Trường hợp nào người dân bắt buộc phải đăng ký tạm trú? Trường hợp nào không cần phải đăng ký tạm trú? Các quy định về đăng ký tạm trú? Thủ tục đăng ký tạm trú mới nhất năm 2021?
Quyền tự do di chuyển là một trong những quyền cơ bản của công dân. Tuy nhiên, việc đăng ký tạm trú hay đăng ký thường trú là một thủ tục mà công dân phải có nghĩa vụ thực hiện. Theo đó, cũng có những trường hợp sẽ không cần phải đăng ký tạm trú.
Mục lục bài viết
1. Trường hợp phải đăng ký tạm trú
Luật cư trú năm 2013 quy định cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc xã, phường, trị trấn dưới hình thức thường trú hoặc tạm trú. Công dân có quyền tự do cư trú theo quy định khác của pháp luật có liên quan. Công dân có quyền tự do cư trú theo quy định của pháp luật. Công dân có đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký thường trú, tạm trú.
Công dân có các quyền sau về cư trú:
+ Lựa chọn, quyết định nơi thường trú, tạm trú của mình phù hợp với quy định.
+ Được cấp, cấp lại, đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú.
+ Được cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện quyền cư trú.
+ Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện biện pháp bảo vệ quyền cư trú của mình.
+ Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật về cư trú theo quy định của pháp luật.
Chỉ trong một số trường hợp, công dân mới bị hạn chế quyền tự do cư trú và theo quy định của pháp luật, bao gồm:
+ Người bị cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú.
+ Người bị
+ Người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành.
Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định về thường trú, tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống.
+ Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.
+ Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.
Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú.
2. Thủ tục đăng ký tạm trú
Yêu cầu về thời gian đăng ký tạm trú:
Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn.
Người dân thực hiện đăng ký tạm trú theo trình tự, thủ tục sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật
Người đến đăng ký tạm trú phải xuất trình những loại giấy tờ sau:
+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
+
+ Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 107/2007/NĐ-CP (trừ trường hợp được chủ hộ có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú đồng ý cho đăng ký tạm trú thì không cần xuất trình giấy tờ về chỗ ở)
Có một trong các loại giấy tờ sau đây:
Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của công dân là một trong các giấy tờ sau đây:
+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ;
+ Giấy tờ về quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai (đã có nhà ở trên đất đó);
+ Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp phải cấp giấy phép);
+
+ Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán;
+ Giấy tờ về mua, bán, tặng, cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã);
+ Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình di dân theo kế hoạch của Nhà nước hoặc các đối tượng khác;
+ Giấy tờ của Toà án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;
+ Giấy tờ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên;
+ Giấy tờ chứng minh về đăng ký tàu, thuyền, phương tiện khác thuộc quyền sở hữu và địa chỉ bến gốc của phương tiện sử dụng để ở. Trường hợp không có giấy đăng ký thì cần có xác nhận của Ủy ban nhân nhân dân cấp xã về việc có tàu, thuyền, phương tiện khác sử dụng để ở thuộc quyền sở hữu hoặc xác nhận việc mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế tàu, thuyền, phương tiện khác và địa chỉ bến gốc của phương tiện đó.
+ Giấy tờ chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp là các loại hợp đồng, cam kết cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân (trường hợp hợp đồng, cam kết cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà của cá nhân phải có công chứng hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã);
+ Thương binh, bệnh binh, người thuộc diện chính sách ưu đãi của Nhà nước, người già yếu, cô đơn, người tàn tật và các trường hợp khác được cơ quan, tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc tập trung;
+ Chức sắc tôn giáo, nhà tu hành hoặc người khác chuyên hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo mà sống tại cơ sở tôn giáo.
+ Giấy tờ của cơ quan, tổ chức do thủ trưởng cơ quan, tổ chức ký tên, đóng dấu chứng minh về việc được cấp, sử dụng nhà ở, chuyển nhượng nhà ở, có nhà ở tạo lập trên đất do cơ quan, tổ chức giao đất để làm nhà ở (đối với nhà ở, đất thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức) hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã là nhà ở đó không có tranh chấp về quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng.
+ Văn bản cam kết của công dân về việc có chỗ ở thuộc quyền sử dụng của mình và không có tranh chấp về quyền sử dụng nếu không có một trong các giấy tờ trên.
+ Đối với trường hợp thuê, mượn, ở nhờ chỗ ở hợp pháp thì khi đăng ký tạm trú phải có ý kiến đồng ý cho đăng ký tạm trú của người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Đến nộp hồ sơ tại trụ sở Công an xã, phường, thị trấn thuộc quận, huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Học sinh, sinh viên, học viên ở trong ký túc xá, khu nhà ở của học sinh, sinh viên, học viên, nếu từng người có nhu cầu đăng ký tạm trú và cấp sổ tạm trú riêng thì được cấp riêng; trường hợp không có nhu cầu cấp riêng sổ tạm trú thì cơ quan, tổ chức có văn bản đề nghị đăng ký tạm trú, kèm theo danh sách và được ghi vào sổ đăng ký tạm trú. Danh sách bao gồm các thông tin cơ bản từng cá nhân: họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quê quán, dân tộc, tôn giáo, số chứng minh nhân dân, nơi cư trú trước khi đến, địa chỉ chỗ ở hiện nay.
Khi đi phải mang theo chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đăng ký thường trú để đối chiếu.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời
Trưởng Công an xã, phường, thị trấn trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ quy định phải cấp sổ tạm trú theo mẫu quy định của Bộ Công an. Sổ tạm trú được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký tạm trú, có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và có thời hạn tối đa là hai mươi bốn tháng. Trong thời hạn ba mươi ngày trước ngày hết thời hạn tạm trú, công dân đến
Trường hợp người đã đăng ký tạm trú nhưng không sinh sống, làm việc, lao động, học tập từ sáu tháng trở lên tại địa phương đã đăng ký tạm trú thì cơ quan đã cấp sổ tạm trú phải xóa tên người đó trong sổ đăng ký tạm trú.
Bước 4: Nhận kết quả
Nhận sổ tạm trú tại trụ sở Công an xã, phường, thị trấn thuộc quận, huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Người nhận đưa giấy biên nhận, cán bộ trả kết quả kiểm tra và yêu cầu ký nhận, trả sổ tạm trú cho người đến nhận kết quả.
3. Xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp không thực hiện đăng ký tạm trú
Theo khoản 1, khoản 4 Điều 26 Thông tư 35/2014/TT-BCA quy định về việc kiểm tra cư trú như sau:
“1. Hình thức kiểm tra cư trú được tiến hành định kỳ, đột xuất, hoặc do yêu cầu phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh, trật tự…
Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, Công an xã được giao quản lý cư trú tại địa bàn có quyền kiểm tra trực tiếp hoặc phối hợp kiểm tra việc chấp hành pháp luật về cư trú đối với công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức thuộc địa bàn quản lý. Khi kiểm tra được quyền huy động lực lượng quần chúng làm công tác bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức cùng tham gia.”
Theo Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình như sau:
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú;
+ Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về
+ Không chấp hành việc kiểm tra hộ khẩu, kiểm tra tạm trú, kiểm tra lưu trú hoặc không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
4. Những trường hợp không cần phải đăng ký tạm trú
Căn cứ vào quy định của Luật cư trú năm 2013 thì trong trường hợp sau, người dân sẽ không phải đăng ký tạm trú:
+ Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó
+ Đối với những trường hợp chỉ ở lại địa phương trong một thời gian nhất định ngoài nơi cư trú của mình thì người dân sẽ thực hiện đăng ký lưu trú
Như vậy, khi thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú thì người dân phải thực hiện trách nhiệm này trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có mặt tại địa phương. Nếu không thực hiện đúng theo quy định sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.