Thế nào là vắng mặt trái phép trong quân đội? Quân nhân vắng mặt trái phép trong quân đội bị xử lý như thế nào? Trình tự thủ tục xử lý quân nhân vi phạm kỷ luật quân đội? Căn cứ xác định các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của Tòa án quân sự?
Trong quân đội, việc giữ vững kỉ cương là một trong những vấn đề quan trọng nhằm đảm bảo sự kỉ luật, là lá chắn giữ gìn và bảo vệ an ninh của tổ quốc. Do vậy, những hành vi vi phạm trong thời gian tại ngũ quản quan đội được xử lý nghiêm và có chế tài cụ thể đối với các đối tượng đặc biệt này. Vậy, Quân nhân vắng mặt trái phép trong quân đội bị xử lý như thế nào?
Luật sư tư vấn luật về xử lý kỷ luật đối với quân nhân: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Thế nào là vắng mặt trái phép trong quân đội?
Vắng mặt trái phép trong quân đội là hành vi vi phạm kỷ luật được quy định tại Thông tư số 16/2020/TT-BQP ngày 21/02/2020 của Bộ Quốc phòng quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục, thời hiệu, thời hạn và thẩm quyền xử lý kỷ luật trong Bộ Quốc phòng, cụ thể, Điều 19 Thông tư quy định như sau:
“Điều 19. Vắng mặt trái phép
1. Vắng mặt ở đơn vị dưới 24 (hai bốn) giờ từ 02 lần trở lên hoặc từ 24 (hai bốn) giờ trở lên đến 03 (ba) ngày đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; dưới 24 (hai bốn) giờ từ 02 lần trở lên hoặc từ 24 (hai bốn) giờ trở lên đến 07 (bảy) ngày đối với hạ sĩ quan, binh sĩ mà không được phép của người chỉ huy có thẩm quyền thì bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo.
2. Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ cảnh cáo đến hạ bậc lương, giáng cấp bậc quân hàm:
a) Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;
b) Lôi kéo người khác tham gia;
c) Gây ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị”.
Như vậy, một hành vi được xem là vắng mặt trái phép khi có các dấu hiệu sau:
Một là, thuộc các trường hợp không có mặt ở tại đơn vị:
– Dưới 24 (hai bốn) giờ từ 02 lần trở lên hoặc từ 24 (hai bốn) giờ trở lên đến 03 (ba) ngày đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng;
– Dưới 24 (hai bốn) giờ từ 02 lần trở lên hoặc từ 24 (hai bốn) giờ trở lên đến 07 (bảy) ngày đối với hạ sĩ quan, binh sĩ
Hai là, không được phép của người chỉ huy có thẩm quyền về hành vi vắng mặt đó.
2. Quân nhân vắng mặt trái phép trong quân đội bị xử lý như thế nào?
Theo quy đinh tại Điều 19 Thông tư số 16/2020/TT-BQP ngày 21/02/2020 của Bộ Quốc phòng quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục, thời hiệu, thời hạn và thẩm quyền xử lý kỷ luật trong Bộ Quốc phòng, việc vắng mặt trái phép trong quân đội có thể chịu các hình thức xử lý bao gồm: khiển trách, cảnh cáo hoặc hạ bậc lương, giáng cấp bậc quân hàm. Cụ thể như sau:
– Kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo đối với hành vi vắng mặt ở đơn vị dưới 24 (hai bốn) giờ từ 02 lần trở lên hoặc từ 24 (hai bốn) giờ trở lên đến 03 (ba) ngày đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; dưới 24 (hai bốn) giờ từ 02 lần trở lên hoặc từ 24 (hai bốn) giờ trở lên đến 07 (bảy) ngày đối với hạ sĩ quan, binh sĩ mà không được phép của người chỉ huy có thẩm quyền.
– Kỷ luật từ cảnh cáo đến hạ bậc lương, giáng cấp bậc quân hàm: Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm; Lôi kéo người khác tham gia; Gây ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.
3. Trình tự thủ tục xử lý quân nhân vi phạm kỷ luật quân đội
Trình tự và thủ tục xử lý kỷ luật nói chung, cũng như trình tự, thủ tục xử lý hành vi vắng mặt trong quân đội nói riêng tuân theo quy định tại Điều 41 Thông tư số 16/2020/TT-BQP ngày 21/02/2020 của Bộ Quốc phòng quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục, thời hiệu, thời hạn và thẩm quyền xử lý kỷ luật trong Bộ Quốc phòng, cụ thể như sau:
“Điều 41. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật
Người vi phạm phải tự kiểm điểm bằng văn bản, trước tập thể cơ quan, đơn vị và tự nhận hình thức kỷ luật. Nếu người vi phạm vắng mặt, không tự kiểm điểm thì cơ quan, đơn vị tiến hành xác minh tại gia đình, địa phương nơi người vi phạm cư trú và lập biên bản về sự vắng mặt của người vi phạm. Biên bản xác minh được công bố trước cơ quan, đơn vị và có giá trị như bản tự kiểm điểm của người vi phạm.
Tập thể cơ quan, đơn vị phân tích, phê bình, tham gia ý kiến về hành vi vi phạm và đề xuất hình thức kỷ luật. Nếu người vi phạm vắng mặt thì căn cứ vào biên bản xác minh, hồ sơ vi phạm, hành vi vi phạm kỷ luật của người vi phạm, tập thể cơ quan, đơn vị tổ chức cuộc họp phân tích, phê bình, tham gia ý kiến và đề xuất hình thức kỷ luật.
Người chỉ huy phải kiểm tra, xác minh trực tiếp hoặc ủy quyền cho cấp có thẩm quyền trực tiếp gặp người vi phạm để người vi phạm trình bày ý kiến. Nếu người vi phạm vắng mặt thì người chỉ huy căn cứ vào biên bản xác minh, hồ sơ vi phạm, để kết luận về hành vi vi phạm, hình thức kỷ luật đối với người vi phạm.
Kết luận về hành vi vi phạm kỷ luật.
Báo cáo cấp ủy Đảng cỏ thẩm quyền xem xét, thông qua (nếu có).
Ra quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật theo quyền hạn phân cấp.
Tổ chức công bố quyết định kỷ luật, báo cáo lên trên và lưu trữ hồ sơ ở đơn vị”.
Như vậy, trình tự thủ tục xử lý hành vi vắng mặt trong quân đội được thực hiện theo 07 bước bao gồm:
Bước 1. Người vi phạm phải tự kiểm điểm bằng văn bản, trước tập thể cơ quan, đơn vị và tự nhận hình thức kỷ luật.
Nếu người vi phạm vắng mặt, không tự kiểm điểm thì cơ quan, đơn vị tiến hành xác minh tại gia đình, địa phương nơi người vi phạm cư trú và lập biên bản về sự vắng mặt của người vi phạm.
Biên bản xác minh được công bố trước cơ quan, đơn vị và có giá trị như bản tự kiểm điểm của người vi phạm.
Bước 2: Tập thể cơ quan, đơn vị phân tích, phê bình, tham gia ý kiến về hành vi vi phạm và đề xuất hình thức kỷ luật.
Nếu người vi phạm vắng mặt thì căn cứ vào biên bản xác minh, hồ sơ vi phạm, hành vi vi phạm kỷ luật của người vi phạm, tập thể cơ quan, đơn vị tổ chức cuộc họp phân tích, phê bình, tham gia ý kiến và đề xuất hình thức kỷ luật.
Bước 3: Người chỉ huy phải kiểm tra, xác minh trực tiếp hoặc ủy quyền cho cấp có thẩm quyền trực tiếp gặp người vi phạm để người vi phạm trình bày ý kiến.
Nếu người vi phạm vắng mặt thì người chỉ huy căn cứ vào biên bản xác minh, hồ sơ vi phạm, để kết luận về hành vi vi phạm, hình thức kỷ luật đối với người vi phạm.
Bước 4: Kết luận về hành vi vi phạm kỷ luật.
Bước 5: Báo cáo cấp ủy Đảng cỏ thẩm quyền xem xét, thông qua (nếu có).
Bước 6: Ra quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật theo quyền hạn phân cấp.
Bước 7: Tổ chức công bố quyết định kỷ luật, báo cáo lên trên và lưu trữ hồ sơ ở đơn vị.
4. Căn cứ xác định các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của Tòa án quân sự
Trường hợp quân nhân vắng mặt trái phép, gây ra hậu quả, thiệt hại rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm có thể bị khởi tố và xét xử theo thẩm quyền của tòa án quân sự.
Quá trình giải quyết vụ án hình sự, căn cứ quy định tại Điều 272 BLTTHS năm 2015 và vận dụng
4.1. Đối với các vụ án hình sự liên quan đến bí mật quân sự
Bí mật quân sự là: Những thông tin, tài liệu, hiện vật có nội dung quan trọng trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng, an ninh quốc gia … không công bố hoặc chưa công bố và nếu bị tiết lộ sẽ gây nguy hại cho việc thực hiện nhiệm vụ quân sự. Có ba mức độ bí mật quân sự: Tuyệt mật, tối mật, mật. Nội dung cụ thể được quy định trong pháp lệnh của nhà nước, điều lệnh, điều lệ, quy định … của lực lượng vũ trang và các ngành có liên quan
Vụ án hình sự liên quan đến bí mật quân sự không phụ thuộc đối tượng phạm tội, địa điểm, hoàn cảnh đều thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS.
4.2. Đối với vụ án hình sự mà bị cáo là nhóm đối tượng thuộc quân đội quản lý
Những vụ án hình sự mà bị cáo là: Quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng; Quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu; Dân quân, tự vệ trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc phối thuộc với Quân đội nhân dân trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; Công dân được điều động, trưng tập hoặc hợp đồng vào phục vụ trong Quân đội nhân dân.
– Đối với những người không còn phục vụ trong Quân đội mà phát hiện tội phạm của họ được thực hiện trong thời gian phục vụ trong quân đội hoặc những người đang phục vụ trong Quân đội mà phát hiện tội phạm của họ được thực hiện trước khi vào Quân đội thì Tòa án quân sự xét xử những tội phạm có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho Quân đội; những tội phạm khác do Tòa án nhân dân xét xử.
– Đối với trường hợp vụ án vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự, vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân thì thẩm quyền xét xử được thực hiện:
Trường hợp có thể tách vụ án thì TAQS xét xử những bị cáo và tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS; TAND xét xử những bị cáo và tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của TAND; Trường hợp không thể tách vụ án thì TAQSxét xử toàn bộ vụ án.
Tách vụ án hình sự để xét xử theo thẩm quyền chỉ được tiến hành nếu xét thấy việc tách đó không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện của vụ án.
4.3. Những vụ án hình sự gây thiệt hại cho những người do quân đội quản lý
Trong vụ án hình sự, quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm. Đây là những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm đủ định lượng để cấu thành một tội phạm cụ thể được quy định trong bộ luật hình sự mà không phụ thuộc là thiệt hại chính hay thiệt hại phụ.
Đối với trường hợp vụ án hình sự có nhiều bị hại bị thiệt sức khỏe, trong đó thiệt hại về sức khỏe của quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu nếu tách riêng ra thì không cấu thành một tội phạm cụ thể thì vẫn thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS.
Bởi vì thiệt hại của họ là hậu quả của hành vi nguy hiểm cấu thành tội phạm cụ thể; là căn cứ, cơ sở để đánh giá tính chất hành vi của bị cáo, là cơ sở để xác định trách nhiệm hình sự của bị cáo. Nếu tách riêng thiệt hại của nhóm người trên để xác định thẩm quyền xét xử TAQS là ảnh hưởng đến quá trình xác định sự thật khách quan, toàn diện của vụ án.
4.4. Những vụ án hình sự gây thiệt hại về tài sản do quân đội quản lý; xâm phạm đến danh dự, uy tín của quân đội
– Gây thiệt hại về tài sản do quân đội quản lý: Tài sản của Quân đội được xác định là tài sản công được sử dụng trong chiến đấu, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và nghiệp vụ quốc phòng, an ninh của lực lượng vũ trang nhân dân do Quân đội nhân dân quản lý.
Tài sản do Quân đội quản lý, sử dụng, kể cả trường hợp Quân đội giao tài sản đó cho dân quân, tự vệ hoặc bất kỳ người nào khác quản lý, sử dụng để chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc thực hiện nhiệm vụ quân sự.
Cũng được coi là gây thiệt hại cho Quân đội trong trường hợp người đang bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù trong nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam do Quân đội quản lý mà lại tiếp tục phạm tội.
– Xâm phạm đến danh dự, uy tín của quân đội được xác định là trường hợp bị cáo có hành vi lợi dụng hình ảnh người quân nhân; hình ảnh quân đội nhân dân để thực hiện tội phạm. Hành vi này đã xâm phạm đến uy tín, danh dự của Quân đội nhân, vì vậy tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS.
4.5. Những vụ án hình sự xảy ra trong doanh trại quân đội hoặc khu vực quân sự do Quân đội nhân dân quản lý, bảo vệ và trong địa bàn thiết quân luật.
Đây là thẩm quyền theo lãnh thổ, theo phạm vi được xác định cụ thể là trong doanh trại quân đội hoặc khu vực quân sự do Quân đội nhân dân quản lý, bảo vệ mà không phụ thuộc đối tượng phạm tội hay đối tượng bị thiệt hại.
Doanh trại quân đội, khu vực do quân đội quản lý, bảo vệ được xác định như: Trường bắn, sân bay, Bệnh viện quân y, trường học, trụ sở đóng quân ….
Đối với địa bàn thiết quân luật: Quy định này đã được quy định tại