Không phải lúc nào một người con cũng được sinh ra mà bố và mẹ đều là cùng trong một cuộc hôn nhân hợp pháp. Đây là trường hợp mà pháp luật quy định người con ấy là con ngoài giá thú. Vậy con ngoài giá thú là gì? Các quy định của pháp luật về con ngoài giá thú được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Giá thú là gì?
Giá thú là là sự phối hợp giữa nam và nữ nhằm mục đích thiết lập nên một gia đình chính thức, cùng nhau sinh sống, chung thuỷ, giúp đỡ tương trợ lẫn nhau, sinh để con cái để duy trì nòi giống…Theo từ điển Việt Nam, giá thú là việc lấy vợ hoặc lấy chồng mà được pháp luật công nhận.
Như vậy, có thể hiểu đơn giản giá thú là việc nam nữ xác lập mối quan hệ hôn nhân hợp pháp với nhau được pháp luật công nhận và bảo hộ.
2. Con ngoài giá thú là gì?
Trong pháp luật không có định nghĩa nào về con ngoài giá thú là gì. Tuy nhiên, hiểu theo lẽ thông thường thì con ngoài giá thú là con được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp.
Pháp luật Việt Nam chỉ công nhận một cuộc hôn nhân hợp pháp khi các bên đủ điều kiện kết hôn và thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bởi vậy, con ngoài giá thú sẽ chỉ xuất hiện trong hai trường hợp:
Thứ nhất, Hai bên nam nữ có con khi chưa đăng ký kết hôn hoặc không đăng ký kết hôn. Cả hai đều còn độc thân
Việc chưa đăng ký kết hôn nhưng vẫn có con, các bên vẫn phải có quyền và nghĩa vụ với con căn cứ theo Quy định tại Điều 14 Luật hôn nhân và gia đình 2014:
”Điều 14: Giải quyết hậu quả của việc nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này”.
Thứ hai, Hai bên có tình cảm phát sinh và có con với nhau. Tuy nhiên 1 trong hai bên hoặc cả hai bên đều đã kết hôn.
Về quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con ngoài giá thú sẽ tuân theo quy định của pháp
Tuy nhiên, điều đặc biệt của con ngoài giá thú ở đây đó là cha và mẹ đang tồn tại riêng rẽ trong một mối quan hệ hôn nhân hợp pháp khác hoặc cả cha và mẹ là người độc thân. Như vậy, trước tiên để được hưởng những quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình như trên thì trong giấy khai sinh của người con phải ghi nhận cả tên của người cha và người mẹ. Mà muốn được hưởng quyền và nghĩa vụ này thì cần có thủ tục nhận cha, mẹ cho con. Về thẩm quyền xác nhận cha, mẹ, con được quy định tại Điều 101 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 như sau:
Điều 101. Thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con
1. Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp.
2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật này.
Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Dưới góc độ khoa học: Giá là xuất giá, thú là hôn thú, giá thú là việc con trai và con gái kết hôn trở thành vợ chồng. Theo đó, con ngoài giá thú là con được sinh ra khi bố, mẹ không phải là vợ chồng.
Theo từ điển Tiếng Việt: Con ngoài giá thú được hiểu là con mà cha mẹ không phải là vợ chồng theo quy định của pháp luật.
Theo từ điển Luật học: Không có giải thích khái niệm con ngoài giá thú là gì mà chỉ đưa ra khái niệm là con ngoài hôn nhân tương tự như khái niệm con ngoài giá thú (con có cha mẹ không phải là vợ chồng).
Dưới góc độ pháp lý: Hiện nay không có một văn bản pháp luật nào đưa ra định nghĩa thế nào là con trong giá thú hay con ngoài giá thú. Căn cứ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì pháp luật Việt Nam chỉ công nhận một cuộc hôn nhân hợp pháp khi các bên đủ điều kiện kết hôn và thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền (UBND xã/phường).
3. Quy định của pháp luật về con ngoài giá thú:
Như đã khẳng định ở bên trên, theo quy định về con ngoài giá thú của pháp luật về hôn nhân và gia đình thì dù là con trong giá thú hay con ngoài giá thú, con đẻ hoặc con nuôi hợp pháp đều được hưởng những quyền lợi và nghĩa vụ như nhau với cha, mẹ.
Về những quyền và nghĩa vụ cơ bản của con ngoài giá thú theo quy định về con ngoài giá thú của pháp luật hôn nhân và gia đình bao gồm:
3.1. Được quyền xác định cha mẹ:
Không ai sinh ra mà mất quyền không được nhận bố mẹ vì sinh không trong thời kỳ hôn nhân cả. Việc xác định cha mẹ cho con là quyền của con và cũng là nghĩa vụ. Đây là một trong những căn cứ cơ bản để bảo vệ quyền và lợi ích của con theo quy định.
Tại Điều 101 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con như sau:
”Điều 101. Thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con
1. Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp.
2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật này.
Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.”
Theo đó, việc đăng ký xác định cho con ngoài giá thú được thực hiện tại UBND cấp xã nơi con cư trú.
3.2. Quyền và nghĩa vụ của con ngoài giá thú đối với cha, mẹ:
Tại Khoản 2 Điều 68 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại Luật này, Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan. Con ngoài giá thú có những quyền và nghĩa vụ đối với cha, mẹ như sau:
- Con ngoài giá thú được cha, mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được hưởng các quyền liên quan đến việc phát triển thể chất; phát triển tinh thần, đạo đức và trí tuệ; được học tập trong một môi trường và điều kiện tốt nhất từ cha, mẹ;
- Con ngoài giá thú có bổn phận và nghĩa vụ của mình phải yêu thương, chăm sóc cho cha, mẹ của mình; tận tâm, hiếu thảo và phụng sự cho cha, mẹ;
- Con ngoài giá thú chưa thành niên (chưa đủ 18 tuổi) hoặc con ngoài giá thú đã thành niên (đủ 18 tuổi trở lên) nhưng thuộc trường hợp bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi sống mình thì có quyền sống chung với cha, mẹ; được cha, mẹ của mình đùm bọc, yêu thương và chăm sóc;
- Con ngoài giá thú có quyền được tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, nơi học tập và rèn luyện bản thân nhằm nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia các hoạt động liên quan đến chính trị, kinh tế, văn hóa theo nguyện vọng và khả năng của bản thân. Trong trường hợp sống chung cùng với cha, mẹ thì con ngoài giá thú có nghĩa vụ tham gia công việc của gia đình; thực hiện các công việc liên quan đến sản xuất và lao động phù hợp với bản thân nhằm đóng góp thêm cho thu nhập của gia đình;
- Con ngoài giá thú được hưởng các quyền liên quan đến tài sản tương ứng theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình, Bộ luật Dân sự và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Chẳng hạn như quyền được nhận thừa kế từ cha, mẹ theo di chúc hoặc theo pháp luật; quyền được hưởng tài sản theo công sức đóng góp của mình vào khối tài sản ấy.
3.3. Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con ngoài giá thú:
Về quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con ngoài giá thú có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con ngoài giá thú như đối với con trong giá thú như sau:
- Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền yêu thương con và tôn trọng suy nghĩ, ý kiến của con; chăm sóc con cả về mặt thể chất lẫn tinh thần; tạo mọi điều kiện cần thiết cho con con để con có môi trường học tập tốt nhất để con trở thành người con hiếu thảo trong gia đình, là công dân có ích cho đất nước;
- Thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình một cách tối đa nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con ngoài giá thú chưa thành niên (con chưa đủ 18 tuổi) hoặc con đã thành niên (đủ 18 tuổi trở lên) nhưng thuộc trường hợp bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc mất khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi sống mình;
- Cha, mẹ thực hiện các quyền giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật Dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự;
Cấm việc phân biệt, đối xử giữa con ngoài giá thú với con trong giá thú hoặc trên cơ sở giới tính hoặc tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; cấm các hành vi xúi giục, ép buộc con thực hiện các hành vi trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội.
Ví dụ: Nghĩa vụ cấp dưỡng khi không sống chung với con được pháp luật quy định cho đến khi con trưởng thành (Điều 118 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).
Kết luận: Mặc dù con ngoài giá thú không được pháp luật Việt Nam hiện nay đưa một định nghĩa hay tiêu chí đặc biệt cụ thể nào cả, tu nhiên khi đã là con người, được sinh ra khi có cả cha và mẹ thì quyền lợi của đứa trẻ sẽ được đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình hiện nay.