Đăng ký khai sinh cho con tại nơi tạm trú được không? Thủ tục đăng ký khai sinh khi chưa có hộ khẩu thường trú? Thủ tục đăng ký khai sinh tại nơi đăng ký tạm trú theo quy định mới nhất năm 2021?
Theo quy định của pháp luật, mọi công dân khi sinh ra đều phải thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh. Vậy, người có trách nhiệm khai sinh cho con phải thực hiện thủ tục này ở đâu? Pháp luật có cho phép được đăng ký khai sinh cho con tại nơi tạm trú hay không?
Mục lục bài viết
1. Quy định về quyền được khai sinh của công dân
Theo quy định tại Điều 30 Bộ luật dân sự năm 2015, cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh. Khi đăng ký khai sinh, cá nhân được cấp giấy khai sinh, là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh
Theo quy định tại Điều 15 Luật hộ tịch 2014 trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em
2. Quy định về nơi cư trú của công dân
2.1. Quy định về quyền tự do cư trú của công dân
Công dân có quyền tự do cư trú. Công dân có đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký thường trú, tạm trú. Quyền cư trú của công dân được quy định cụ thể tại Điều 9 Luật cư trú 2006 (Sửa đổi bổ sung năm 2013) như sau:
– Lựa chọn, quyết định nơi thường trú, tạm trú của mình phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan.
– Được cấp, cấp lại, đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú.
– Được cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện quyền cư trú.
– Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện biện pháp bảo vệ quyền cư trú của mình.
– Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật về cư trú theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên bên cạnh đó, quyền tự do cư trú của công dân cũng bị hạn chế trong một số trường hợp sau đây:
– Người bị cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú.
– Người bị Toà án áp dụng hình phạt cấm cư trú; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án, được hưởng án treo hoặc đang được hoãn, tạm đình chỉ thi hành án phạt tù; người đang bị quản chế.
– Người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành.
Theo quy định tại Điều 8 Luật cư trú năm 2006 (Sửa đổi bổ sung năm 2013), nghiêm cấm các hành vi sau đây:
– Cản trở công dân thực hiện quyền tự do cư trú.
– Lạm dụng quy định về hộ khẩu để hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
– Nhận hối lộ, cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, gây phiền hà trong việc đăng ký, quản lý cư trú.
– Thu, sử dụng lệ phí đăng ký cư trú trái với quy định của pháp luật.
– Tự đặt ra thời gian, thủ tục, giấy tờ, biểu mẫu trái với quy định của pháp luật hoặc làm sai lệch sổ sách, hồ sơ về cư trú.
– Cố ý cấp hoặc từ chối cấp giấy tờ về cư trú trái với quy định của pháp luật.
– Lợi dụng quyền tự do cư trú để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
– Thuê, cho thuê, làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác có liên quan đến cư trú; sử dụng giấy tờ giả về cư trú; cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về cư trú; giả mạo điều kiện để được đăng ký thường trú
– Tổ chức, kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, môi giới, giúp sức, cưỡng bức người khác vi phạm pháp luật về cư trú.
– Giải quyết cho đăng ký cư trú khi biết rõ người được cấp đăng ký cư trú không sinh sống tại chỗ ở đó.
– Đồng ý cho người khác đăng ký cư trú vào chỗ ở của mình để vụ lợi hoặc trong thực tế người đăng ký cư trú không sinh sống tại chỗ ở đó.
Quyền tự do cư trú của công dân chỉ bị hạn chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định
2.2. Quy định về nơi cư trú của công dân
Thứ nhất, theo quy định tại Điều 12 Luật cư trú năm 2006 (Sửa đổi bổ sung năm 2013) và Hướng dẫn tại Điều 5 Nghị định 31/2014/NĐ-CP nơi cư trú của công dân được xác định như sau:
– Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.
Chỗ ở hợp pháp bao gồm:
+ Nhà ở;
+ Tàu, thuyền, phương tiện khác nhằm mục đích để ở và phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân;
+ Nhà khác không thuộc quy định trên nhưng được sử dụng nhằm mục đích để ở và phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.
Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.
Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.
– Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định trên thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống.
Lưu ý:
Không đăng ký thường trú khi công dân chuyển đến chỗ ở mới, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn chiếm mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng;
– Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn chiếm trái phép;
– Chỗ ở đã có phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật (trừ trường hợp những người có quan hệ là ông, bà nội, ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con chuyển đến ở với nhau);
– Chỗ ở bị kê biên, tịch thu để thi hành án, trưng mua theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thứ hai, nơi cư trú của cá nhân trong một số trường hợp đặc thù:
– Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống.
Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.
– Nơi cư trú của người được giám hộ là nơi cư trú của người giám hộ.
Người được giám hộ có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của người giám hộ nếu được người giám hộ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.
– Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống.
Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau nếu có thoả thuận.
3. Quy định về nơi có thẩm quyền đăng ký khai sinh
Theo quy định của
3.1. Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã
Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền đăng ký khai sinh trong các trường hợp sau
– Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ đều là công dân Việt Nam thực hiện đăng ký khai sinh cho con
– Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tại khu vực biên giới, còn người kia là công dân của nước láng giềng thường trú tại khu vực biên giới với Việt Nam (theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 Luật hộ tịch năm 2014).
3.2. Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện
Theo quy định tại Điều 35 Luật hộ tịch năm 2014, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em trong các trường hợp sau đây:
Thứ nhất, trẻ em được sinh ra tại Việt Nam thuộc các trường hợp sau:
– Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch;
– Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
– Có cha và mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
– Có cha và mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch;
Thứ hai, trẻ em được sinh ra ở nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt Nam:
– Có cha và mẹ là công dân Việt Nam;
– Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam.
Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tạm trú của cha, mẹ có thẩm quyền đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp có yếu tố nước ngoài thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tạm trú của cha, mẹ có thẩm quyền đăng ký khai sinh cho con.
4. Thủ tục đăng ký khai sinh tại nơi tạm trú theo quy định
4.1. Về nội dung đăng ký khai sinh
Theo quy định tại Điều 14 Luật hộ tịch năm 2014 và Hướng dẫn bởi Khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, nội dung đăng ký khai sinh bao gồm:
– Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch. Trong đó:
+ Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán;
+ Quốc tịch của trẻ em được xác định theo quy định của pháp luật về quốc tịch;
+ Ngày, tháng, năm sinh được xác định theo Dương lịch. Nơi sinh, giới tính của trẻ em được xác định theo Giấy chứng sinh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì xác định theo giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định
Đối với trẻ em sinh tại cơ sở y tế thì nơi sinh phải ghi rõ tên của cơ sở y tế và tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi có cơ sở y tế đó; trường hợp trẻ em sinh ngoài cơ sở y tế thì ghi rõ tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi trẻ em sinh ra.
– Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;
– Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.Thủ tục cấp số định danh cá nhân được thực hiện theo quy định của Luật Căn cước công dân và Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Căn cước công dân, trên cơ sở bảo đảm đồng bộ với Luật Hộ tịch và Nghị định này;.
4.2. Trình tự thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ em tại nơi tạm trú
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký khai sinh theo quy định
Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh
Bước 2: Thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh
– Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.
Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.