Quy định về hạn sử dụng của hàng hóa? Mức xử phạt khi bán hàng hóa đã hết hạn sử dụng? Xử lý hình sự đối với hành vi kinh doanh hàng quá hạn sử dụng?
Ngày nay, việc sử dụng hàng hóa hết hạn đã trở thành chiêu trò quen thuộc của nhiều nhà kinh doanh, thậm chí việc tiến hành tiêu hủy hàng hóa hết hạn theo lẽ đương nhiên của nhà sản xuất và nhà phân phối đã trở thành tình trạng rất hiếm hoi, phần lớn việc tiêu hủy đều dựa vào các cơ quan chức năng phát hiện và tiến hành tịch thu.
Vậy khi bán hàng hết hạn sử dụng, kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng sẽ bị xử lý như thế nào?
Căn cứ pháp lý:
Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017;Luật giá 2012 ;Nghị định về nhãn hàng hóa.43/2017/NĐ-CP
Mục lục bài viết
1. Quy định về hạn sử dụng của hàng hóa:
Để đảm bảo quyền lợi cho cho bản thân chúng ta phải lựa chọn các mặt hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ, còn thời hạn sử dụng… nhưng trong thực tế vấn đề ngày sản xuất, hạn sử dụng và nhiều vấn đề liên quan khác đến một sản phẩm còn khá lộn xộn, người tiêu dùng không thể phân biệt được. Do vậy Chính phủ đã ban hành
“Điều 14. Ngày sản xuất, hạn sử dụng
Ngày sản xuất, hạn sử dụng hàng hóa được ghi theo thứ tự ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Trường hợp ghi theo thứ tự khác thì phải có chú thích thứ tự đó bằng tiếng Việt.
Mỗi số chỉ ngày, chỉ tháng, chỉ năm ghi bằng hai chữ số, được phép ghi số chỉ năm bằng bốn chữ số. Số chỉ ngày, tháng, năm của một mốc thời gian phải ghi cùng một dòng.
Trường hợp quy định ghi tháng sản xuất thì ghi theo thứ tự tháng, năm của năm dương lịch.
Trường hợp quy định ghi năm sản xuất thì ghi bốn chữ số chỉ năm của năm dương lịch.
“Ngày sản xuất”, “hạn sử dụng” hoặc “hạn dùng” ghi trên nhãn được ghi đầy đủ hoặc ghi tắt bằng chữ in hoa là: “NSX”, “HSD” hoặc “HD”.
Trường hợp hàng hóa bắt buộc phải ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định này mà nhãn hàng hóa đã ghi ngày sản xuất theo quy định tại khoản 1 Điều này thì hạn sử dụng được phép ghi là khoảng thời gian kể từ ngày sản xuất và ngược lại nếu nhãn hàng hóa đã ghi hạn sử dụng thì ngày sản xuất được phép ghi là khoảng thời gian trước hạn sử dụng.
Đối với hàng hóa được san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại phải thể hiện ngày san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại và hạn sử dụng phải được tính từ ngày sản xuất được thể hiện trên nhãn gốc.
Cách ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng được quy định cụ thể tại Mục 1 Phụ lục III của Nghị định này.
Hàng hóa có cách ghi mốc thời gian khác với quy định tại khoản 1 Điều này quy định tại Mục 2 Phụ lục III của Nghị định này.”
Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, đặc biệt với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm… thì hàng hóa hết hạn sử dụng là điều không thể tránh hỏi. Theo quy định hàng hóa, việc kinh doanh hàng hóa hết hạn sử dụng là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà các cơ sở kinh doanh, phân phối hàng hóa vẫn tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm này. Đối với những trường này tùy vào mức độ và hành vi vi phạm mà có mức xử lý khác nhau:
2. Mức xử phạt hành chính khi bán hàng hóa hết hạn sử dụng:
Căn cứ vào Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt đối với hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác được quy định như sau:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:
+ Kinh doanh hàng hóa (trừ thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi) quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa;
+ Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc thực hiện hành vi gian lận khác nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa;
+ Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
+ Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp.
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đến dưới 3.000.000 đồng.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.
Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng.
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
Phạt tiền từ 40.000 000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 11 Điều này đối với người sản xuất, nhập khẩu thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc hàng hóa vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế;
+ Là chất tẩy rửa, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản, thức ăn thủy sản;
+ Hàng hóa khác thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
3. Các hình thức xử phạt bổ sung:
+ Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 14 Điều này;
+ Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều này;
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Như vậy tùy vào giá trị của hàng hóa vi phạm sẽ có mức xử phạt hành chính khác nhau, gồm hai hình thức là cảnh cáo và phạt tiền. Mức phạt tiền dao động từ 300.000 đồng đến 50.000.000 đồng và phạt gấp hai lần nếu là người xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện hành vi vi phạm trong một số trường hợp nhất định. Ngoài hình thức xử phạt chính thì còn có hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật và phương tiện thực hiện hành vi vi phạm đồng thời tiêu hủy tang vật gây hại và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ hành vi vi phạm.
5. Xử lý hình sự đối với hành vi kinh doanh hàng quá hạn sử dụng:
Trên thực tế hàng hóa có hạn sử dụng gồm rất nhiều loại, trong đó bao gồm như dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm… qua đó nếu sử dụng các loại hàng hóa hết hạn có thể dẫn đến nhiều hệ lụy đến sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng.
Theo
“Điều 315 quy định tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác:
Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm nếu:
Làm chết người;
Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này là 61% đến 121%;
Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng
Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm nếu
Làm chết 02 người;
Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
2. Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm nếu:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Bên canh đó tại Điều 317 quy định Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm như sau:
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm nếu thuộc một trong các trường hợp sau: chế biến, cung cấp, bán thực phẩm mà biết là thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 05 người đến 20 người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
Có tổ chức;
Làm chết người;
Gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 21 người đến 100 người;
Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
đ) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
Thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
Tái phạm nguy hiểm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
Làm chết 02 người;
Gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 101 người đến 200 người;
Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
Làm chết 03 người trở lên;
Gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của 201 người trở lên;
Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;
Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Đối với hình thức xử phạt trên có thể thấy rõ tính nghiêm trọng của việc bán hàng hết hạn sử dụng, kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng. Ngoài mức phạt tiền lên đến 500.000.000 đồng, người phạm tội còn phải chịu mức hình phạt tù thấp nhất là 01 năm, cao nhất là 20 năm, cũng như cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
Theo nguyên tắc, tất cả hàng hóa khi hết hạn sử dụng sẽ phải tiêu hủy, chỉ một số ít trường hợp có thể tái chế để sử dụng, tận dụng nhưng cũng phải theo quy trình hết sức chặt chẽ, nghiêm ngặt. Việc lưu thông, sử dụng sản phẩm, hàng hóa hết hạn, nhất là các loại thực phẩm, nước uống, mỹ phẩm… gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy một số nhà phân phối, bán lẻ vẫn lén lút đưa ra thị trường tiêu thụ, nhất là ở khu vực vùng sâu, vùng xa. Minh chứng điều này, cơ quan chức năng liên tục phát hiện ra các hàng hóa hết hạn sử dụng vẫn được công khai bày bán.
Vì vậy để đẩy lùi hành vi sai trái này các cơ quan chức năng cần có biện pháp quyết liệt, hiệu quả để kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm minh, triệt để các hành vi mua bán hàng hóa hết hạn sử dụng. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cần có trách nhiệm trong việc tự bảo vệ mình, không mua, bán, sử dụng hàng hóa hết hạn sử dụng. Đồng thời, tố cáo hành vi phạm pháp luật của các doanh nghiệp, nhà phân phối, bán lẻ cho các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền để ngăn chặn, xử lý kịp thời.