Thủ tục bắt đầu phiên toà sơ thẩm được pháp luật quy định như thế nào? Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin giải đáp thắc mắc của quý khách hàng như sau.
Thủ tục bắt đầu phiên toà sơ thẩm
Thủ tục bắt đầu phiên toà được quy định từ Điều 213 đến Điều 216 Bộ luật tố tụng dân sự. Mục đích của các thủ tục này là nhằm kiểm tra sự có mặt những người tham gia tố tụng theo giấy triệu tập của Toà án và ổn định trật tự phiên toà. Hơn nữa, để đảm bảo cho việc giải quuyết được đúng đắn, xét xử đúng đối tượng, chủ toạ phiên toà kiểm tra căn cước của các đương sự thông qua việc hỏi để đương sự trả lời trực tiếp về họ tên, tuổi, địa chỉ… và đối chiếu lại lời trình bày cảu họ với các tài liệu có trong hồ sơ vụ án. Hơn nữa, các thủ tục này chủ yếu liên quan đến quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng. Việc phổ biến quyền và nghĩa vụ cho họ giúp họ hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình tại phiên toà.
Giải quyết yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch.
Theo quy định tại Điều 214 BLTTDS, trong trường hợp có người yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch thì Hội đồng xét xử phải xem xét, nghe ý kiến của người bị thay đổi tại phiên tòa trước khi quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận. Trường hợp không chấp nhận thì Hội đồng xét xử phải nêu rõ lý do.
Quyết định thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch phải được Hội đồng xét xử thảo luận, thông qua theo đa số tại phòng nghị án và phải lập thành văn bản.
Trong trường hợp phải thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa.
Thủ tục này đảm bảo cho những người tham gia tố tụng và Kiểm sát viên thực hiện quyền yêu cầu thay đổi những người tiến hành tố tụng. người giám định, người phiên dịch…
Xem xét, quyết định hoãn phiên tòa khi có người vắng mặt:
Theo quy định của Điều 215 BLTTDS, khi có người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa mà thuộc trường hợp
Nếu có người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa mà không thuộc trường hợp
Quyết định hoãn phiên tòa phải được Hội đồng xét xử thảo luận, thông qua theo đa số tại phòng nghị án và phải được lập thành văn bản.
Theo quy định Điều 202 Luật Tố tụng dân sự sửa đổi thì trong trường hợp Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa theo quy định tại khoản 2 Điều 51, khoản 2 Điều 72, các điều 199, 204, 205, 206, 207, 215, khoản 4 Điều 230 và các trường hợp khác theo quy định của Bộ luật này, thì thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm là không quá ba mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.
Quyết định hoãn phiên tòa phải được chủ tọa phiên tòa thay mặt Hội đồng xét xử ký tên và
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Bảo đảm tính khách quan của người làm chứng:
Điều 216 BLTTDS quy định biện pháp cách ly người làm chứng khi lời khai của họ có thể bị ảnh hưởng bởi lời khai của những đương sự và người làm chứng khác.
Ngoài ra, quy định tại Điều 216 như sau: chủ tọa phiên tòa có thể quyết định những biện pháp cần thiết để những người làm chứng không nghe được lời khai của nhau hoặc tiếp xúc với những người có liên quan.
Như vậy, các quy định về thủ tục bắt đầu phiên toà của BLTTDS rất chi tiết và cụ thể. Với quy định của BLTTDS về thủ tục bắt đầu phiên toà thì vai trò của Thẩm phán – chủ toạ phiên toà là rất lớn. Tất cả các hoạt động của Thẩm phán tại thủ tục này nhằm đảm bảo cho việc quản lý vụ án của Toà án được chặt chẽ, đảm bảo cho việc xét xử được đúng đối tượng, đúng thủ tục tố tụng và những người tham gia tố tụng được biết rõ các quyền và nghĩa vụ của mình tại phiên toà sơ thẩm dân sự.