Tổ chức phi chính phủ có vai trò, ý nghĩa rất lớn đối với mỗi quốc gia, mỗi đất nước. Họ hoạt động trong nhiều lĩnh vực như văn hóa, chính trị, kỹ thuật, nhân đạo… Tổ chức phi chính phủ là gì? Đặc điểm của tổ chức phi chính phủ?
Mục lục bài viết
1. Tổ chức phi chính phủ là gì?
Phải quan niệm, đây là những hoạt động không vì lợi nhuận, tham gia vào các sinh hoạt phát triển kiện toàn xã hội. Liên Hiệp quốc là cơ quan đa quốc gia đưa ra khái niệm như sau:
– “Tổ chức phi chính phủ” là thuật ngữ dùng để chỉ một tổ chức, hiệp hội, ủy văn hóa xã hội, ủy hội từ thiện, tập đoàn phi lợi nhuận hoặc các pháp nhân khác mà theo pháp luật không thuộc khu vực Nhà nước và không hoạt động vì lợi nhuận. Nghĩa là khoản lợi nhuận nếu có, không thể phân chia theo kiểu chia lợi nhuận. Tổ chức này không bao gồm các nghiệp đoàn, đảng phái chính trị, hợp tác xã phân chia lợi nhuận, hay nhà thờ hoặc chùa.
Tổng thể các Tổ chức phi chính phủ hình thành khu vực phi chính phủ, tồn tại cùng với khu vực Nhà nước, khu vực tư nhân và khu vực tập thể. Hoạt động đa dạng trong các lĩnh vực dịch vụ, văn hóa, khoa học kỹ thuật, nhân đạo… Gọi chung là các hoạt động phục vụ lợi ích công cộng phát triển lành mạnh công bằng, bình đẳng, tiến bộ xã hội.
Thuật ngữ “Tổ chức phi chính phủ “ xuất hiện ở Việt Nam, đầu tiên dùng trong Luật Tổ chức Chính phủ năm 1992. Sau đó là
– Tổ chức phi chính phủ là một tổ chức được hình thành mang tính độc lập tương đối với Chính phủ.
– Được cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, có sự quản lý Nhà nước.
Được lập ra do sự tự nguyện của nhân dân.
– Hoạt động phi lợi nhuận trong khuôn khổ pháp luật.
Quan niệm về Tổ chức phi chính phủ ở nước ta được hiểu như sau:
Là tổ chức tự nguyện của nhân dân, có tư cách pháp nhân: Tập hợp những cá nhân có cùng đặc trưng, cùng ngành nghề, giới, sở thích, nhu cầu v.v… Hoạt động một cách thường xuyên để thực hiện mục tiêu chung là không vì mục tiêu lợi nhuận. Hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật.
Theo quan niệm trên thì “đoàn thể nhân dân” bao gồm hầu hết các tập hợp tổ chức nhân dân như: Câu lạc bộ, Hội, Hiệp hội, Liên hiệp hội. Tổ chức phi chính phủ mang tính quốc gia (National Non Governmental Organization. Gọi là NNGO tổ chức các thành viên đều mang một quốc tịch).
Tổ chức phi chính phủ mang tính quốc tế. Tổ chức quốc tế xuất hiện trên thế giới vào năm 1970, có phạm vi hoạt động rộng khắp thế giới. Các Tổ chức phi chính phủ mang tính quốc tế phải tuân theo luật pháp của nước nhận sự hợp tác. Nhóm các Tổ chức phi chính phủ mang tính chất Liên hiệp hội được thành lập trong phạm vi quốc gia, quốc tế, hay khu vực giúp những người trong nhóm cùng hoàn cảnh, nguyện vọng, sở thích trong các hoạt động giao lưu văn hóa, xã hội. Đặc biệt trong quá trình hội nhập.
Ngoài các Tổ chức phi chính phủ được nêu trên còn xuất hiện những Tổ chức phi chính phủ do tư nhân sáng lập và hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.
Hiện nay, Tổ chức phi chính phủ có vai trò lớn lao trong việc phát huy tích cực xã hội quần chúng. Tích cực xã hội là những biểu hiện của sự hoạt động có ích về mặt xã hội, hoàn thiện phẩm chất trong mọi lĩnh vực: Xã hội, chính trị, kinh tế và tinh thần. Tương ứng với từng lĩnh vực đó, vai trò to lớn trong việc phát triển tính tích cực của từng công dân. Có thể nói Tổ chức phi chính phủ là môi trường xã hội giáo dục và rèn luyện ý thức dân chủ, năng lực và thực hành dân chủ cho các công dân. Chính vai trò phi chính phủ quan trọng như vậy cho nên tổ chức quốc tế lớn như Liên Hiệp quốc, chương trình phát triển Liên Hiệp quốc (UNDP), Cơ quan Văn hóa Liên Hiệp quốc (UNESCO) và đặc biệt Tổ chức ngân hàng (IMF, WB…) đều rất quan tâm đến hoạt động của các Tổ chức phi chính phủ.
Các Tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã vào Việt Nam từ nhiều thập kỷ qua, gắn liền với những giai đoạn lịch sử cụ thể của Việt Nam trong quan hệ quốc tế. Trước tháng 5/1975, giai đoạn này có khoảng 63 tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ này hoạt động tại miền Nam. Miền Bắc nhận sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa thông qua nhiều Hội hữu nghị khác nhau. Năm 1965 viện trợ cho nhân dân Việt Nam bị thiệt hại từ chiến tranh đã tăng lên từ các nước phương Tây và một số tổ chức phi chính phủ nước ngoài, đã gởi nhiều chuyến hàng viện trợ cho những vùng thiệt hại bị ném bom.
Từ năm 1975 đến 1979, hầu hết các cơ quan phi chính phủ đã đóng cửa văn phòng, rút các nhân viên người nước ngoài về nước do lệnh cấm vận. Đến năm 1979 một số tổ chức phi chính phủ nước ngoài có văn phòng ở Thái Lan, Lào đã nối lại viện trợ nhân đạo, cứu trợ cho Việt Nam. Sau năm 1979, Bộ Tài chính lập ban tiếp nhận viện trợ để tạo thuận lợi cho việc tiếp nhận viện trợ từ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.
Từ năm 1980, Việt Nam bắt đầu mở rộng quan hệ quốc tế, thực hiện chính sách đổi mới, phá vỡ sự bao vây cấm vận. thay đổi này tạo ra nhiều cơ hội mới cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài giúp đỡ Việt Nam. Nhiều Tổ chức phi chính phủ đã cử đại diện đến Việt Nam. Năm 1989 Ban Điều phối viện trợ nhân dân (PACCOM) thuộc Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam được thành lập để làm đầu mối cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động.
Năm 1990 Chính phủ Việt Nam đã cho phép một số tổ chức: Action ATD, care Quốc tế, MCC, OxfamBỉ và các tổ chức Oxfam Anh và tổ chức NARV mở văn phòng đại diện ở Hà Nội và tích cực động viên các tổ chức phi chính phủ nước ngoài khác vào Việt Nam.
Năm 1996 Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ được thành lập theo Quyết định 340/TTg ngày 24/05/1996 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam. Cụm từ phi chính phủ được phổ biến rộng rãi từ thời gian này.
Lập lại một lần nữa. Phi chính phủ là cụm từ ám chỉ một tổ chức hoạt động độc lập tương đối với Nhà nước, tồn tại cùng với Nhà nước. Hoạt động đa dạng trong các lĩnh vực dịch vụ, văn hóa, khoa học kỹ thuật, nhân đạo… Gọi chung là các hoạt động phục vụ lợi ích công cộng phát triển lành mạnh, công bằng, bình đẳng, tiến bộ xã hội.
Bản chất của tổ chức phi chính phủ
Bản chất của tổ chức phi chính phủ là hoạt động vì lợi ích chung của cộng đồng như y tế, văn hóa, giáo dục…, không hoạt động nhằm mục đích thu lợi nhuận, xác định mục tiêu thương mại.
Định hướng của tổ chức phi chính phủ có nhiệm vụ thúc đẩy mọi người vì lợi ích chung mang tính nhân đạo, khuyến khích mọi người thực hiện các hoạt động từ thiện, tuyên truyền và phổ biến giáo dục.
Tổ chức phi chính phủ thành lập giúp phát triển các lĩnh vực công nghệ, khoa học kỹ thuật, mang tính mạng lưới toàn cầu.
Tổ chức phi chính phủ tiếng Anh là Non-governmental organizations
2. Đặc điểm của tổ chức phi chính phủ:
Ngoài nắm rõ khái niệm về tổ chức phi chính phủ là gì, Luật Hoàng Phi xin cung cấp thêm thông tin về đặc điểm tổ chức phi chính phủ như sau:
Đặc điểm nổi bật nhất của tổ chức phi chính là hệ thống kết nối mang tính xuyên quốc gia.
Tổ chức phi chính phủ hoạt động vì lợi ích chung của xã hội như y tế, môi trường, giáo dục, văn hóa…
Tổ chức phi chính phủ hầu như không xác định mục tiêu thương mại, hoạt động phi lợi nhuận.
Cơ cấu hoạt động về nhân sự của tổ chức phi chính phủ chuyên nghiệp, có tình nguyện viện hoạt động tự nguyện.
Các tổ chức phi chính phủ hoạt động nhiều dự án khác nhau, một số dự án như: xóa đói giảm nghèo, giúp đỡ người khuyết tật, chất độc da cam, bảo vệ động vật hoang dã…
3. Vai trò của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đối với sự phát triển của Việt Nam:
Vai trò của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đối với sự phát triển ở Việt Nam, thể hiện rõ trên những khía cạnh sau:
– Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đóng vai trò hỗ trợ tài chính, hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ phương pháp. Khoảng 76,1% tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động ở nước ta đóng vai trò hỗ trợ tài chính; hơn 58,2% có vai trò hỗ trợ kỹ thuật và gần 52,2 % hỗ trợ phương pháp. Song song với hỗ trợ tài chính thì các hỗ trợ về kỹ thuật và hỗ trợ phương pháp sẽ đảm bảo các dự án của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài được triển khai bảo đảm chất lượng. Ngoài ra, nhiều tổ chức phi chính phủ nước ngoài giữ vai trò là người triển khai hoặc đồng triển khai dự án với các đối tác địa phương. Phương pháp triển khai dự án, kinh nghiệm quản lý và kiến thức, kỹ thuật trong quá trình triển khai dự án là những đóng góp quan trọng của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đối với sự phát triển ở Việt Nam.
– Hỗ trợ giải quyết các vấn đề ở cộng đồng. Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài là một trong những kênh hỗ trợ người nghèo về vốn, kinh nghiệm, kiến thức xóa đói, giảm nghèo – nhóm đối tượng khá đông ở nước ta mà các chương trình, dự án hỗ trợ của Nhà nước, do nguồn lực còn hạn chế, chưa bao quát hết được. Ở nhiều địa phương, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài còn thể hiện vai trò cứu trợ nhân đạo trong những tình huống thiên tai, bão lũ, cung cấp tín dụng, hoặc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội ở nông thôn… Đây là những hoạt động quan trọng nhất cũng như được đầu tư nhiều nhất của hầu hết các các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động ở Việt Nam.
– Ngoài việc đóng góp trực tiếp làm thay đổi cuộc sống của người dân ở các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài còn có vai trò chia sẻ kinh nghiệm, phương pháp làm cũng như cách thức xây dựng các chương trình, dự án quốc gia, chính sách và khung pháp lý cho những vấn đề liên quan. Nhiều chương trình phát triển kinh tế, xã hội do Chính phủ ban hành có tham khảo kinh nghiệm, tư vấn của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, đặc biệt là các chương trình, dự án về an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, phát triển vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, ví dụ như Chương trình phát triển kinh tế – xã hội các xã đặc biệt khó khăn (Chương trình 135), chính sách trợ cấp xã hội, phòng chống HIV, chiến lược phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu quốc gia,…
– Ngoài ra, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài còn góp phần thúc đẩy ngoại giao nhân dân, đóng vai trò cầu nối thông tin giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, là kênh thu hút vốn đầu tư và mở rộng quan hệ đối ngoại, từ đó nâng cao hình ảnh của Việt Nam với thế giới, giới thiệu về môi trường đầu tư cởi mở, thân thiện, minh bạch của Việt Nam.
Ngày càng có nhiều có tổ chức phi chính phủ nước ngoài đăng ký hoạt động tại Việt Nam. Số lượng các tổ chức phi chính phủ nước ngoài có quan hệ với Việt Nam tăng liên tục, từ 400 tổ chức năm 1996 lên hơn 1.100 tổ chức năm 2017. Trong những năm gần đây, do khủng hoảng tài chính – kinh tế thế giới và thực tế Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình, một số tổ chức phi chính phủ nước ngoài chuyển hướng ưu tiên, giảm hoạt động tại Việt Nam. Tuy nhiên, hằng năm vẫn có hàng chục tổ chức đăng ký mới tại Việt Nam.
Cùng với sự gia tăng về số lượng tổ chức, giá trị viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài cho Việt Nam tăng đáng kể qua các năm. Theo thống kê của Cơ quan thường trực Ủy ban, giá trị viện trợ phi chính phủ nước ngoài giải ngân cho Việt Nam tăng từ 79 triệu USD năm 1996 lên 304,7 triệu USD năm 2011 (năm có giá trị giải ngân cao nhất) và 279,5 triệu USD năm 2017. Tổng giá trị viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài giải ngân cho Việt Nam trong giai đoạn 1996 – 2017 đạt hơn 4,1 tỷ USD. Hoạt động viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài được triển khai tại 63 tỉnh, thành phố, trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó tập trung vào các lĩnh vực mà Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn và có nhu cầu, như y tế, giáo dục, giải quyết các vấn đề xã hội…
Theo báo cáo của Ủy ban, tính đến tháng 7-2018, Việt Nam có quan hệ với hơn 1.000 tổ chức phi chính phủ nước ngoài, trong đó, khoảng 500 tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động thường xuyên tại Việt Nam, hằng năm hỗ trợ khoảng 3.000 chương trình, dự án và cấp các khoản viện trợ. Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài được triển khai trong nhiều lĩnh vực mà Việt Nam có nhu cầu hợp tác, như y tế, giáo dục, phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường…, góp phần nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ và người dân vùng hưởng lợi dự án, hỗ trợ các mô hình chuyển giao kỹ thuật tiên tiến, thúc đẩy hiểu biết và quan hệ giữa nhân dân Việt Nam với bạn bè quốc tế.
Việt Nam đã hoàn thành trước thời hạn Mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc về xóa đói, giảm nghèo, trong đó, có phần đóng góp rất lớn của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.