Quyền yêu cầu phản tố là một trong những quyền đặc trưng của bị đơn trong vụ án dân sự. Đây là quy định giúp đảm bảo quyền tố tụng của bị đơn, tạo điều kiện cho việc giải quyết toàn diện các yêu cầu của đương sự trong quá trình giải quyết tranh chấp. Cùng tìm hiểu yêu cầu phản tố theo Bộ luật Tố tụng dân sự?
Mục lục bài viết
1. Phản tố là gì?
Khi bị khởi kiện trong một vụ án dân sự, bị đơn có quyền đưa ra ý kiến hoặc yêu cầu phản tố. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều bị đơn đã bỏ qua yêu cầu phản tố của mình do không biết mình có quyền này đã được quy định cụ thể trong luật hoặc không hiểu rõ những quyền của mình trong tố tụng dân sự.
Phản tố là quyền của bị đơn trong vụ án dân sự, thực chất việc phản tố của bị đơn là việc bị đơn khởi kiện ngược lại người đã kiện mình (tức là kiện ngược trở lại với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn), nhưng được xem xét, giải quyết cùng với đơn khởi kiện của nguyên đơn trong vụ án vì việc giải quyết yêu cầu của hai bên có yêu cầu chặt chẽ với nhau. Nếu yêu cầu của bị đơn là một việc hoàn toàn không liên quan đến đơn khởi kiện của nguyên đơn thì bị đơn phải khởi kiện thành một vụ án dân sự mới.
Như vậy, yêu cầu phản tố của bị đơn chỉ phát sinh khi có việc nguyên đơn kiện bị đơn và Toà án có thẩm quyền thụ lý vụ việc đối với yêu cầu của nguyên đơn, sau đó bị đơn cũng cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm và có đơn yêu cầu toà án giải quyết những vấn đề có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn trong cùng một vụ án dân sự.
“Phản tố” là một thuật ngữ pháp lý có gốc từ tiếng Hán nên thường gây khó hiểu cho người mới tiếp cận, nhưng cơ bản có thể được hiểu đây là một quyền của người “bị tố” – người bị kiện hay chính là bị đơn đưa ra những yêu cầu “phản” lại với những “tố – yêu cầu của người khởi kiện”, “phản” ở đây được hiểu theo nghĩa rộng có tính độc lập với yêu cầu khởi kiện nhưng sự đối lập không chỉ bao gồm việc loại trừ trực tiếp yêu cầu của nguyên đơn mà có thể theo hướng bù trừ nghĩa vụ được nêu trong yêu cầu của nguyên đơn.
2. Yêu cầu phản tố là gì? Thế nào là yêu cầu phản tố của bị đơn?
Yêu cầu phản tố được hiểu là quyền của bị đơn trong một vụ kiện dân sự. Khi có
Yêu cầu phản tố của bị đơn được hướng dẫn trong
– Tính độc lập: được coi là yêu cầu phản tố với nguyên đơn, với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu như yêu cầu đó độc lập, không cùng với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập yêu cầu Toà án giải quyết.
Ví dụ: Bà A khởi kiện ông B về việc ông B xây nhà làm nứt vỡ nhà của bà B và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Bên cạnh đó ông B có yêu cầu đòi lại bà A phải thanh toán số tiền bà A nợ ông B để xây nhà vào tháng 10 năm 2022, cụ thể là 50 triệu đồng. Khi đó, yêu cầu của bị đơn là ông B được coi là yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn A.
– Trường hợp nếu như yêu cầu của bị đơn cùng với yêu cầu của nguyên đơn, hay người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì yêu cầu đó chỉ được coi là ý kiến của bị đơn, chứ không phải là yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
Ví dụ: Nguyên đơn A có đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án công nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất 1 tại xã Lương Bằng, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên và yêu cầu bên B là bị đơn đưa Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để tiến hành việc sang tên đổi chủ. Đồng thời, bị đơn B yêu cầu Tòa không công nhận thửa đất 1 đó thuộc sở hữu của bên A mà là của mình. Ở đây, yêu cầu của bị đơn B không được coi là yêu cầu phản tố đối với bên A.
– Yêu cầu phản tố mang tính chất để bù trừ đi nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập: được hiểu là bị đơn có nghĩa vụ đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập và đồng thời, phía bên nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập cũng có nghĩa vụ đối với bị đơn. Khi đó, bị đơn hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết để bù trừ đi nghĩa vụ của mình thực hiện theo yêu cầu của phía bên nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
– Yêu cầu phản tố của bị đơn sẽ dẫn đến khả năng loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập: khi bị đơn có yêu cầu phản tố lại đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập và nếu yêu cầu đó được chấp nhận, thì loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vì không có căn cứ.
– Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và khi được giải quyết trong cùng một vụ án thì sẽ tiết kiệm được thời gian, tránh phải chia thành nhiều vụ kiện cũng như việc giải quyết được chính xác hơn.
Về nguyên tắc, bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra giao nộp, tiếp nhận, công khai chứng cứ và hòa giải.
3. Yêu cầu phản tố theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 :
3.1. Về chủ thể thực hiện quyền phản tố:
Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 200 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, bị đơn được “Đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị bù trừ với nghĩa vụ mà nguyên đơn yêu cầu”. Theo quy định này thì yêu cầu phản tố chỉ được thực hiện khi và chỉ khi bị đơn có yêu cầu đối với nguyên đơn.
Trong trường hợp người đại diện theo uỷ quyền của bị đơn tham gia tố tụng trong vụ án có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn thì Toà án giải quyết như thế nào. Giả sử khi nhận được
Trong trường hợp này đã có rất nhiều Toà án chấp nhận yêu cầu phản tố của người đại diện theo ủy quyền nhưng cũng có những Toà án không chấp nhận vì cho rằng để thực hiện yêu cầu phản tố bị đơn phải là người trực tiếp yêu cầu. Người đại diện theo ủy quyền không có quyền yêu cầu phản tố vì họ không phải là bị đơn mà chỉ là người đại diện theo uỷ quyền của bị đơn.
Về việc đưa ra ý kiến bằng văn bản của bị đơn với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Đây là quyền, vì vậy bị đơn có thể thực hiện hoặc không thực hiện, tuy nhiên, pháp luật cũng đặt ra giới hạn việc thực hiện quyền này được tiến hành trong vòng 15 ngày kể từ khi bị đơn nhận được yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, trường hợp cần gia hạn thì được phép gia hạn nhưng không quá 15 ngày. Thực tế việc đưa ra ý kiến có thể được áp dụng trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ án và bị đơn không có nghĩa vụ chứng minh cho những ý kiến của mình.
3.2. Thời điểm đưa ra yêu cầu phản tố:
Về việc đưa ra yêu cầu phản tố của bị đơn, bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hoà giải. Việc đưa ra yêu cầu phản tố được thực hiện theo thủ tục khởi kiện của nguyên đơn. Như vậy, về bản chất đưa ra yêu cầu phản tố cũng giống như việc khởi kiện một vụ án, vì vậy vai trò của bị đơn lúc này cũng đã khác, không chỉ đơn thuần là bị đơn mà kiêm luôn quyền và nghĩa vụ của một nguyên đơn trong vụ án dân sự.
3.3. Nội dung đưa ra của yêu cầu phản tố được chấp nhận:
Một yêu cầu phản tố chính đáng và để được toà án chấp nhận thì tác giả sẽ đi sâu và tập trung phân tích dựa trên các khía cạnh sau:
Về mặt nội dung, yêu cầu phản tố chỉ được chấp nhận khi thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 200
Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập
Trường hợp này được hiểu là yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập là trường hợp bị đơn có nghĩa vụ đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập và nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập cũng có nghĩa vụ đối với bị đơn; do đó, bị đơn có yêu cầu Toà án giải quyết để bù trừ nghĩa vụ mà họ phải thực hiện theo yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập
Tức là yêu cầu phản tố của bị đơn dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập là trường hợp bị đơn có yêu cầu phản tố lại đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập và nếu yêu cầu đó được chấp nhận, thì loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vì không có căn cứ.
Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.
Có sự liên quan giữa yêu cầu phản tố của bị đơn và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập là trường hợp hai yêu cầu này có mối quan hệ với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án, thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh chóng hơn.
3.4. Hình thức của yêu cầu phản tố:
Về mặt hình thức, việc thực hiện quyền phản tố của bị đơn phải tuân thủ hình thức như khởi kiện của một vụ việc, có nghĩa là bị đơn phải soạn đơn phản tố bằng văn bản và gửi tới Toà án, sau đó bị đơn sẽ phải thực hiện nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí như nguyên đơn. Thời hạn chuẩn bị xét xử sẽ được tính lại kể từ ngày bị đơn nộp tạm ứng án phí hoặc trong trường hợp bị đơn được miễn án phí thì tính từ ngày Toà án nhận được đơn phản tố. Bên cạnh những yếu tố về trình tự, thủ tục thì hậu quả pháp lý cũng thay đổi cơ bản nếu như bị đơn đưa ra yêu cầu phản tố.
Cụ thể, thay vì trước kia bị đơn không có nghĩa vụ chứng minh cho ý kiến của mình thì bây giờ bị đơn phải chủ động trong việc chứng minh yêu cầu phản tố của mình. Khi nguyên đơn rút đơn khởi kiện, nếu bị đơn không đưa ra yêu cầu phản tố thì Thẩm phán sẽ đình chỉ giải quyết vụ việc. Tuy nhiên, nếu như bị đơn đã đưa ra yêu cầu phản tố thì vai trò của các bên sẽ thay đổi, bị đơn sẽ trở thành nguyên đơn và ngược lại, nguyên đơn lại trở thành bị đơn, vụ án vẫn tiếp tục được giải quyết.
3.5. Thay đổi, bổ sung yêu cầu phản tố:
Tại khoản 1 Điều 244 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS 2015) quy định như sau: “Hội đồng xét xử chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu”.
Quy định này được hướng dẫn bởi Công văn 01/GĐ-TANDTC của
Bên cạnh đó, tại mục 7, Phần IV Công văn số 01/2017/GĐ-TANDTC của
Mặc dù nội dung hướng dẫn tại Công văn số 01/2017/GĐ-TANDTC không đề cập đến việc thay đổi, bổ sung yêu cầu phản tố, tuy nhiên dựa trên bản chất của yêu cầu phản tố và quy định của BLTTDS 2015 nêu trên thì có thể xem đây cũng là một hướng dẫn cho trường hợp bị đơn thay đổi, bổ sung yêu cầu phản tố.
Theo đó, trước phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải bị đơn có quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu phản tố mà không bị giới hạn phạm vi, bao gồm cả thay đổi, bổ sung yêu cầu phản tố vượt quá phạm vi yêu cầu ban đầu nếu sự thay đổi, bổ sung đó được thực hiện trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
Như vậy, yêu cầu phản tố có liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ của bị đơn đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án đang được giải quyết và nhằm cho vụ án giải quyết chính xác, nhanh chóng hơn nên bị đơn có quyền yêu cầu giải quyết trong cùng vụ án.
4. Thủ tục thực hiện yêu cầu phản tố:
Căn cứ tại Điều 202 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định thủ tục yêu cầu phản tố theo quy định về thủ tục khởi kiện của nguyên đơn. Cụ thể là:
Bước 1: Cá nhân, tổ chức, cơ quan khởi kiện phải làm đơn yêu cầu phản tố:
– Đơn phản tố:
Nội dung đơn phản tố gồm có:
+ Ngày, tháng, năm làm đơn phản tố.
+ Tên Tòa án nhận đơn phản tố.
+ Tên, nơi cư trú, làm việc của người làm đơn là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
+ Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
+ Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị phản tố là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị phản tố thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị phản tố.
+ Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
– Những tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền và lợi ích hợp pháp của cho yêu cầu của mình kèm theo đơn phản tố. Nếu như vì những lý do khách quan, người đưa ra yêu cầu phản tố không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo chứng minh việc quyền lợi của mình bị xâm phạm. Trong quá trình giải quyết vụ án, khi Tòa án có yêu cầu thì người phản tố thực hiện việc bổ sung hoặc giao nộp tài liệu, chứng cứ khác.
Bước 2: Nộp đơn:
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo về việc thụ lý vụ án, bị đơn phải nộp cho Tòa án văn bản nêu ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn và yêu cầu phản tố.
Bị đơn được phép đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
Người đưa ra yêu cầu phản tố tiến hành việc gửi đơn cũng như hồ sơ tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết.
Cách thức nộp hồ sơ:
– Nộp trực tiếp tại Tòa án.
– Gửi qua đường bưu điện.
– Gửi qua online thông qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án.
Bước 3: Tiếp nhận và xử lý đơn:
– Tòa án nhận đơn phản tố và cấp giấy xác nhận đã nhận đơn cho người đưa ra yêu cầu phản tố nếu như nhận đơn trực tiếp; trường hợp nhận đơn qua dịch vụ bưu chính thì Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người đưa ra yêu cầu phản tố trong thời hạn 02 ngày làm việc; trường hợp nhận đơn cho người đưa ra yêu cầu phản tố trực tuyến thì Tòa án thông báo qua Công thông tin điện tử của Tòa án.
– Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn phản tố, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu phản tố.
– Thẩm phán phải xem xét đơn phản tố và có một trong các quyết định:
+ Nếu yêu cầu đó hợp lý thì ra quyết định chấp nhận yêu cầu phản tố.
+ Nếu yêu cầu đó không hợp lý thì ra quyết định không chấp nhận yêu cầu phản tố.
5. Tham khảo mẫu đơn yêu cầu phản tố:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……, ngày … tháng … năm ……
ĐƠN PHẢN TỐ
Kính gửi: ……
1. Người phản tố:
Họ và tên:……
Sinh năm: ….…
CMND/CCCD số: ……Cấp ngày: …/…./…… Nơi cấp:………
Địa chỉ: ……
Số điện thoại: ……Fax: ……Email: ………
Là bị đơn trong vụ án ……thụ lý ngày …/…/……. theo quyết định số ……với nguyên đơn là ông/bà ……Vụ án này hiện đang được Quý Tòa thụ lý và giải quyết theo thủ tục sơ thẩm.
2. Người bị phản tố:
Họ và tên:……
Sinh năm: ….……
CMND/CCCD số : ……Cấp ngày: …/…./…… Nơi cấp: ………
Địa chỉ: ………
Số điện thoại: ……Fax: ………Email: ……….
Bằng Đơn phản tố này, tôi yêu cầu Quý Tòa án xem xét, giải quyết những vấn đề sau đối với yêu cầu khởi kiện của người bị phản tố (Người khởi kiện):
NỘI DUNG PHẢN TỐ …………
YÊU CẦU PHẢN TỐ
Thông qua những gì tôi đã trình bày ở trên, căn cứ theo quy định tại ……, tôi đề nghị Quý Tòa án xem xét giải quyết những vấn đề sau:
Thứ nhất, ………
Thứ hai, ………
Thứ ba, ………
Tôi xin cam đoan những nội dung trình bày trên đây hoàn toàn đúng sự thật và sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời nói của mình. Trân trọng cảm ơn.
Danh mục tài liệu, chúng cứ kèm theo:
1.………
2.………
3.………
Người phản tố
(Ký, ghi rõ họ tên)