Hành vi phạm tội là một trong những dấu hiệu quan trọng để nhận biết tội phạm, phân loại tội phạm theo bộ luật hình sự, dựa theo mức độ khác nhau của hành vi phạm tội mà cơ quan có thẩm quyền có thể đưa ra hình phạt thích đáng nhất. Vậy hành vi phạm tội là gì? Khác nhau giữa phạm tội và tội phạm?
Mục lục bài viết
1. Hành vi phạm tội là gì?
Hành vi phạm tội là những hành vi được thực hiện bằng hành động hoặc không hành động, thỏa mãn những dấu hiệu cấu thành tội phạm được quy định trong bộ luật hình sự cụ thể theo từng loại tội phạm, hành vi phạm tội là những hành vi trái với quy định của pháp luật, hành vi phạm tội bao gồm dấu hiệu chủ thể, mặt chủ quan, mặt khách quan để cấu thành tội phạm.
Những dấu hiệu này được thể hiện như sau:
– Về chủ thể thực hiện hành vi phải là người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự, đáp ứng được những dấu hiệu của từng loại tội phạm cụ thể.
– Về mặt chủ quan thì hành vi này phải được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động gây ra hậu quả, có tính chất nguy hiểm cho xã hội.
– Về mặt khách quan thì phải thể hiện thông qua hành vi có lỗi, cụ thể là lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý. Các trường hợp không xác định được lỗi không thể xác định là hành vi phạm tội, hay chưa đủ để cấu thành tội phạm.
Thực hiện hành vi phạm tội là việc chủ thể đủ năng lực trách nhiệm hình sự là cá nhân hay pháp nhân thực hiện các hành vi có tính chất nguy hiểm, gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.
Thực hiện hành vi phạm tội thông qua hành vi cố ý hoặc hành vi vô ý:
– Hành vi cố ý phạm tội là việc chủ thể đã nhận thức được hành vi của mình gây nguy hiểm cho xã hội, biết được hậu quả xảy ra và mong muốn hoặc không mong muốn nó xảy ra nhưng vẫn để cho hậu quả xảy ra.
– Hành vi vô ý phạm tội là người phạm tội có thể thấy trước hành vi của mình, hoặc không thấy trước hành vi của mình gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội và cho rằng hậu quả đó không xảy ra, không biết hậu quả đó sẽ rảy ra, không thể ngăn được hậu quả xảy ra.
Thực hiện hành vi phạm tội được xác định theo từng mức độ để làm căn cứ xác định trách nhiệm hình sự của chủ thể phạm tội. Cụ thể như hành vi phạm tội chưa đạt, hành vi chuẩn bị phạm tội, hành vi phạm tội hoàn thành với từng tội danh thì khung hình phạt cho tội phạm sẽ khác nhau.
Hành vi phạm tội là gì còn cần xác định vào tính chất hành vi, mức độ nguy hiểm của hành vi ảnh hưởng đến xã hội, để xác định các loại tội phạm và đưa ra các khung hình phạt thích đáng là tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Các loại hành vi phạm tội được phân loại thành hành vi phạm tội hành động hoặc không hành động:
– Hành vi phạm tội thực hiện bằng hành động của cá nhân, tổ chức gây thiệt hại nghiêm trọng xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác, gây rối loạn trật tự xã hội. Ví dụ như hành động giết người, cướp giật tài sản, hiếp dâm, lây truyền dịch bệnh,…
– Hành vi phạm tôi thể hiện thông qua việc các cá nhân, tổ chức không thực hiện hành động ví dụ làm ngơ, không tố giác tội phạm, không cứu người đang gặp nguy hiểm đến tính mạng… gây ảnh hưởng đến quyền lợi ích của người khác và xâm phạm đến lợi ích chung gây rối loạn trật tự xã hội thì vẫn được xác định là hành vi phạm tội.
Tuy nhiên cần được xác định rằng các hành vi có dấu hiệu của tội phạm phải mang tính chất nguy hiểm cho xã hội, gây hậu quả nghiêm trọng thì mới xác định là hành vi phạm tội, có đủ dấu hiệu để cấu thành tội phạm.
2. Phạm tội và tội phạm khác nhau như thế nào?
Không phải hành vi “phạm tội” nào cũng bị xem là “tội phạm”. “Tội phạm” và “Phạm tội” là hai khái niệm khác nhau nhưng khi sử dụng lại dễ nhầm lẫn. Do đó, cần phân biệt hai khái niệm này để sử dụng cho phù hợp.
Tội phạm:
Tội phạm bao gồm các yếu tố sau: mặt khách quan (hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định tại Bộ luật Hình sự, mặt chủ quan (lỗi của hành vi), khách thể(quan hệ xã hội được Bộ luật Hình sự bảo vệ), chủ thể thực hiện hành vi (người thực hiện hành vi có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại có năng lực trách nhiệm hình sự).
Khoản 1 Điều 8
Từ định nghĩa trên, tội phạm có các đặc điểm sau:
1. Có tính chất nguy hiểm cho xã hội: tính chất nguy hiểm cho xã hội của một hành vi được hiểu là hành vi đã gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể đến các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.
2. Hành vi nguy hiểm cho xã hội phải được quy định trong Bộ luật hình sự;
3. Chủ thể nếu là cá nhân thì phải có năng lực trách nhiệm hình sự;
4. Có lỗi: bao gồm lỗi cố ý hoặc vô ý;
5. Xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ.
Hành vi phạm tội:
Phạm tội là hành động thực hiện tội phạm. Có nghĩa là phạm tội là hành vi có dấu hiệu của tội phạm phải qua điều tra, truy tố, xét xử mới xác định được hành vi phạm tội đó có phải là tội phạm không. Không phải mọi hành vi phạm tội đều là tội phạm. Chẳng hạn, khi chủ thể thực hiện hành vi phạm tội là người không có năng lực trách nhiệm hình sự thì hành vi phạm tội đó không bị coi là tội phạm.
Theo đó hành vi phạm tội được hiểu là hành vi do một hoặc một số chủ thể thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, có tính chất gây nguy hiểm cho xã hội và đáp ứng các đặc điểm nói trên của tội phạm.
Tuy nhiên, Khoản 2 Điều 8 Bộ luật này cũng quy định: “Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.”
Do đó, không phải bất kỳ hành vi nào có dấu hiệu tội phạm cũng được coi là tội phạm theo quy định trên.
Ví dụ: Hành vi đánh bạc bằng tiền hoặc hiện vật có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên mới cấu thành
Xét về mức độ nguy hiểm cho xã hội và tính chất của hành vi phạm tội, Điều 9 Bộ luật Hình sự chia tội phạm thành các loại sau:
– Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
– Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù;
– Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù;
– Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Việc phân loại tội phạm là căn cứ không chỉ là căn cứ phân hóa trách nhiệm hình sự đối với từng trường hợp phạm tội cụ thể mà còn để xây dựng các khung hình phạt đối với từng tội phạm cụ thể trong Bộ luật này phù hợp với chính sách hình sự của nhà nước. Đây cũng là cơ sở pháp lý để các cơ quan tố tụng nhận thức đúng và áp dụng thống nhất các quy định của Bộ luật này trong thực tiễn xét xử.
3. Có phải mọi hành vi phạm tội đều trái pháp luật:
Tất cả hành vi phạm tội đều trái pháp luật, do hành vi vi phạm pháp luật trái với quy định của pháp luật gây ảnh hưởng đến cá nhân, cơ quan, tổ chức, gây rối loại trật tự xã hội.
Mọi hành vi phạm tội đều trái pháp luật tuy nhiên tùy thuộc vào tính nguy hiểm, mức nguy hại cho xã hội mà cơ quan chức năng có thể căn cứ để xét cấu thành tội phạm theo quy định bộ luật hình sự hoặc các cách thức xử lý khác như xử phạt hành chính, dân sự.
Tuy nhiên các hành vi phạm tội có thể trái với quy định pháp luật nhưng không phải tất cả các hành vi trái quy định pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý như các trường hợp:
– Chủ thể thực hiện hành vi phạm tội, thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng không có năng lực hành vi dân sự như người bị mắc bệnh tâm thần, không có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi.
– Người chưa đủ tuổi chiu trách nhiệm pháp lý là người dưới 14 tuổi theo quy định Bộ luật hình sự.
– Các trường hợp được miễn trách nhiệm pháp lý, hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm.
– Thực hiện hành vi phạm pháp luật do phòng vệ chính đáng.
– Thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thì thế cấp thiết.
– Thực hiện hành vi gây thiệt hại trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cơ quan nhà nước.
– Thực hiện các hành vi vi phạm do hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ xảy ra rủi ro.
Kết luận: Hành vi phạm tội là một trong những yếu tố để hình thành tội phạm. Việc phân định rõ đâu là hành vi phạm tội, đâu là tội phạm sẽ có ý nghĩa trong việc áp dụng các hình thức xử lý vi phạm sau này.