Hiện nay, khi nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng, đã kéo theo nhiều tổ chức vì lợi ích kinh tế đã được hình thành. Đến thời điểm hiện tại thì trên thế giới đã có nhiều tổ chức kinh tế được thành lập. Nhóm G8 là một trong các tổ chức kinh tế đã được thành lập từ rất lâu.
Mục lục bài viết
1. G8 là gì? G8 bao gồm các quốc gia nào?
G8 có căn nguyên khởi đầu từ cuộc khủng hoảng dầu hoả 1973 và suy thoái toàn cầu theo sau đó. Các vấn đề này đưa đến việc Hoa Kỳ thành lập Nhóm Thư viện (Library Group) quy tập các viên chức tài chính cấp cao từ Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản để thảo luận các vấn đề kinh tế. Năm 1975 Tổng thống Pháp Valéry Giscard d’Estaing mời nguyên thủ của 6 nước công nghiệp hàng đầu tham dự hội nghị thượng đỉnh đầu tiên tại Rambouillet và đưa ra đề nghị họp thường quy. Những người tham dự đồng ý tổ chức họp mặt hàng năm theo chế độ chủ tịch luân phiên, hình thành nên nhóm G6 bao gồm Pháp, Tây Đức, Italy, Nhật, Anh, Hoa Kỳ. Vào hội nghị thượng đỉnh kế tiếp tại Puerto Rico, nó trở thành G7 với sự tham gia của Canada theo yêu cầu của Tổng thống Hoa Kỳ Gerald Ford.
Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, năm 1991 Liên Xô và sau đó là Nga bắt đầu gặp nhóm G7 sau hội nghị thượng đỉnh chính. Từ hội nghị lần thứ 20 tại Naplé, nhóm này trở thành P8 (Political 8), hay gọi vui không chính thức là “G7 cộng 1”. Nga được cho phép tham gia đầy đủ hơn kể từ hội nghị lần thứ 24 tại Birmingham, đánh dấu sự hình thành G8.
Như vậy, G8 là nhóm 7 quốc gia có nền công nghiệp hàng đầu của thế giới bao gồm (Pháp, Đức, Italy, Nhật, Anh, Hoa Kỳ (G6, 1975), Canada (G7, 1976)) và Nga (gia nhập từ năm 1998 nhưng đến năm 2014 thì bị loại bỏ khỏi G8). Điểm nhấn của G8 là hội nghị thượng đỉnh kinh tế và chính trị được tổ chức hàng năm với sự tham dự của những người đứng đầu nhà nước với các quan chức quốc tế, đồng thời cũng có nhiều hội nghị bên lề và khảo sát chính sách.
Kinh tế | Economy |
Công nghiệp | Industry |
Thế giới | Wold |
Lãnh đạo | Lead |
2. Giới thiệu về các nước G8:
Thứ nhất, Pháp
Pháp là nền kinh tế lớn thứ năm trên thế giới, chiếm khoảng 1/5 tổng sản phẩm nội địa (GDP) trong khu vực đồng Euro. Ngành công nghiệp dịch vụ là nhân tố trọng yếu của nền kinh tế Pháp. Về sản xuất, Pháp là một trong những nhà lãnh đạo toàn cầu về lĩnh vực sản xuất ô tô, đường sắt và hàng không vũ trụ cũng như sản xuất mỹ phẩm và các mặt hàng xa xỉ.
Ở lĩnh vực đối ngoại, đối tác giao dịch thân cận nhất của Pháp là Đức. Pháp chủ yếu xuất khẩu thiết bị hàng không vũ trụ, máy móc, thiết bị vận tải và nhựa, trong khi nhập khẩu chủ yếu là máy móc, ô tô và dầu thô. Bên cạnh đó, Pháp còn là điểm đến thu hút rất nhiều du khách trên toàn thế giới, do vậy du lịch đã trở thành một ngành công nghiệp nổi bật trong nền kinh tế Pháp.
Pháp là nước xuất khẩu lớn thứ hai ở Châu Âu sau Đức. Đặc biệt, những mặt hàng tiêu dùng mà Pháp nhập khẩu không đắt bằng những sản phẩm nội địa. Ngoài ra, Pháp là nước nhập khẩu dầu lớn và rất nhạy cảm với những biến đổi về giá cả.
Thứ hai, Đức
Đức là quốc gia liên bang gồm 16 bang, nằm ở Trung Âu và có chung đường biên giới với 9 nước, giáp với Đan Mạch ở phía bắc, Ba Lan và Séc ở phía đông, Áo và Thụy Sĩ ở phía nam, Pháp, Luxembourg, Bỉ và Hà Lan ở phía tây. Lãnh thổ Đức rộng 357.021 km vuông, có khí hậu ôn đới. Với gần 82 triệu người, Đức là nước có dân số lớn nhất trong Liên minh châu Âu và là nước có số dân nhập cư lớn thứ ba trên thế giới.
Nước Đức là một cường quốc với nền kinh tế có GDP danh nghĩa đứng thứ tư và lớn nhất trong các nước châu Âu, nếu tính theo GDP sức mua tương đương thì Đức đứng thứ năm trên thế giới vào năm 2014. Quốc gia này có một mức sống cao và hệ thống an sinh xã hội toàn diện. Nước Đức giữ vị trí chính yếu trong quan hệ ở châu Âu cũng như có nhiều liên kết chặt chẽ trên thế giới và được biết đến là dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật.
Thứ ba, Ý
Ý (tiếng Ý: Italia [iˈtaːlja] (nghe), tiếng Anh: Italy), tên chính thức là Cộng hoà Ý (tiếng Ý: Repubblica Italiana) là một nước cộng hoà nghị viện đơn nhất tại châu Âu. Lãnh thổ Ý vươn ra phần trung tâm của Địa Trung Hải, hai đảo lớn nhất là Sicilia và Sardegna. Dân số Ý đạt khoảng 60 triệu người, là quốc gia đông dân thứ ba trong Liên minh châu Âu. Thủ đô của Ý là Roma, các vùng đô thị lớn khác là Milano, Napoli, Torino.
Ngày nay, Ý có GDP danh nghĩa thực tế lớn thứ 3 trong khu vực đồng euro và đứng hạng 8 trên thế giới, thu nhập bình quân đầu người đứng thứ 25 thế giới. Quốc gia này ở mức rất cao về chỉ số phát triển con người (HDI) và cũng xếp hạng rất cao về bình quân tuổi thọ. Ý giữ vai trò nổi bật trong các vấn đề kinh tế, quân sự, văn hoá, chính trị và ngoại giao trong khu vực EU và trên toàn cầu. Quốc gia này là một cường quốc khu vực[17][18] cũng như đại cường quốc trên thế giới.[19][20] Ý là một thành viên tham gia sáng lập và chủ đạo của Liên minh châu Âu, người Ý là dân tộc có nhiều phát minh, đóng góp lớn trải dài trên mọi lĩnh vực trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại. Ý là thành viên của hầu hết các tổ chức quốc tế lớn, nổi bật như Liên Hiệp Quốc, NATO, OECD, OSCE, WTO, G7, G8, G20, Liên minh Địa Trung Hải,… Ý sở hữu 55 di sản thế giới UNESCO, đứng đầu thế giới, và là nước đứng thứ 5 về số lượng du khách nước ngoài ghé thăm mỗi năm.
Thứ tư, Nhật
Nhật Bản – Đất nước mặt trời mọc không chỉ nổi tiếng với hoa Anh Đào, núi Phú Sĩ, rượu Sake.. mà còn là cái nôi của một nền văn hóa đặc sắc, đa dạng với những con người thân thiện, hiếu khách và một nền khoa học tiên tiến bậc nhất trên thế giới.
Với diện tích gần 400.000km2, trải dài từ bờ biển Okhotsk ở phía Bắc đến phía Nam biển Đông Hải của Trung Quốc. Phía Đông giáp với Hàn Quốc và Nga đã tạo cho Nhật Bản một địa thế giao thương thuận lợi. Đặc biệt, Nhật bản còn là đất nước có nhiều đảo nhất thế giới với gần 7.000 hòn đảo, trong đó có 5 đảo lớn nhất và có nhiều người sinh sống nhất là Honshu, Hokkaido, Kyushu, Shikoku và Okinawa. Việc sở hữu số lượng đảo nhiều nhất, khiến cho diện tích đất liền quốc gia này bị giảm sút rõ rệt.
Thứ năm, Anh
Nằm ở Tây Âu, giáp Ailen với đường biên giới dài 360km. Anh gồm vùng trung tâm và hai phần ba hòn đảo Anh, cộng các hòn đảo ngoài khơi như Đảo Wight và Đảo Scilly.
Anh tiếp giáp với Scotland về phía bắc và Wales ở phía tây. Ngoài ra, Anh còn giáp với biển Bắc, biển Ireland, Đại Tây Dương và eo biển Măng-sơ. Anh ở gần Lục địa châu Âu hơn bất kỳ phần nào khác của lục địa Anh. Anh có Hiện nay, khi nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng, đã kéo theo nhiều tổ chức vì lợi ích kinh tế đã được hình thành. Đến thời điểm hiện tại thì trên thế giới đã có nhiều tổ chức kinh tế được thành lập. Nhóm G8 là một trong các tổ chức kinh tế đã được thành lập từ rất lâu. Vậy G8 là gì? G8 bao gồm các quốc gia nào? Giới thiệu về các nước G8. Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề nêu trên., các giới hạn nhiệt độ của nước này không thấp hơn 0 độC vào mùa đông và không cao hơn 320C vào mùa hè. Khí hậu thường xuyên ẩm ướt và dễ thay đổi. Các tháng lạnh nhất là tháng 1 và tháng 2, trong khi tháng 7 thường là nóng nắng nhất. Các tháng có thời tiết ôn hòa tới ấm với lượng mưa ít là tháng 5, 6, 9 và tháng 10
Thứ sáu, Hoa Kỳ
Hoa Kỳ có một nền kinh tế rất lớn trên toàn cầu. Hãy quên những tiên đoán về nước Mỹ suy tàn. Nền kinh tế Hoa Kỳ vẫn là lớn nhất và quan trọng nhất trên thế giới. Đồng đô la Mỹ vẫn là loại tiền dự trữ hàng đầu, chiếm tới 61,82% dự trữ của thế giới.
Với tổng vốn hóa thị trường là $30,44T, thị trường chứng khoán Hoa Kỳ có giá trị gấp nhiều lần so với bất kỳ quốc gia nào khác.
Kinh nghiệm cá nhân của bạn về nền kinh tế Mỹ phụ thuộc vào nơi bạn sống. Bởi vì một số bang như California có nền kinh tế khổng lồ và năng động, nhưng những bang khác như Arkansas và Mississippi đang bị tụt lại phía sau.
Có những vấn đề quan trọng đang xuất hiện. Nợ quốc gia của Hoa Kỳ hiện ở mức trên $22T và nợ cá nhân lên $70K ở một số bang. Chính phủ Hoa Kỳ thu thuế $1,03T mỗi năm, nhưng đó không có đủ tiền để trang trải tất cả các chi tiêu của chính phủ.
Thứ bảy, Canada
Canada là nền kinh tế lớn thứ 9 trên thế giới (tính theo giá trị đô la Mỹ theo tỷ giá thị trường),và là một trong các quốc gia giàu nhất trên thế giới, là thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và thuộc nhóm tám quốc gia phát triển (G8). Canada xếp thứ hạng cao trong danh sách các quốc gia có nền kinh tế tự do trên thế giới. Ngày nay, kinh tế Canada liên kết chặt chẽ với kinh tế Hoa Kỳ cả về thể chế kinh tế theo định hướng thị trường lẫn mô hình sản xuất..
Thứ tám, Nga
Nga là một nhà nước cộng hòa liên bang, gồm 85 thực thể liên bang. Năm 2020, Liên bang Nga có quy mô nền kinh tế đứng thứ 11 theo GDP danh nghĩa hoặc đứng thứ 6 toàn cầu theo sức mua tương đương. GDP danh nghĩa theo thống kê của IMF đạt 1,464 nghìn tỷ USD, xếp hạng 11 thế giới sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Anh, Ấn Độ, Pháp, Ý, Canada và Hàn Quốc[26]. GDP theo sức mua (PPP) đạt 4,021 nghìn tỷ USD, đứng hạng 6 thế giới sau Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nhật và Đức[27]. Cũng theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, thu nhập bình quân đầu người của người Nga tính theo danh nghĩa năm 2020 là 9,972 USD/người[28], còn tính theo sức mua tương đương là 27,394 USD/người[29], lần lượt xếp hạng 61 và 50 trên thế giới.
3. Vai trò của nhóm G8:
Mục đích chính của nhóm G8 là thảo luận, và đôi khi là phối hợp hành động với nhau để giúp giải quyết các vấn đề toàn cầu, đặc biệt là các vấn đề kinh tế. Nhóm G8 đã thảo luận về các cuộc khủng hoảng tài chính, hệ thống tiền tệ và các cuộc khủng hoảng lớn trên thế giới, như khủng hoảng thiếu dầu mỏ.
Nhóm G8 cũng đưa ra các hành động để giải quyết các vấn đề và các cuộc khủng hoảng khi có cơ hội để thực hiện các hành động chung. Đôi khi nhóm này cũng nỗ lực để giảm nợ cho các quốc gia đang phát triển.
Năm 1996, cùng với Ngân hàng Thế giới, nhóm G8 đã thực hiện hành động để giúp đỡ cho 42 quốc gia nghèo mắc nợ (HIPC), cùng với Chương trình xóa nợ đa phương (MDRI), một cam kết năm 2005 để xóa nợ của Hiệp hội Phát triển Quốc tế của các quốc gia đã hoàn thành chương trình MDRI.
Vào năm 1997, nhóm G8 đã cung cấp 300 triệu USD để xây dựng công trình ngăn chặn lò phản ứng hạt nhân tan vỡ tại Chernobyl. Năm 1999, nhóm G8 quyết định tham gia trực tiếp hơn vào việc “quản lý hệ thống tiền tệ quốc tế” bằng cách tạo ra Diễn đàn ổn định tài chính của các cơ quan tài chính quốc gia lớn như bộ tài chính, ngân hàng trung ương và các cơ quan tài chính quốc tế.
4. Cấu trúc và hoạt động của nhóm G8:
G8 không được hỗ trợ bởi một tổ chức xuyên quốc gia, không như Liên Hiệp Quốc hay Ngân hàng Thế giới. Ghế chủ tịch của nhóm được luân phiên hàng năm giữa các nước thành viên, với trách nhiệm chủ tịch tính từ ngày 1 tháng 1. Nước giữ ghế chủ tịch tổ chức một loạt các hội nghị cấp bộ trưởng, từ đó dẫn đến hội nghị thượng đỉnh giữa các nguyên thủ trong 3 ngày vào giữa năm, cũng như việc bảo đảm an ninh cho người tham dự.
Các cuộc họp ở cấp bộ trưởng bàn về các vấn đề sức khoẻ, thi hành luật lệ và lao động, để giải quyết các vấn đề của nhau và của toàn cầu. Nổi tiếng nhất trong số đó là G7, hiện được dùng để nói về hội nghị của các bộ trưởng tài chính của G8 trừ nước Nga, và các viên chức từ Cộng đồng Châu Âu. Tuy nhiên, cũng có một cuộc họp ngắn “G8+5” giữa các bộ trưởng tài chính của G8 và Trung Quốc, Mexico, Ấn Độ, Brasil và Nam Phi.