Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc? Các bên trong quan hệ bảo hiểm xã hội? Quỹ bảo hiểm xã hội là gì? Chức năng của bảo hiểm xã hội? Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc?
Trong bất kỳ chế định xã hội nào cũng luôn tồn tại song song mối quan hệ giữa giữa “người lao động” và “người sử dụng lao động”. Bên cạnh việc thỏa thuận tiền lương, chế độ lao động, chịu sự điều chỉnh của pháp
Mục lục bài viết
1. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:
* Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động
* Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người sử dụng lao động
2. Các bên trong quan hệ bảo hiểm xã hội:
Gồm bên thực hiện bảo hiểm xã hội, bên tham gia bảo hiểm xã hội, bên được bảo hiểm xã hội:
Trên thế giới, có quốc gia bên thực hiện bảo hiểm xã hội là do nhà nước thành lập hoặc do những tổ chức được tư nhân lập ra và hoạt động theo quy định của pháp luật. Ở nước ta, hoạt động của cơ quan bảo hiểm xã hội là do Nhà nước thành lập và tổ chức thực hiện từ trung ương đến địa phương.
Bên tham gia bảo hiểm xã hội là người đóng góp phí bảo hiểm xã hội cho bản thân hoặc cho người khác hưởng. Theo quy định của pháp luật, bên tham gia bảo hiểm xã hội là người sử dụng lao động, người lao động và trong một vài trường hợp sẽ là Nhà nước.
Bên được bảo hiểm xã hội là người lao động và thân nhân của họ khi thỏa mãn các điều kiện được hưởng các chế độ của bảo hiểm xã hội.
Các yếu tố cấu thành các chế độ bảo hiểm xã hội
Đối tượng được hưởng bảo hiểm xã hội;
Điều kiện được hưởng bảo hiểm xã hội;
Mức hưởng và thời hạn hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội.
3. Chức năng của bảo hiểm xã hội:
Theo quy định tại khoản 4 Điều 3
Quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ tài chính độc lập với ngân sách nhà nước, được hình thành từ đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và có sự hỗ trợ của Nhà nước.
Chức năng của bảo hiểm xã hội
Nhiều người lao động thường băn khoăn và không muốn tham gia bảo hiểm xã hội vì nghĩ rằng mức đóng bảo hiểm xã hội khá cao nhưng không hiểu rõ được bảo hiểm xã hội để làm gì? Vậy thực chất khi đóng bảo hiểm xã hội để làm gì?
Thứ nhất, bảo hiểm xã hội sẽ bảo đảm thay thế hoặc bù đắp sự thiếu hụt về thu nhập của người lao động và gia đình họ khi gặp phải những rủi ro trong cuộc sống khi tai nạn, ốm đau, …
Thứ hai, bảo hiểm xã hội sẽ phân phối lại thu nhập. Chức năng này thể hiện ở việc người lao động san sẻ thu nhập theo thời gian. Cụ thể họ sẽ rút phần thu nhập từng tháng cả mình để dành cho những phần trợ cấp khi gặp rủi ro. Hay việc người sử dụng lao động cũng sẽ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động thành từng khoản tiền nhỏ tránh phải mất một khoản tiền lớn cho người lao động khi họ gặp nhiều rủi ro cùng 1 lúc. Ngoài ra, người lao động khỏe đóng góp cho người lao động ốm đau, người lao động trẻ đóng góp cho người lao động già.
Thứ ba, góp phần tạo sự tương trợ, chia sẻ giữa các nhóm người. Mỗi người lao động chỉ phải đóng một phần tiền nhỏ theo thu nhập nhưng với số lượng người lao động lớn sẽ tạo thành một quỹ bảo hiểm khổng lồ, giúp đỡ cho những người lao động gặp rủi ro. Hay việc người sử dụng lao động trích ra từ nguồn thu đóng bảo hiểm xã hội sẽ không phải lo lắng khi người lao động của họ gặp rủi ro.
Như vậy, bảo hiểm xã hội mang tính chất kinh tế – xã hội, giúp cho mối quan hệ lao động ổn định, doanh nghiệp phát triển, kinh tế hưng thịnh.
4. Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc:
Chế độ ốm đau
Khi người lao động bị ốm đau, tai nạn không phải là tai nạn lao động hoặc tự hủy hoại sức khỏe của họ và có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y Tế thì họ sẽ được nghỉ hưởng chế độ ốm đau. Trường hợp người lao động có con dưới 7 tuổi cũng sẽ được hưởng chế độ nghỉ con ốm nếu như có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau cùng mức hưởng chế độ ốm đau phụ thuộc vào đối tượng hưởng, làm việc trong môi trường bình thường hay làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại , nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên, mắc bệnh nhẹ hay mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y Tế ban hành và thời gian tham gia bảo hiểm xã hội.
Sau khi hưởng chế độ ốm đau, trong vòng 30 ngày kể từ ngày quay lại làm việc mà sức khỏe người lao động chưa được phục hồi thì họ còn được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau.
Người lao động thuộc đối tượng và thuộc một trong các trường hợp theo quy định tại Điều 30 và Điều 31
Đối với người lao động nữ đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản sẽ được nghỉ khám thai; nghỉ hưởng chế độ khi sảy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý; nghỉ hưởng chế độ khi sinh con; nghỉ hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai. Ngoài ra, lao động nữ khi mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi cũng sẽ được nghỉ hưởng chế độ thai sản khi đủ điều kiện hưởng.
Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi. Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con. Bạn có thể tham khảo chế độ thai sản cho chồng khi vợ sinh con
Lao động nữ sau khi hưởng chế độ thai sản, trong vòng 30 ngày kể từ ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Người lao động khi bị tai nạn lao động thuộc đối tượng quy định tại Điều 42 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và đủ điều kiện được quy định thuộc Điều 43, Điều 44 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 sẽ được hưởng trợ cấp một lần hoặc trợ cấp hàng tháng tùy thuộc vào mức độ suy giảm khả năng lao động, thời gian tham gia bảo hiểm xã hội.
Ngoài khoản trợ cấp một lần và trợ cấp hàng tháng, người lao động khi đủ điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động, chế độ bệnh nghề nghiệp còn có thể được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình; hưởng trợ cấp phục vụ hàng tháng; trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao đọng, bệnh nghề nghiệp; dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật.
Chế độ hưu trí
Về điều kiện nghỉ hưu phụ thuộc vào tuổi, thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tối thiểu là 20 năm, công việc, mức suy giảm khả năng lao động,… được quy định tại Điều 54 và Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
Mức lương hưu hàng tháng của người lao động đóng bảo hiểm xã hội tùy thuộc vào thời gian tham gia bảo hiểm xã hội và mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội. Năm 2019, tương ứng với 45% mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động nam nghỉ hưu tham gia bảo hiểm xã hội 17 năm; lao động nữ nghỉ hưu tham gia bảo hiểm xã hội 15 năm. Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Về thời điểm hưởng lương hưu hoặc là thời điểm ghi trong
Ngoài ra, nếu như người lao động đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội; sau 1 năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội; ra nước ngoài định cư; mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng thì họ có thể yêu cầu cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận (huyện) nơi mà họ cư trú để hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Về mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần phụ thuộc vào thời gian đã tham gia bảo hiểm xã hội và mức tiền lương bình quân đóng bảo hiểm xã hội.
Đối với cách xác định mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần:
Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ phụ thuộc vào thời gian bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội.
Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
Chế độ tử tuất
Chế độ tử tuất hiện nay sẽ gồm có trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất hàng tháng, trợ cấp tuất một lần.
Người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên; người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc sẽ được hưởng trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người đó chết. Nhân thân của những đối tượng trên được hưởng trợ cấp mai táng khi người đó bị Tòa án tuyên bố là đã chết.
Trợ cấp tuất là khoản bảo hiểm thu nhập cho người lao động, phần thu nhập dành cho những thân nhân của những người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội không có khả năng lao động như những người đã già (hết tuổi lao động) hoặc trẻ em (chưa đến tuổi lao động). Trước đây những người này đã sống bằng nguồn thu nhập (hoặc nguồn bảo hiểm thu nhập) của người lao động.
Mức trợ cấp tuất hàng tháng phụ thuộc vào mức lương cơ sở, mức trợ cấp tuất một lần phụ thuộc vào thời gian tham gia bảo hiểm xã hội và mức tiền lương bình quân đóng bảo hiểm xã hội.