So sánh trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng với trách nhiệm dân sư ngoài hợp đồng.
So sánh TNDS do vi phạm hợp đồng với TNDS ngoài hợp đồng
Để so sánh một sự vật, hiện tượng, những sự kiện, một vấn đề nhất định…cấn phải chỉ ra những điểm giống nhau đồng thời cần phải chỉ ra những điểm khác nhau để hiểu một cách đầy đủ và toàn diện nhất về sự vật, hiện tượng hay vấn đề cần so sánh.
- Giống nhau
Trước tiên, có thể khẳng định TNDS do vi phạm hợp đồng và TNDS ngoài hợp đồng đều mang tính chất của TNDS đó là:
– Căn cứ phát sinh trách nhiệm là hành vi vi phạm pháp luật dân sự và chỉ áp dụng với người thực hiện hành vi vi phạm đó;
– Tính chất của chế tài là hậu quả pháp lý bất lợi mang tính tài sản dành cho người thực hiện hành vi vi phạm;
– Là một biện pháp cưỡng chế mang tính chất pháp lý, do đó được đảm bảo thi hành bởi pháp luật và bộ máy cưỡng chế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Khác nhau
Bên cạnh những điểm chung cơ bản đó, TNDS do vi phạm hợp đồng và TNDS ngoài hợp đồng sẽ có những điểm khác nhau nhất định thể hiện đó là: Về nguồn gốc phát sinh, về căn cứ xác định trách nhiệm, về phương thức thực hiện trách nhiệm, yếu tố lỗi…
Thứ nhất: Về nguồn gốc phát sinh:
Nhận thấy rằng trong “Bộ luật dân sự năm 2015” thì quy định về TNDS do vi phạm hợp đồng được xây dựng nên bởi các quy phạm điều chỉnh chế định hợp đồng. Chính vì vậy, cơ sở cho TNDS do vi phạm hợp đồng tồn tại khi một hợp đồng tồn tại. Khi đó, TNDS do vi phạm hợp đồng chỉ phát sinh khi xuất hiện sự vi phạm một hay nhiều nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng.
Đối chiếu với TNDS ngoài hợp đồng là các loại TNDS phát sinh bên ngoài và không phụ thuộc vào hợp đồng.
- Từ đây, có thể thấy rằng điểm khác nhau cơ bản giữa TNDS do vi phạm hợp đồng và TNDS ngoài hợp đồng đó là về nguồn gốc phát sinh
Thứ hai: Về căn cứ xác định trách nhiệm
- Căn cứ xác định trách nhiệm đầu tiên:
+ Nhận thấy rằng yếu tố có thiệt hại xảy ra trên thực tế ( thiệt hại về vật chất và tinh thần) là nền tảng cơ bản đồng thời là điều kiện bắt buộc của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
+ Đối chiếu với TNDS do vi phạm hợp đồng thì yếu tố thiệt hại xảy ra không phải là điều kiện bắt buộc trong việc xác định TNDS do vi phạm hợp đồng. Có thể khẳng định được như vậy là vì chỉ cần có hành vi vi phạm nghĩa vụ có thể phát sịnh TNDS và khi xét đến vấn đề thiệt hại do vi phạm hợp đồng chỉ xét đến những tổn thất về vật chất
- Căn cứ xác định trách nhiệm thứ hai là về hành vi vi phạm: Đối với TNDS ngoài hợp đồng thì hành vi vi phạm đó là vi phạm những quy định của pháp luật nói chung, khi đó có thể là hành vi vi phạm những quy định của pháp luật về hình sự, hành chính, kinh tế…; Trong khi đó, với TNDS do vi phạm hợp đồng thì đó là những vi phạm cụ thể trong quy định của hợp đồng đã được thỏa thuận và ký kết giữa các bên.
- Căn cứ xác định trách nhiệm thứ ba: Căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là: Có thiệt hại xảy ra, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật, có lỗi của người gây thiệt hại và có mối liên hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật; Còn đối với TNDS do vi phạm hợp đồng là khi hợp đồng được giao kết và có hiệu lực thì sẽ phát sinh giữa các bên nghĩa vụ thực hiện đúng những cam kết đã thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu một bên không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ là vi phạm hợp đồng. Hai bên có thể dự liệu và thỏa thuận trước về những trường hợp thiệt hại do vi phạm hợp đồng và cách thức chịu trách nhiệm như bồi thường thiệt hại hay phạt vi phạm.
Thứ ba: Về phương thức thực hiện trách nhiệm
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Về phương thức thực hiện trách nhiệm do vi phạm hợp đồng các bên có thể dữ liệu những trường hợp xảy ra để đi đến thỏa thuận mức bồi thường hay phạt vi phạm từ khi thực hiện hành vi giao kết hợp đồng
Trong khi đó, đối với TNDS ngoài hợp đồng thì bên gây thiệt hại phải bồi thường nhanh chóng, kịp thời và toàn bộ. Các bên không có sự thỏa thuận trước như đối với trường hợp vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, khi xuất hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ( trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hinh thức bồi thường bằng tiền, vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần
Thứ tư: Yếu tố lỗi
TNDS trong hợp đồng phát sinh do lỗi cố ý hoặc vô ý của người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác; còn trong TNDS ngoài hợp đồng, việc phân biệt lỗi cố ý và vô ý cũng có ý nghĩa nhưng bên cạnh đó thì người có hành vi vi phạm có thể chịu trách nhiệm ngay cả khi không có lỗi trong trường hợp pháp luật có quy định, như Khoản 2 Điều 604 “Bộ luật dân sự năm 2015”:
“Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.“
Thứ năm: Về thời điểm xác định trách nhiệm
Về việc xác định thời điểm phát sịnh TNDS do vi phạm hợp đồng kêt từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực và có bên vi phạm hợp đồng
Trong khi đó, TNDS ngoài hơp đồng phát sịnh từ thời điểm xảy ra hành vi gây thiệt hại
Thứ sáu: Về tính liên đới trong chịu TNDS
Đối với TNDS do vi phạm hợp đồng có thể nhận thấy rằng tronng trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì họ liên đới chịu trách nhiệm nếu khi giao kết hợp đồng họ có thỏa thuận trước về vấn đề chịu trách nhiệm liên đới.
Còn với TNDS ngoài hợp đồng nếu trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì họ đều phải chịu trách nhiệm liên đới theo các quy định cụ thể của pháp luật dân sự.