Hôn nhân là quyền lợi của mỗi người, mọi người đều có quyền bình đẳng, hạnh phúc, có quyền kết hôn khi đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Một trong các trường hợp không đủ điều kiện kết hôn, được gọi là tảo hôn. Vậy tảo hôn là gì?
Mục lục bài viết
1. Tảo hôn là gì?
Tảo hôn là hai nam nữ kết hôn trước tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật tức là lấy vợ trước 20 tuổi, lấy chồng trước 18 tuổi.
Nói cách khác, tảo hôn là lấy vợ, lấy chồng trước tuổi quy định của pháp luật. Ở những nơi điều kiện kinh tế khó khăn, dân trí thấp như vùng biên giới, nhiều đồng bào dân tộc thì tảo hôn cũng theo thế mà thường xuyên xảy ra hơn. Không chỉ có tại Việt Nam, tập tục tảo hôn có mặt ở nhiều nơi trên thế giới, kể cả châu Âu, nay còn tồn tại ở một số vùng thuộc châu Phi, châu Á, châu Đại Dương và Nam Mỹ và thường đi kèm với một phong tục khác là hôn nhân được sắp đặt.
* Điều kiện kết hôn
Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
– Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên;
2. Tác hại và ảnh hưởng của tảo hôn:
Đối với bản thân và gia đình: Làm mất đi cơ hội về học tập, việc làm tốt, cơ hội để cải thiện điều kiện sống và chăm sóc sức khỏe của bà mẹ và trẻ em.
Bản thân những bà mẹ trẻ bị ảnh hưởng đến sức khỏe do cơ thể chưa phát triển đến độ hoàn thiện, ảnh hưởng trực tiếp đến thể chất, tâm sinh lý, sức khỏe sinh sản của người phụ nữ, nhất là trẻ em gái do chưa đủ tuổi trưởng thành, cơ thể phát triển chưa hoàn thiện, việc quan hệ tình dục sớm, mang thai, sinh đẻ, nuôi con sớm làm chậm quá trình phát triển thể chất tự nhiên của con người, dẫn tới thoái hóa và các di chứng bệnh tật, làm suy kiệt sức khỏe của bố, mẹ và con, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống tương lai của những bà mẹ và những đứa trẻ được sinh ra. Những trẻ em được sinh ra từ những cặp vợ chồng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thường mắc các dị tật bẩm sinh, chậm phát triển, suy dinh dưỡng. Hơn nữa khi sức khỏe không đảm bảo khi mang thai cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến gây tử vong mẹ và trẻ sơ sinh.
Có nhiều em đang ngồi trên ghế nhà trường phải bỏ học để lấy vợ lấy chồng, mất cơ hội học tập, kinh nghiệm cuộc sống còn non trẻ, nhưng phải lo toan cuộc sống gia đình mà chủ yếu là làm nông nghiệp, lao động phổ thông nên cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn kinh tế, cơ hội lập nghiệp và phát triển kinh tế gia đình bị hạn chế, đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đói nghèo.
Đối với xã hội
Việc kết hôn sớm, mang thai và sinh đẻ trong lứa tuổi vị thành niên ảnh hưởng lớn tới sức khỏe bà mẹ, sự phát triển của thai nhi và trẻ sơ sinh. Đây là nguyên nhân làm gia tăng tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em, tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi, tăng tỷ lệ tử vong của bà mẹ liên quan đến thai sản; là gánh nặng cho gia đình và xã hội, ảnh hưởng đến chất lượng dân số, nguồn nhân lực và gây hậu quả tiêu cực đến sự phát triển và tiến bộ xã hội, đồng thời là nguyên nhân chính dẫn đến nghèo đói, thất học.
Về môi trường giáo dục: Trẻ em buộc phải kết hôn sớm ít khi được tiếp tục việc học hành, cản trở họ có hy vọng về sự độc lập, cản trở họ được tiếp thu những nền giáo dục tiên tiến, hiện đại nhằm phát triển tối đa nhân cách, tài năng, các khả năng về trí tuệ và thể chất của trẻ em;
Về kinh tế: Tảo hôn khiến khả năng kiếm sống hoặc đóng góp về kinh tế cho gia đình là rất thấp dẫn đến tỷ lệ đói nghèo ngày càng tăng cao.
Về tinh thần: Khi kết hôn sớm trẻ em sẽ không được nghỉ ngơi và thư giãn, không được tham gia vui chơi, tham gia những hoạt động giải trí và được tự do tham gia các sinh hoạt văn hóa và nghệ thuật phù hợp với lứa tuổi….
Những gia đình tảo hôn thường có cuộc sống rất khó khăn, chưa hiểu biết nhiều về kiến thức nuôi dạy con cái, cũng như trách nhiệm, bổn phận của những người làm cha, làm mẹ, nên các cặp vợ chồng trẻ bị khủng hoảng về tâm lý, thường xảy ra mâu thuẫn. Hạnh phúc gia đình dễ bị rạn nứt, tỷ lệ ly hôn cao.
Từ những nguyên nhân, hậu quả trên cho thấy để ngăn ngừa, đẩy lùi tình trạng tảo hôn xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách góp phần quan trọng và trực tiếp cải thiện chất lượng giống nòi và nâng cao chất lượng dân số bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bảo vệ bà mẹ, trẻ em và những người yếu thế khác; quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức khác có liên quan; lợi ích của gia đình, của Nhà nước và xã hội là trách nhiệm mỗi cá nhân, gia đình cộng đồng và toàn xã hội, vì vậy cần thực hiện tốt các chính sách, pháp luật của nhà nước nói chung,
3. Trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự đối với hành vi tảo hôn:
Mặc dù kết hôn là hành vi tự nguyện của các bên, nhưng không được trái với quy định của pháp luật. Người thực hiện hành vi tảo hôn và người tổ chức tảo hôn tùy theo mức độ mà hoặc phải chịu trách nhiệm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đối với trách nhiệm hành chính: Theo quy định tại Điều 58
“Điều 58. Hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án”.
Ngoài ra, hành vi tổ chức tảo hôn còn có thể bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 183
“Điều 183. Tội tổ chức tảo hôn
Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm”.
Trách nhiệm hình sự:
Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
Sở dĩ, phải chịu trách nhiệm hình sự là vì hành vi tổ chức tảo hôn đã tái phạm và mang tính nguy hiểm hơn.
4. Các dấu hiệu về chủ thể của tội phạm tảo hôn:
Cũng như chủ thể của các tội phạm khác, chủ thể của tội tổ chức tảo hôn, tội tảo hôn cũng phải đảm bảo các yếu tố (điều kiện) cần và đủ như: độ tuổi, năng lực trách nhiệm hình sự quy định tại các Điều 12, 13 Bộ luật hình sự. Đối với tội tổ chức tảo hôn, tội tảo hôn chỉ những người đủ 16 tuổi trở lên mới là chủ thể của hai tội phạm này, vì hai tội phạm này đều là tội ít nghiêm trọng.
Đối với tội tổ chức tảo hôn, người phạm tội có thể là người thân của người chưa đến tuổi kết hôn như: bố mẹ, ông bà, anh chị em, cô, bác, chú, dì… hoặc những người không phải là người thân của người chưa đến tuổi kết hôn.
Đối với tội tảo hôn, người phạm tội có thể là người từ 16 tuổi trở lên nhưng chủ yếu là người đã thành niên, nếu cả hai người kết hôn đều từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi (đối với nữ) đến dưới 20 tuổi (đối với nam) mà đã có quyết định của Tòa án buộc chấm dứt quan hệ hôn nhân nhưng vẫn cố ý duy trì quan hệ vợ chồng thì cả hai đều phạm tội tảo hôn.
Các dấu hiệu thuộc mặt khách thể của tội phạm
Khách thể của tội tổ chức tảo hôn, tội tảo hôn là quan hệ hôn nhân tiến bộ, một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình mà
Các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm
a) Hành vi khách quan
Đối với tội tổ chức tảo hôn, người phạm tội có thể có một trong các hành vi sau:
– Chỉ huy, phân công, điều hành các hoạt đọng để người chưa đến tuổi kết hôn được kết hôn;
– Tìm người chua đến tuổi kết hôn cho người khác để tổ chức kết hôn;
– Chuẩn bị các điều kiện vật chất hoặc tinh thần cho người chưa đến tuổi kết hôn để họ kết hôn với người khác.
Tổ chức kết hôn cho người chưa đến tuổi kết hôn là hành vi chứ không phải quy mô của tội phạm, nên không nhất thiết phải có người tham gia như một vụ án có đồng phạm có tổ chức. Có thể chỉ có một người thực hiện việc tổ chức kết hôn cho những người chưa đến tuổi kết hôn.
Ngoài ra, việc người trưởng thành mà sống chung như vợ chồng, quan hệ đối với một người dưới 16 tuổi khi tảo hôn rất có thể bị xử lý hình sự về tội hiếp dâm trẻ em hoặc giao cấu đối với người dưới 16 tuổi theo quy định tại Điều 142, 144, 145 Bộ luật hình sự 2015:
Điều 145. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Có tính chất loạn luân;
d) Làm nạn nhân có thai;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
e) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Bên cạnh đó, cũng có trường hợp ngoại lệ là nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng nhưng chưa đủ tuổi kết hôn, nay đã đủ tuổi đăng ký kết hôn và đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại Điều 9, Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì họ có thể đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền.
Cơ sở pháp lý sử dụng trong bài viết: