Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh quần áo? Dịch vụ thành lập công ty buôn bán quần áo? Hồ sơ đăng kí kinh doanh công ty buôn bán quần áo? Mã ngành hàng kinh doanh buôn bán quần áo và mã ngành lĩnh vực liên quan? Hướng dẫn các điều kiện để mở cửa hàng kinh doanh, bán buôn, bán lẻ quần áo, đồ may mặc?
Nhắc đến quần áo chắc hẳn ai ai cũng đều biết đến một số thương hiệu nổi tiếng trong nước và ngoài nước như: Gucci, Dior, Seven AM, An Phước, 4men, May 10…Đây là một vài trong số thương hiệu quần áo nổi tiếng nhất hiện nay. Khi nền kinh tế ngày càng hội nhập, nhu cầu sống của con người ngày càng được nâng cao việc quan tâm chăm sóc cho bản thân càng được đặt lên hàng đầu, sau cái ăn chính là cái mặc. Mặc ngày nay không đơn thuần là mặc ấm hay có mặc mà được hiểu là mặc thế nào cho đẹp, sang và quý phái.
Vài năm gần đây, với châm ngôn “Người Việt dùng hàng Việt” thì dường như người tiêu dùng đã ưu tiên dùng hàng Việt Nam hơn so với trước đây. Mặc dù có rất nhiều hàng ngoại xong quần áo nói chung và đặc biệt quần áo trẻ em nói riêng vẫn chiếm lĩnh thị trường trong nước. Lòng tin của người tiêu dùng đang hướng về thị trường trong nước. Cuối năm 2019 thị trường may mặc trở nên sôi động hơn khi có thêm nhiều thương hiệu may mặc gia nhập thị trường. Quy mô thị trường thời trang tại Việt Nam đang dần được đánh giá hấp dẫn. Theo thống kê từ công ty nghiên cứu thị trường Statista, quy mô thị trường quần áo Việt Nam năm 2019 ước tính 5,6% tỉ USD với mức tăng trưởng kỳ vọng 8,8% mỗi năm trong giai đọan 2019-2023. Đặc biệt, 97% doanh thu thị trường đến từ những mặt hàng quần áo bình dân, không phải hàng cao cấp.
Chính vì vậy thành lập công ty buôn bán quần áo chưa bao giờ là ngành hết hot trong giai đoạn hiện nay. Vậy thủ tục thành lập công ty buôn bán quần áo như thế nào? Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc của quý bạn đọc, giúp các bạn hiểu hơn về quá trình và thủ tục xin thành lập công ty bán buôn quần áo theo quy định của pháp luật.
Luật sư tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng, công ty kinh doanh quần áo: 024.73.000.111
Căn cứ pháp lý:
Mục lục bài viết
1. Công ty buôn bán quần áo là gì?
Công ty là sự liên kết của hai hay nhiều người (cá nhân hay pháp nhân) bằng một sự kiện pháp lí trong đó các bên thoả thuận với nhau sử dụng tài sản hay khả năng của họ nhằm tiến hành các hoạt động để đạt mục tiêu chung. Một khái niệm được mọi người thường dùng để thay thế “công ty” đó chính là doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây có thể coi như một sai lầm theo hệ thống, tức đã ăn sâu vào tư duy của mỗi cá nhân, rằng nhắc đến công ty là nhắc đến doanh nghiệp. Họ luôn đánh đồng công ty và doanh nghiệp là một.
Theo đó tại
“7.Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.”
Như vậy, theo quy định của Luật doanh nghiệp thì doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
2. Lợi ích của việc thành lập công ty
Tuy nhiên, không phải lĩnh vực nào cá nhân cũng có thể tiến hành hoạt động kinh doanh, như kinh doanh bất động sản, thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, thiết lập trang mạng xã hội, đăng ký thành lập sàn thương mại điện tử, website khuyến mại trực tuyến…là những ngành nghề bắt buộc chủ thể kinh doanh là doanh nghiệp hoặc tổ chức.
Hơn nữa, việc kinh doanh mà không thành lập doanh nghiệp sẽ gặp phải nhiều khó khăn, đặc biệt với những người xác định kinh doanh lâu dài, bài bản, có định hướng phát triển lớn mạnh.
Một lợi ích đáng được quan tâm của việc lập công ty là giúp cho doanh nghiệp có chỗ đứng trên thị trường, tạo niềm tin với khách hàng và đối tác. Từ đó có thể nâng cao danh tiếng cho sản phẩm quần áo tại doanh nghiệp mình, thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng.
3. Hồ sơ đăng kí kinh doanh công ty buôn bán quần áo
Một, hồ sơ bao gồm:
Tùy thuộc vào nhu cầu lựa chọn loại hình doanh nghiệp mà hồ sơ đăng kí kinh doanh ngành nghề bán buôn quần áo sẽ khác nhau. Hiện nay nước ta tồn tại bốn loại hình doanh nghiệp tương đối phổ biến sau:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn (gồm công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên)
- Công ty/ doanh nghiệp tư nhân;
- Công ty cổ phần;
- Công ty hợp danh.
Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ mang những ưu và nhược điểm khác nhau. Nhưng nhìn chung thì hồ sơ thành lập doanh nghiệp theo
- Giấy đề nghị đăng kí doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách cổ đông, thành viên sáng lập;
- Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
a) Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;
b) Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Hai, cơ quan tiếp nhận hồ sơ
Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đã chuẩn bị tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh.
Ba, thời hạn giải quyết hồ sơ
Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.
Bốn, các hình thức nộp hồ sơ
Hiện nay với sự phát triển của công nghệ thông tin, hình thức nộp hồ sơ đã được đa dạng hóa hơn.
- Nộp hồ sơ đầy đủ trực tiếp tại Phòng kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố.
- Nộp hồ sơ qua đường bưu điện
- Nộp hồ sơ qua mạng điện tử trên Cổng thông tin quốc gia về đăng kí doanh nghiệp. Tuy nhiên để nộp được hồ sơ bắt buộc phải có tài khoản đăng kí kinh doanh hoặc Chữ ký số công cộng. Đây là một hình thức nộp còn khá mới so với các doanh nghiệp.
4. Các thông tin khách hàng cần cung cấp để thành lập công ty
Tuy nhiên đối với quý khách có nhu cầu thành lập công ty với ngành nghề bán buôn quần áo chỉ cần cung cấp một số thông tin cần thiết sau đây, Luật Dương Gia sẽ hỗ trợ quý khách soạn thảo, nộp và nhận kết quả đăng kí thành lập doanh nghiệp theo đúng trình tự thủ tục của pháp luật.
Lưu ý: Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014 thì tên doanh nghiệp bắt buộc không trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên công ty khác đã đăng kí trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng kí doanh nghiệp, trừ trường hợp những đơn vị đã giải thể hoặc bị tòa án tuyên bố phá sản. Đối với địa chỉ trụ sở chính phải nằm trên lãnh thổ của Việt Nam, có thông tin được xác định gồm số nhà, ngõ, ngách, hẻm (nếu có), phố, quận, thành phố,… Nếu nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường thì phải có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên đường nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh.
5. Mã ngành hàng kinh doanh buôn bán quần áo và mã ngành lĩnh vực liên quan
Đăng kí mã ngành là một trong các bước đăng kí kinh doanh mà hiện nay pháp luật nước ta đã đơn giản hóa rất nhiều thủ tục. Theo Luật Doanh nghiệp 2014 quy định thì doanh nghiệp được đăng kí tất cả các những nghề mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên việc tra và đăng kí vẫn còn gặp nhiều khó khăn và tùy theo từng địa phương cụ thể sẽ có danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện kèm theo khác nhau.
Chính vì vậy để thuận tiện cho khách hàng, Luật Dương Gia sẽ hỗ trợ tìm kiếm và đăng kí mã ngành kinh doanh trong quá trình đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với mã ngành buôn bán quần áo và lĩnh vực liên quan, Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho khách hàng một số mã ngành như sau:
Trên đây là bài viết tư vấn về thủ tục thành lập công ty buôn bán quần áo của Luật Dương Gia.
Trường hợp Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ đăng ký thành lập công ty buôn bán quần áo để công việc được tiến hành nhanh chóng, thuận tiện và chuyên nghiệp, vui lòng liên hệ với