Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại không mang ý chí quyền lực nhà nước mà chủ yếu được giải quyết dựa trên phán quyết của trọng tài thương mại.
Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại không mang ý chí quyền lực nhà nước (không nhân danh quyền lực nhà nước như phán quyết của toà án) mà chủ yếu được giải quyết dựa trên phán quyết của trọng tài thương mại (được các bên lựa chọn) theo thủ tục linh hoạt, mềm dẻo. Ngoài ra, phương thức giải quyết tranh chấp thương mại này còn đảm bảo tối đa uy tín cũng như bí mật của các bên tranh chấp, góp phần củng cố và duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa các bên. Điều này được thể hiện qua các đặc điểm:
– Trọng tài thương mại là một loại hình tổ chức phi Chính phủ, hoạt động theo Luật trọng tài năm 2010 và quy chế trọng tài thương mại quốc tế. Nó có quyền phán quyết như tòa án và quyết định của trọng tài được cưỡng chế thi hành. Tính chất phi chính phủ của phương thức này được thể hiện:
+ Hội đồng trọng tài, tổ chức trọng tài không phải được thành lập bởi Nhà nước mà được thành lập theo sáng kiến của trọng tài viên sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
+ Hội đồng trọng tài, các tổ chức trọng tài và các trọng tài viên không nằm trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước, cũng ko thuộc hệ thống cơ quan xét xử
+ Các tổ chức trọng tài hoạt động theo nguyên tắc tự trang trải mà không được cấp kinh phí hoạt động trong ngân sách nhà nước.
+ Trọng tài viên hoặc hội đồng trọng tài không nhân danh quyền lực nhà nước mà nhân danh người thứ ba để ra phán quyết.
+ Hoạt động trọng tài vẫn luôn đặt dưới sự quản lý và hỗ trợ của nhà nước, nhà nước ban hành các văn bản pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động như cấp, thay đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động của các trung tâm trọng tài. Nhà nước hỗ trợ các hoạt động của tố tụng trọng tài như: hỗ trợ chỉ định, thay đổi trọng tài viên, cưỡng chế thi hành quyết định trọng tài.
– Cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là sự kết hợp giữa hai yếu tố thỏa thuận và tài phán. Thỏa thuận làm tiền đề cho phán quyết và không thể có phán quyết thoát ly những yếu tố đã được thỏa thuận. Do đó, về nguyên tắc thẩm quyền của trọng tài không bị giới hạn bởi pháp luật, các đương sự có thể lựa chọn bất kì lúc nào, bất cứ trọng tài ad-hoc nào hoặc bất cứ trung tâm trọng tài nào trên thế giới. Tuy nhiên để bảo vệ lợi ích của nhà nước (lợi ích công), một số nước trên thế giới chỉ thừa nhận thầm quyền của trọng tài trong lĩnh vực luật tư; ở Việt Nam tuy không phân biệt luật công và luật tư nhưng pháp luật nước ta cũng chỉ thừa nhận thẩm quyền của trọng tài trong lĩnh vực thương mại và một số lĩnh vực nhất định (Điều 2 Luật trọng tài năm 2010).
– Hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đảm bảo quyền tự định đoạt của các đương sự rất cao: Các bên có quyền lựa chọn trọng tài viên, lựa chọn quy tắc trọng tài, luật áp dụng để giải quyết tranh chấp. Luật trọng tài năm 2010 tại điều 14 đã quy định. Ngoài ra một trong các nguyên tắc khi giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại là phiên họp giải quyết tranh chấp không diễn ra công khai trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, nguyên tắc này đã thể hiện được sự tôn trọng tối đa quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp trong giải quyết tranh chấp.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
– Phán quyết của trọng tài có giá trị chung thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị và có hiệu lực thi hành đối với các bên. Nếu một trong các bên không thi hành thì bên kia có quyền yêu cầu tòa án công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài (Khoản 5 Điều 61 và Điều 66 Luật trọng tài thương mại năm 2010).
– Phương thức trọng tài thương mại có sự hỗ trợ của tòa án. Sở dĩ cần sự hỗ trợ của tòa án bởi vì phán quyết của trọng tài không mang tính quyền lực nhà nước. Do đó, cần phải có một cơ quan nhà nước hỗ trợ, đó là tòa án. Theo Luật trọng tài năm 2010 của nước ta quy định thì tòa án hỗ trợ để đảm bảo thi hành thỏa thuận trọng tài, hỗ trợ cho trọng tài trong việc chỉ định trọng tài viên, áp dụng các biện pháp khẩn cấp, kiểm tra, giám sát đối với các quyết định của trọng tài, hủy quyết định trọng tài.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh bằng phương thức trọng tài
– Một số điểm cần lưu ý khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tại thương mại tại Việt Nam
– Thỏa thuận giải quyết tranh chấp thương mại tại trọng tài thương mại
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại
– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại
– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại