Vấn đề xử lý vi phạm pháp luật thuế cần được tiến hành xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Xử lý vi phạm pháp luật về thuế
Trong cơ chế tự khai, tự nộp, chế tài xử lý vi phạm pháp luật thuế không phải là mục tiêu chính của quản lý thuế mà chỉ là một công cụ nhằm khuyến khích sự tuân thủ. Trên bình diện tổng thể của quản lý thuế, xử lý vi phạm pháp luật thuế mang nặng tính “răn đe” để hướng đối tượng nộp thuế thực hiệnsự tuân thủ pháp luật thuế. Nếu mọi trường hợp không tuân thủ đúng pháp luật thuế đều được phát hiện, xử lý chính xác, nghiêm khắc, kịp thời thì có tác dụng phòng ngừa, thúc đẩy các đối tượng nộp thuế hướng đến sự tuân thủ pháp luật thuế. Ngược lại, nếu hệ thống thúc đẩy và xử phạt yếu sẽ là điều kiện làm lan nhanh sự không tuân thủ sang các đối tượng khác. Mặt khác, xử lý vi phạm pháp luật thuế nhằm bảo đảm sự công bằng trong việcđối xử giữa các đối tượng tuân thủ và không tuân thủ pháp luật thuế. Bởi vậy, việc quy định những nội dung xử lý vi phạm pháp luật thuế trong pháp luật quản lý thuế là cần thiết.
- Khái niệm
Vi phạm pháp luật thuế là hành vi vi phạm các quy định của pháp luật thuế do các tổ chức cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, gây thiệt hại về trật tự công và tổ chức, cá nhân đó phải chịu trách nhiệm về hành vi đó của mình.
Xử lý vi phạm pháp luật về thuế là các hoạt động của chủ thể có thẩm quyền căn cứ vào các quy định hiện hành áp dụng các biện pháp pháp xử lý hành chính hoặc hình sự đối với các tổ chức cá nhân vi phạm pháp luật về thuế.
- Đặc điểm
Xử lý vi phạm pháp luật về thuế chia thành xử lý hành vi vi phạm hành chính về thuế và xử lý hành vi vi phạm hình sự về thuế.
– Hành vi vi phạm hành chính thuế là hành vi lam trái các quy định của pháp luật hành chính trong lĩnh vực thuế, do các tổ chức, cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến đến các lợi ích mà mà pháp luật thuế bảo vệ nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Cơ sở ra quyết định xử phạt vi phạm chính là hành vi vi phạm pháp luật thuế.
+ Đối tượng bi xử phạt vi phạm hành chính là các tổ chức, cá nhân là đối tượng nộp thuế (đối tượng chủ yếu) hoặc các tổ chức, cá nhân khác có vi phạm pháp luật về thuế (đối tượng không củ yếu).
+ Quyết định hành chính là cơ sở làm phát sinh trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực thuế.
+ Xử phạt hành chính được áp dụng khi có hành vi vi phạm kể cả trong trường hợp chưa phát sinh thiệt hại.
+ Chỉ được xử phạt vi phạm hành chính khi hành vi vi phạm chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Hành vi vi phạm hình sự về thuế là hành vi làm trái các quy định của pháp luật hình sự, do các tổ chức, cá nhân thực hiện một cách cố ý, xâm phạm đến các lợi ích phát sinh từ quan hệ nộp thuế được Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi 2009) bảo vệ.
+ Chủ thể tiến hành xử lý hình sự đối với tội trốn thuế là các cơ quan tố tụng: cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án có thẩm quyền. Trong đó, chỉ có tòa án mà cụ thể là hội đồng xét xử mới có thẩm quyền quyết định có hay có không có hành vi phạm tội trong lĩnh vực quản lý thuế.
+ Đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế hình sự là các cá nhân (không bao gồm tổ chức). Trường hợp các chủ thể của hành vi trốn thuế là các tổ chức thì cá nhân người đại diện theo pháp luật của tổ chức, những cá nhân khác có liên quan sẽ bị xử lý hình sự.
+ Căn cứ pháp lý để xử lý là Bộ luật Hình sự năm 1999 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
+ Trình tự, thủ tục xử lý hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật thuế phải tuân thủ quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
c. Quy định của pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật thuế
– Luật quản lý thuế chỉ rõ 4 hành vi vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế bao gồm:
+ Vi phạm các thủ tục thuế (khoản 1 Điều 105 Luật quản lý thuế 2006).
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
+ Chậm nộp thuế
+ Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hay tăng số tiền thuế được hoàn
+ Trốn thuế, gian lận thuế (Điều 108)
Điểm mới của Luật quản lý thuế quy định rõ hành vi nào được coi là hành vi vi phạm pháp luật thuế, bằng cách liệt kê chi tiết cách hành vi vi phạm thuộc các nhóm hành vi trên. Điều này đã tạo ra sự rõ ràng, minh bạch khong chỉ với các chủ thể nộp thuế, giúp họ có nhận thức đúng đắn và tránh không thực hiện những hành vi đó, đồng thời tạo ra thuận lợi cho cơ quan quản lý thuế tromg việc xác định hành vi vi phạm pháp luật kịp thời để áp dụng các biện pháp xử lý đúng đắn.
– Về hình thức xử lý cũng quy định cụ thể tại các Điều từ 105 đến 108 Luật quản lý thuế. Theo đó, khi pháp hiện hành vi vi phạm, cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào các quy định của pháp luật để xác định hành vi đó thuộc loại nào và cách thức xử lý ra sao. Việc quy định rõ ràng như vậy đã tránh được sự lúng túng của cơ quan thuế trong việc xử lý vi phạm pháp luật thuế.
– Quy định rõ thẩm quyền xử phạt cho từng hành vi vi phạm .
+ Các hành vi vi phạm các thủ tục thuế thì thẩm quyền xử phạt thực hiện
theo quy định của Luật quản lý thuế và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
+ Các hành vi còn lại: thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm.
Nếu phát hiện hành vi có đâu hiệu tội phạm thì cần phải chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Việc quy định rõ như vậy tránh được tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, xử phạt tràn lan, không đúng thẩm quyền.
Bên cạnh những ưu điểm, pháp luật xử lý vi phạm pháp luật thuế còn có rất nhiều hạn chế làm cho hành vi vi phạm pháp luật thuế ngày càng gia tăng.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Vi phạm quy định về khai thuế
– Vi phạm quy định về thời hạn làm thủ tục hải quan, nộp hồ sơ thuế
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật về thuế trực tuyến miễn phí