Đơn vị hành chính sự nghiệp là các đơn vị và cơ quan duy trì hoạt động được nhờ nguồn kinh phí do ngân sách Nhà nước hoặc những nguồn kinh phí khác theo quy định...để thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước. Cùng bài viết tìm hiểu về đơn vị hành chính sự nghiệp là gì? Chức năng và nhiệm vụ như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Đơn vị hành chính sự nghiệp là gì?
Đơn vị hành chính sự nghiệp là cách gọi phổ biến đối với các cơ quan hành chính và các đơn vị sự nghiệp. Đây là những đơn vị được Nhà nước thành lập để thực hiện các nhiệm vụ quản lý hành chính, bảo đảm an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế xã hội…Các đơn vị này được ngân sách cấp kinh phí và hoạt động theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp.
Đơn vị hành chính sự nghiệp có nhiều loại, có chức năng, nhiệm vụ khác nhau, hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau và được chia thành hai nhóm: Các cơ quan hành chính và các đơn vị sự nghiệp.
Đơn vị hành chính sự nghiệp là các cơ quan, đơn vị hoạt động bằng nguồn kinh phí do ngân sách Nhà nước hoặc cấp trên cấp phát hoặc bằng các nguồn kinh phí khác như học phí, hội phí, kinh phí được tài trợ, các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ để phục vụ các nhiệm vụ của Nhà nước, trong đó chủ yếu là các hoạt động chính trị xã hội.
Các đơn vị hành chính sự nghiệp được trực thuộc các Bộ, Tổng cục, các cơ quan đoàn thể và các tổ chức xã hội do Trung ương và địa phương trực tiếp quản lý hoặc các đơn vị trực thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Đặc điểm của đơn vị hành chính sự nghiệp:
Đơn vị hành chính sự nghiệp có các đặc điểm như sau:
+ Đơn vị hành chính sự nghiệp là đơn vị thụ hưởng nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước trên cơ sở các quy định pháp luật và theo nguyên tắc không hoàn lại trực tiếp.
+ Đơn vị hành chính sự nghiệp sử dụng kinh phí cho các mục đích đã được hoạch định trước đó. Nghĩa là được cấp và chi tiêu theo từng mục đích chi tiêu cụ thể và được duyệt quyết toán chi ngân sách hàng năm.
+ Đơn vị hành chính sự nghiệp có tổ chức kế toán mang tính công quyền rất cao, thể hiện qua các giai đoạn quyết toán ngân sách.
3. Phân loại đơn vị hành chính sự nghiệp:
Đơn vị hành chính sự nghiệp ở nước ta hiện tại bao gồm rất nhiều các đơn vị khác nhau, có thể phân loại dựa vào kinh phí, dựa vào ngân sách và theo cấp quản lý. Nhưng nhìn chung, đơn vị hành chính sự nghiệp được phân thành 03 loại chủ yếu sau đây:
– Theo khả năng tự đảm bảo kinh phí của các đơn vị hành chính sự nghiệp, bao gồm có:
+ Đơn vị hành chính sự nghiệp thuần túy: đây là các cơ quan công quyền trong bộ máy nhà nước (hay nói cách khác là các đơn vị hành chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước) được ngân sách nhà nước cấp 100% kinh phí như: Ủy ban nhân dân các cấp xã, huyện, tỉnh,…
+ Đơn vị hành chính sự nghiệp có nguồn thu: các đơn vị này vẫn có sự hỗ trợ từ kinh phí Nhà nước nhưng bên cạnh đó có những hoạt động tạo ra nguồn thu về cho chính đơn vị mình. Ví dụ như các đơn vị, cơ quan: trường học, bệnh viện, đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa học,…
Trong đó, trường học là đơn vị tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động, viện nghiên cứu khoa học thì được đảm bảo 100% nguồn kinh phí hỗ trợ từ Nhà nước.
– Phân cấp theo quản lý tài chính, các đơn vị hành chính sự nghiệp được chia thành như sau:
+ Đơn vị hành chính dự toán cấp 01: đây là đơn vị được nhận trực tiếp ngân sách hoạt động từ Thủ tướng Chính phủ hoặc từ cấp UBND. Sau đó, đơn vị thực hiện phân bổ ngân sách và giao kế hoạch dự toán cho các đơn vị cấp dưới trực thuộc do mình quản lý.
+ Đơn vị hành chính dự toán cấp 02: Đây là các đơn vị thuộc sự quản lý của các đơn vị cấp 01 và được cấp 01 giao cho dự toán ngân sách và thực hiện phân bổ lại cho các đơn vị hành chính dự toán cấp 03.
+ Đơn vị hành chính dự toán cấp 03: là đơn vị trực tiếp sử dụng nguồn ngân sách, được đơn vị dự toán cấp 01 và cấp 02 giao và chịu trách nhiệm phần công việc cụ thể và thực hiện đúng nhiệm vụ được giao.
– Phân loại dựa theo cấp ngân sách, gồm có:
1. Đơn vị sự nghiệp công lập (trừ đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Công an và Bộ Quốc phòng) thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ (sau đây gọi chung là bộ), gồm:
a) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ (bao gồm: Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của bộ, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc bộ và đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài);
b) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục thuộc bộ (sau đây gọi chung là tổng cục thuộc bộ);
c) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cục, thuộc chi cục thuộc cục thuộc bộ;
d) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Văn phòng thuộc bộ;
đ) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cục thuộc tổng cục thuộc bộ.
2. Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan thuộc Chính phủ (bao gồm cả đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài).
3. Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập.
4. Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), gồm:
a) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi chung là sở);
c) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc chi cục và tương đương thuộc sở;
d) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5. Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).
4. Chức năng của đơn vị hành chính sự nghiệp:
Song hành cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì các đơn vị hành chính sự nghiệp dưới sự quản lý của nhà nước cũng đã từng bước được kiện toàn, góp phần không nhỏ vào công cuộc đổi mới kinh tế – xã hội. Thực hiện được vai trò chủ đạo của mình, kinh tế nhà nước luôn cần được đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả. Để làm được điều đó, trước tiên cần phải làm tốt vai trò của từng bộ phận trong nền kinh tế nhà nước, trong đó phải kể đến các đơn vị hành chính sự nghiệp.
Các đơn vị hành chính sự nghiệp chính là những đơn vị quản lý như y tế, giáo dục, văn hóa, thông tin, khoa học công nghệ, kinh tế… hoạt động bằng nguồn kinh phí của nhà nước cấp hoặc từ các nguồn kinh phí khác như thu sự nghiệp, phí, lệ phí, hoạt động kinh doanh hay viện trợ không hoàn lại. Do đó, để quản lý và chủ động trong các khoản chi tiêu của mình, hàng năm các đơn vị hành chính sự nghiệp phải lập dự toán cho từng khoản chi tiêu này. Dựa vào bản dự toán, ngân sách nhà nước cấp kinh phí cho các đơn vị. Chính vì vậy, kế toán không chỉ quan trọng đối với bản thân đơn vị mà còn quan trọng đối với ngân sách nhà nước.
Trong quá trình hoạt động, các đơn vị này phải có trách nhiệm chấp hành quy định của
5. Nhiệm vụ của các đơn vị hành chính sự nghiệp:
Để thực sự có hiệu lực trong công tác quản lý kinh tế tài chính, kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp phải thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau:
– Ghi chép và phản ánh một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ và có hệ thống tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình hình thành kinh phí và sử dụng nguồn kinh phí, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại đơn vị.
– Thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành dự toán thu, chi; Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế tài chính và các tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước; Kiểm tra việc quản lý, sử dụng các loại vật tư tài sản ở đơn vị; Kiểm tra việc chấp hành kỷ luật thu, nộp ngân sách, chấp hành kỷ luật thanh toán và chế độ chính sách của Nhà nước.
– Theo dõi và kiểm soát tình hình phân phối kinh phí cho các đơn vị dự toán cấp dưới, tình hình chấp hành dự toán thu, chi và quyết toán của các đơn vị cấp dưới.
– Lập và nộp đúng hạn các
Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp phải đáp ứng được những yêu cầu sau:
– Phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác và toàn diện mọi khoản vốn, quỹ, kinh phí, tài sản và mọi hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh ở đơn vị.
– Chỉ tiêu kinh tế phản ánh phải thống nhất với dự toán về nội dung và phương pháp tính toán.
– Số liệu trong
– Tổ chức công tác kế toán gọn nhẹ, tiết kiệm và có hiệu quả.
Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ hạch toán kế toán trong một đơn vị sự nghiệp cần có một bộ máy kế toán hợp lý. Bộ máy này được xây dựng trên cơ sở định hình được khối lượng công tác kế toán và tổ chức hệ thống thông tin kế toán đạt chất lượng. Thông thường căn cứ vào quy mô, địa bàn hoạt động, cơ sở hạ tầng, trình độ quản lý cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bộ máy kế toán, các đơn vị hành chính sự nghiệp có thể lựa chọn một trong ba mô hình sau: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung; Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán; Mô hình tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán. Sau khi lựa chọn được mô hình phù hợp, các đơn vị hành chính sự nghiệp tiến hành phân công công việc phù hợp với khả năng trình độ, năng lực của cán bộ…