Giám định một cụm từ dường như khá xa lạ với nhiều người, bởi lẽ trong nhiều hoàn cảnh giám định sẽ được hiểu theo nhiều cách hiểu khác nhau. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về giám định là gì? Trưng cầu giám định, yêu cầu giám định trong tố tụng dân sự?
Mục lục bài viết
1. Giám định là gì?
Theo Bộ luật tố tụng hình sự thi cũng có quy định cụ thể giám định là gì, nhưng về người giám định thì được quy định như sau: “ Người giám định là người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực cần giám định, được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu, người tham gia tố tụng yêu cầu giám định theo quy định của pháp luật.”
Trong tố tụng dân sự có quy định về người giám hộ như sau: “Người giám định là người có kiến thức, kinh nghiệm cần thiết theo quy định của pháp luật về lĩnh vực có đối tượng cần giám định mà Tòa án trưng cầu giám định hoặc được đương sự yêu cầu giám định theo quy định tại Điều 102 của Bộ luật tố tụng dân sự”.
Như vậy, hiện nay nhìn chung tại các văn bản Luật vẫn chưa có quy định chi về hoạt động giám định là gì. Tuy nhiên, theo quan điểm mà tác giả tổng hợp được nhiều nguồn khác nhau thì giám định được hiểu như sau:“Giám định lại là hoạt động giám định được tiến hành theo quyết định trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự về vấn đề đã được giám định khi có kết quả giám định trước hoặc có mâu thuẫn trong các kết luận giám định.”
Giám định tiếng Anh là Assess
Một số thuật ngữ tiếng Anh có liên quan:
Giám định | Assess |
Giám định viên | Assessor |
Thẩm quyền | Competence |
Quyền | Power |
Nghĩa vụ | Duty |
Yêu cầu | Request |
2. Trưng cầu giám định, yêu cầu giám định trong tố tụng dân sự:
Giám định trong tố tụng dân sự là việc người giám định sử dụng các kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động giải quyết vụ việc dân sự theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định, theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của Luật Giám định tư pháp và Bộ luật Tố tụng dân sự, để có kết luận giám định được tiến hành bằng 2 hình thức là trưng cầu giám định và yêu cầu giám định.
Trưng cầu giám định
Trưng cầu giám định là hoạt động do Thẩm phán hoặc người tiến hành tố tụng thực hiện khi có yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết nhằm làm chứng cứ và cơ sở để giải quyết vụ việc dân sự. Trong quyết định trưng cầu giám định ghi rõ tên, địa chỉ của người giám định, đối tượng cần giám định, vấn đề cần giám định và các yêu cầu khác mà cần có kết luận của người giám định.
Trong trường hợp nếu xét thấy kết luận giám định không đầy đủ, không rõ ràng hoặc có dấu hiệu mờ ám, vi phạm pháp luật thì Tòa án có thể yêu cầu người giám định giải thích kết luận giám định hoặc triệu tập người đó đến phiên tòa, phiên hòa đến hỏi những nội dung cần thiết.
Nếu đương sự có yêu cầu hoặc nếu thấy cần thiết, Tòa án sẽ ra quyết định trưng cầu giám định bổ sung trong trường hợp nội dung kết luận chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh vấn đề mới liên quan đến tình tiết của vụ việc đã được kết luận giám định trước đó.
Việc giám định lại chỉ được thực hiện trong trường hợp có căn cứ xác định việc giám định lần đầu không chính xác, không khách quan, có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật về giám định tư pháp hoặc theo quyết định của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Chánh án
Yêu cầu giám định
Yêu cầu giám định là là quyền của đương sự yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định hoặc tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị Tòa án trưng cầu giám định nhưng Tòa án từ chối yêu cầu của đương sự. Quyền này được thực hiện trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự.
Như vậy, khi xét thấy cần làm rõ nội dung vụ việc dân sự hoặc theo yêu cầu của đương sự, Tòa án sẽ ra quyết định trưng cầu giám định. Việc trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có ý nghĩa rất quan trọng, giúp làm sáng tỏ các vấn đề còn đang hoài nghi, làm căn cứ cơ sở để Thẩm phán ra quyết định cuối cùng một cách khách quan, trung thực, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự tham gia tố tụng.
3. Trưng cầu giám định chứng cứ bị tố cáo là giả mạo:
– Trường hợp chứng cứ bị tố cáo là giả mạo thì người đưa ra chứng cứ đó có quyền rút lại; nếu không rút lại thì người tố cáo có quyền yêu cầu Tòa án hoặc Tòa án có quyền quyết định trưng cầu giám định theo quy định tại Điều 102 của Bộ luật này.
– Trường hợp việc giả mạo chứng cứ có dấu hiệu tội phạm thì Tòa án chuyển tài liệu, chứng cứ có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền xem xét theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
– Người đưa ra chứng cứ được kết luận là giả mạo phải bồi thường thiệt hại nếu việc giả mạo chứng cứ đó gây thiệt hại cho người khác và phải chịu chi phí giám định nếu Tòa án quyết định trưng cầu giám định.
4. Thẩm quyền giám định trong tố tụng dân sự:
Căn cứ vào Điều 79
Người giám định có các quyền và nghĩa vụ nhất định theo quy định của pháp luật.
Người giám định phải từ chối giám định hoặc bị thay đổi trong trường hợp:
- Người giám định đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự.
- Có căn cứ cho rằng người giám định không vô tư trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
- Thuộc một trong các trường hợp không được giám định tư pháp theo quy định của Luật Giám định tư pháp.
- Đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người phiên dịch trong cùng một vụ án.
- Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.
5. Nội dung đơn yêu cầu trưng cầu giám định của đương sự:
Theo khoản 1 Điều 26
Theo đó, văn bản yêu cầu giám định tư pháp phải có các nội dung sau:
- Tên tổ chức hoặc họ, tên người yêu cầu giám định.
- Nội dung yêu cầu giám định.
- Tên và đặc điểm của đối tượng giám định.
- Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có).
- Ngày, tháng, năm yêu cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định.
- Chữ ký, họ, tên người yêu cầu giám định.
Chi phí giám định trong tố tụng dân sự hiện hành
Theo quy định tại Điều 159, Điều 160, Điều 161
Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí giám định.
Thứ nhất, người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định.
Thứ hai, Tòa án xét thấy cần thiết và quyết định trưng cầu giám định thì nguyên đơn, người yêu cầu giải quyết việc dân sự, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định.
Thứ ba, đương sự, người có yêu cầu giải quyết việc dân sự, người kháng cáo đã yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định mà không được chấp nhận và tự mình yêu cầu tổ chức, cá nhân thực hiện giám định thì việc nộp tiền tạm ứng chi phí giám định được thực hiện theo quy định của Luật giám định tư pháp. Theo đó, căn cứ Điều 36
Nghĩa vụ chịu tổng chi phí giám định
Thứ nhất, người yêu cầu phải chịu chi phí giám định, nếu kết quả giám định là không có căn cứ. Nếu có căn cứ một phần thì họ phải chịu chi phí đối với phần không có căn cứ.
Thứ hai, người không chấp nhận yêu cầu trưng cầu giám định của đương sự khác trong vụ án phải nộp chi phí giám định, nếu kết quả là có căn cứ. Nếu kết quả chỉ có căn cứ một phần thì người không chấp nhận phải chịu chi phí tương ứng với yêu cầu có căn cứ;
Thứ ba, trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án do rút đơn khởi kiện hoặc nguyên đơn vắng mặt, nguyê đơn rút đơn tại cấp phúc thẩm thì nguyên đơn phải chịu chi phí giám định.
Trường hợp đình chỉ giải quyết việc xét xử phúc thẩm mà người kháng cáo rút kháng cáo, Viện kiểm sát rút kháng nghị và người kháng cáo vắng mặt thì người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải chịu chi phí giám định.
Thứ tư, trường hợp người tự mình yêu cầu giám định nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của người đó là có căn cứ thì người thua kiện phải chịu chi phí giám định. Trường hợp kết quả giám định chứng minh yêu cầu giám định của họ chỉ có căn cứ một phần thì họ phải nộp chi phí giám định đối với phần yêu cầu của họ đã được chứng minh là không có căn cứ.
Thứ năm, đối với các trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án khác theo quy định của Bộ luật này thì người yêu cầu trưng cầu giám định phải chịu chi phí giám định.
Như vậy, trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự là hoạt động chứng minh nhằm thu thập chứng cứ đảm bảo việc giải quyết vụ án khách quan, công bằng và bảo vệ quyền lợi chính đáng của đương sự. Đương sự có thể nộp đơn yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định, tuy nhiên không phải trường hợp nào đều được đồng ý. Do đó, đương sự có quyền tự mình làm đơn yêu cầu giám định gửi đến cơ quan giám định.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: