Căn cước công dân thì số thẻ Căn cước công dân của công dân là số duy nhất cấp cho công dân đó và không thay đổi khi công dân chuyển nơi đăng ký thường trú đến các tỉnh, thành phố khác.
Về trình tự, thủ tục cấp số định danh cá nhân đối với công dân đăng ký khai sinh, trường hợp Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử đã được kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì khi nhận đủ giấy tờ để đăng ký khai sinh, cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch, quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử có trách nhiệm chuyển ngay các thông tin của người được đăng ký khai sinh cho cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Về trình tự, thủ tục cấp số định danh cá nhân đối với công dân đã đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, Điều 15 Nghị định 137 quy định, công dân đã đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú nhưng chưa được cấp số định danh cá nhân theo quy định thì khi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân, cơ quan quản lý căn cước công dân có trách nhiệm thu thập, chuyển các thông tin về công dân theo quy định cho cơ quan quản lý cơ quan dữ liệu quốc gia về dân cư….
3. Thủ tục cấp số định danh cá nhân:
Thủ tục cấp số định danh cá nhân đối với công dân đăng ký khai sinh:
Trường hợp Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì khi nhận đủ giấy tờ để đăng ký khai sinh, cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch, quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử có trách nhiệm chuyển ngay các thông tin của người được đăng ký khai sinh cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; trong đó phải thu thập các thông tin sau đây để cấp số định danh cá nhân:
- Họ, chữ đệm và tên khai sinh;
- Ngày, tháng, năm sinh;
- Giới tính;
- Nơi đăng ký khai sinh;
- Quê quán;
- Dân tộc;
- Quốc tịch;
- Họ, chữ đệm và tên, quốc tịch của cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp; trừ trường hợp chưa xác định được cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp.
Thủ trưởng cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an có trách nhiệm kiểm tra thông tin, tài liệu theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 13 của Luật Căn cước công dân, cấp và chuyển ngay số định danh cá nhân cho cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch.
Trường hợp Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa vận hành hoặc Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử chưa được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai sinh của công dân, cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch chuyển ngay các thông tin theo quy định trên cho cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư qua mạng internet đã được cấp tài khoản truy cập.
Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có trách nhiệm cấp tài khoản truy cập cho cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch, chuyển ngay số định danh cá nhân của công dân cho cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch khi nhận được thông tin khai sinh theo quy định qua mạng internet. Cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch có trách nhiệm bảo mật tài khoản truy cập theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Trình tự, thủ tục cấp số định danh cá nhân đối với công dân đã đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú:
Công dân đã đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú nhưng chưa được cấp số định danh cá nhân theo quy định thì khi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân, cơ quan quản lý căn cước công dân có trách nhiệm thu thập, chuyển các thông tin về công dân theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật Căn cước công dân cho cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an; trong đó ít nhất phải có các thông tin sau:
- Họ, chữ đệm và tên khai sinh;
- Ngày, tháng, năm sinh;
- Giới tính;
- Nơi đăng ký khai sinh;
- Quê quán;
- Dân tộc;
- Quốc tịch;
- Họ, chữ đệm và tên, quốc tịch của cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp; trừ trường hợp chưa xác định được cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp;
- Nơi thường trú;
- Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân của chủ hộ, quan hệ với chủ hộ.
Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an kiểm tra thông tin của công dân, cấp và chuyển ngay số định danh cá nhân cho cơ quan cấp thẻ Căn cước công dân.
4. Hủy số định danh đã cấp như thế nào?
Khi phát hiện số định danh cá nhân đã cấp có sai sót do nhập sai thông tin về công dân, thủ trưởng cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an ra quyết định hủy số định danh cá nhân đó và cấp lại số định danh cá nhân khác cho công dân; tổ chức thực hiện việc điều chỉnh số định danh cá nhân và thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và các hồ sơ, tàng thư liên quan.
Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có trách nhiệm
Việc bãi bỏ Sổ hộ khẩu là bước đột phá trong việc quản lý dân cư, thay thế phương thức quản lý dân cư từ thủ công sang quản lý điện tử bằng mã số định danh cá nhân xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Số định danh cá nhân được ghi trên giấy khai sinh và thẻ Căn cước công dân phục vụ công dân khi thực hiện các thủ tục hành chính.
Khi đó, quy trình thực hiện các thủ tục hành chính về quản lý dân cư cũng sẽ được nghiên cứu, thay đổi cho phù hợp. Với việc khi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (thực hiện các thủ tục về đăng ký, quản lý cư trú) kết nối với Cơ sở dữ liệu căn cước công dân (thực hiện thủ tục về cấp, quản lý Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân) và Cơ sở dữ liệu hộ tịch (khai sinh, khai tử, đăng ký kết hôn…) và kết nối đến các cơ sở dữ liệu quốc gia khác. Việc thực hiện các thủ tục hành chính sẽ được khai thác thông qua Số định danh cá nhân để chứng minh công dân.