Hoạt động giám sát được coi là một trong hai chức năng chủ yếu nhất của Quốc hội.
Hoạt động giám sát được coi là một trong hai chức năng chủ yếu nhất của Quốc hội. Ngoài chức năng lập hiến, lập pháp, Quốc hội còn “Thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước”. Hoạt động giám sát của Quốc hội còn được quy định riêng bởi một Luật – Luật Giám sát của Quốc hội ban hành năm 2003. Hiến pháp 1992 gọi giám sát của Quốc hội là giám sát tối cao. Quy định này vừa khẳng định Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, vừa khẳng định nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất tập trung trong tay nhân dân lao động. Quy định trên cũng đồng thời khẳng định – chủ thể thực hiện quyền giám sát tối cao là Quốc hội. Luật Giám sát cụ thể hóa quyền này, cả về khái niệm “giám sát tối cao”, phạm vi, hình thức và phương pháp thực hiện.
– Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao của mình tại kỳ họp Quốc hội trên cơ sở hoạt động giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội. Hoạt động giám sát của Quốc hội đối với hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau nghe báo cáo của Chính phủ, các Bộ, thông qua hoạt động giám sát thường xuyên của các tổ đại biểu hoặc các đại biểu đối với hoạt động của các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước. Như vậy, hình thức giám sát của Quốc hội nói chung đối với quản lý nhà nước nói riêng, khá đa dạng:
Trên kì họp Quốc hội nghe báo cáo của Chính phủ, các cơ quan của Chính phủ, thảo luận các báo cáo đó và đặc biệt là thông qua quyền chất vấn của đại biểu Quốc hội đối với Chính phủ và các thành viên Chính phủ. Kết quả các buổi họp này có thể được thể hiện thành các nghị quyết.
Ủy ban thường vụ Quốc hội là tổ chức quan trọng nhất không những có nhiệm vụ giúp Quốc hội, mà còn trực tiếp hoặc thực hiện quyền giám sát đối với quản lý nhà nước và hiệu lực của quyền này được bảo đảm bằng nhiều quyền hạn cụ thể, trong đó tiêu biểu là quyền đình chỉ hoặc bãi bỏ quyết định của Chính phủ.
Các ủy ban, Hội đồng dân tộc của Quốc hội giúp Quốc hội thực hiện quyền giám sát đối với quản lý nhà nước và trên các kì họp báo cáo trước Quốc hội về kết quả hoạt động giám sát của mình thể hiện bằng các báo cáo thẩm tra, thuyết trình.
Các đoàn đại biểu và từng đại biểu không những có nhiệm vụ giúp Quốc hôi giám sát hoạt động của Chính phủ, mà còn có quyền trực tiếp giám sát hoạt động của các cơ quan và người có thẩm quyền trong quản lí nhà nước, có quyền yêu cầu các cơ quan và người có thẩm quyền trong quản lí nhà nước tiếp và áp dụng các biện pháp để khắc phục việc làm vi phạm pháp luật, vi phạm chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước.
– Phương tiện giám sát quan trọng của đại biểu Quốc hội ngoài quyền chất vấn trên các kỳ họp, còn được thực hiện thông qua hoạt động của các tổ đại biểu và các đại biểu Quốc hội ở các địa phương và cơ sở, đặc biệt thông qua tiếp xúc với cử tri, với công dân để nghe yêu cầu, kiến nghĩ và khiếu nại, tố cáo của họ, hoặc tham dự các kỳ họp của hội đồng nhân dân các cấp (các Điều 51 – 55 Luật Tổ chức Quốc hội thông qua ngày 25/12/2002). Thông qua việc thực hiện quyền giám sát, Quốc hội xây dựng những biện pháp và giải pháp hữu hiệu để giải quyết những vấn đề được phát hiện từ việc thực hiện quyền giám sát của mình. Chẳng hạn như việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu và phê chuẩn (khoản 7 Điều 84 Hiến pháp năm 1992). Trong những trường hợp nhất định Quốc hội có thể thành lập những ủy ban lâm thời để điều tra những vấn đề nhất định. Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng có quyền lập các Đoàn giám sát (các Điều 7,15,23,24 Luật giám sát) Pháp lệnh thanh tra năm 1990 còn quy định “Hôi đồng Nhà nước cử các đoàn kiểm tra hoặc thành lập Ủy ban lâm thời để xem xét các vụ việc nhất định” (Điều 2). Nhung với việc ban hành Luật giám sát của Quốc hội, Luật Thanh tra, thì quy định này đã được thay thế bởi các quy định trên.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
– Quyền giám sát của Quốc hội đối với quản lý hành chính Nhà nước có phạm vi rất lớn, thể hiện rõ tính quyền lực Nhà nước thành lập, bầu, bãi bỏ các cơ quan, bãi miễm các chức danh của bộ máy hành chính Nhà nước, cả ở quyền đình chỉ, hoặc bãi bỏ các quyết định của Chính phủ và cả trong hoạt động cụ thể của bộ máy hành chính Nhà nước.
Ví dụ Điều 84 – Hiến pháp 1992 Chỉ có Quốc hội mới có quyền bãi bỏ các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trái với Hiến pháp, luật và Nghị quyết của Quốc hội.
Theo đó, đối tượng giám sát tối cao chỉ có thể là cơ quan và cá nhân do Quốc hội thành lập, bầu hoặc phê chuẩn như Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, những người đứng đầu của các cơ quan này và các thành viên của Chính phủ. Nội dung của quyền giám sát của Quốc hội bao hàm hoạt động theo dõi và kiểm tra tính hợp hiến và hợp pháp đối với nội dung các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước chịu sự giám sát trực tiếp của Quốc hội ban hành cũng như tính hợp hiến, hợp pháp đối với hoạt động tổ chức và thực hiện pháp luật trong thực tiễn của các cơ quan nhà nước đó. Nội dung giám sát này có ý nghĩa rất to lớn và sâu sắc trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân và vì dân.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Quyền giám sát ngân sách nhà nước của Quốc hội
– Việc giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên
– Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại
– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại
– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại