Công an có quyền kiểm tra hành chính đột xuất giữa đêm không? Trách nhiệm của công dân trong đăng ký tạm trú. Công an khi kiểm tra phải đáp ứng những yêu cầu gì? Hình thức kiểm tra hành chính về cư trú.
Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, Công an xã được giao quản lý cư trú tại địa bàn có quyền kiểm tra trực tiếp hoặc phối hợp kiểm tra việc chấp hành pháp luật về cư trú đối với công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức thuộc địa bàn quản lý.vào ban đêm là đúng hay sai? Điều khoản nào cho phép họ làm vậy? Nếu công an đến đột xuất vào giữa đêm, yêu cầu mở cửa để kiểm tra hành chính hoặc khám xét, người dân phải hành xử ra sao?”. Đó là câu hỏi nhiều bạn đọc băn khoăn và là tình huống có thể xảy ra. Qua bài viết này Luật Dương Gia sẽ giải đáp cho bạn
Mục lục bài viết
1. Công an là gì?
Căn cứ theo Điều 3.
Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
2. Trách nhiệm của công dân trong đăng ký tạm trú
Điều 30 Luật Cư trú 2006 được sửa đổi năm 2013 quy định về đăng ký tạm trú như sau:
“Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại công an xã, phường, thị trấn. Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ.”
Theo quy định trên thì đăng ký tạm trú là trách nhiệm của bạn. Nếu bạn vi phạm quy định thì bị xử phạt hành chính.
3. Công an có được quyền kiểm tra giữa đêm?
Thông tư số 35/2014/TT- BCA của Bộ Công an hướng dẫn thi hành Luật Cư trú, có hướng dẫn về nơi cư trú của công dân; đăng ký thường trú; đăng ký tạm trú; thông báo lưu trú; khai báo tạm vắng và trách nhiệm quản lý cư trú đã quy định rất rõ ràng, chi tiết.
Theo đó, công an các cấp có quyền và trách nhiệm kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý những vi phạm pháp luật về cư trú. Việc kiểm tra được tiến hành vào bất cứ thời điểm nào và không cần báo trước.
Cụ thể, Điều 26 Thông tư 35/2014/TT- BCA quy định:về Kiểm tra cư trú như sau
“1. Hình thức kiểm tra cư trú được tiến hành định kỳ, đột xuất, hoặc do yêu cầu phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh, trật tự. Đối tượng kiểm tra cư trú là công dân, hộ gia đình, cơ sở cho thuê lưu trú, cơ quan đăng ký, quản lý cư trú các cấp; cơ quan, tổ chức có liên quan đến quản lý cư trú.
2. Đối tượng kiểm tra cư trú là công dân, hộ gia đình, cơ sở cho thuê lưu trú, cơ quan đăng ký, quản lý cư trú các cấp; cơ quan, tổ chức có liên quan đến quản lý cư trú.
3. Nội dung kiểm tra cư trú bao gồm kiểm tra việc triển khai và tổ chức thực hiện các nội dung đăng ký, quản lý cư trú; quyền và trách nhiệm của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức; các nội dung khác theo pháp luật cư trú.
4. Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, Công an xã được giao quản lý cư trú tại địa bàn có quyền kiểm tra trực tiếp hoặc phối hợp kiểm tra việc chấp hành pháp luật về cư trú đối với công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức thuộc địa bàn quản lý. Khi kiểm tra được quyền huy động lực lượng quần chúng làm công tác bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức cùng tham gia.
5. Việc kiểm tra cư trú của Công an cấp trên tại địa bàn dân cư phải có cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, Công an xã được giao quản lý cư trú tại địa bàn chứng kiến.”
Nội dung kiểm tra cư trú bao gồm kiểm tra việc triển khai và tổ chức thực hiện các nội dung đăng ký, quản lý cư trú; quyền và trách nhiệm của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức; các nội dung khác theo pháp luật cư trú.
Điều luật này cũng quy định quyền của người kiểm tra hành chính. Theo đó, cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân, công an xã được giao quản lý cư trú tại địa bàn có quyền kiểm tra trực tiếp hoặc phối hợp kiểm tra việc chấp hành pháp luật về cư trú đối với công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức thuộc địa bàn quản lý. Khi kiểm tra được quyền huy động lực lượng quần chúng làm công tác bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức cùng tham gia.
Ngoài ra, việc kiểm tra cư trú của công an cấp trên tại địa bàn dân cư phải có cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân, công an xã được giao quản lý cư trú tại địa bàn chứng kiến.
Căn cứ vào quy định nêu trên có thể thấy, việc công an kiểm tra hành chính giữa đêm tuy có gây phiền toái nhất định cho người dân nhưng là việc làm có căn cứ pháp lý, nhằm thực hiện bảo đảm an ninh trật tự và yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm.
4. Hình thức kiểm tra hành chính về cư trú
Tại Điều 26 Thông tyw 35/2014/TT-BCA có quy định về kiểm tra cư trú như sau:
Điều 26. Kiểm tra cư trú
“1. Hình thức kiểm tra cư trú được tiến hành định kỳ, đột xuất, hoặc do yêu cầu phòng, chống tội phạm giữ gìn an ninh, trật tự.
2. Đối tượng kiểm tra cư trú là công dân, hộ gia đình, cơ sở cho thuê lưu trú, cơ quan đăng ký, quản lý cư trú các cấp; cơ quan, tổ chức có liên quan đến quản lý cư trú.
3. Nội dung kiểm tra cư trú bao gồm kiểm tra việc triển khai và tổ chức thực hiện các nội dung đăng ký, quản lý cư trú; quyền và trách nhiệm của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức; các nội dung khác theo pháp luật cư trú.
4. Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, Công an xã được giao quản lý cư trú tại địa bàn có quyền kiểm tra trực tiếp hoặc phối hợp kiểm tra việc chấp hành pháp luật về cư trú đối với công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức thuộc địa bàn quản lý. Khi kiểm tra được quyền huy động lực lượng quần chúng làm công tác bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức cùng tham gia.
5. Việc kiểm tra cư trú của Công an cấp trên tại địa bàn dân cư phải có cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, Công an xã được giao quản lý cư trú tại địa bàn chứng kiến.”
Tại Điều 127
Điều 127. Khám người theo thủ tục hành chính
“1. Việc khám người theo thủ tục hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng người đó cất giấu trong người đồ vật, tài liệu, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
2. Những người được quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này có quyền quyết định khám người theo thủ tục hành chính.
Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tiến hành khám ngay thì đồ vật, tài liệu, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính bị tẩu tán, tiêu hủy, thì ngoài những người được quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này, chiến sĩ cảnh sát nhân dân, cảnh sát viên cảnh sát biển, chiến sĩ bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, công chức hải quan, kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ được khám người theo thủ tục hành chính và báo cáo ngay bằng văn bản cho thủ trưởng của mình là một trong những người được quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc khám người.
3. Việc khám người phải có quyết định bằng văn bản, trừ trường hợp cần khám ngay theo quy định tại đoạn 2 khoản 2 Điều này.”
“4. Trước khi tiến hành khám người, người khám phải thông báo quyết định cho người bị khám biết. Khi khám người, nam khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến.
5. Mọi trường hợp khám người đều phải lập biên bản. Quyết định khám người và biên bản khám người phải được giao cho người bị khám 01 bản.”
Như vậy, thẩm quyền kiểm tra cư trú đối với các tổ chức kinh doanh dịch vụ lưu trú là cơ quan Công an cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cho cơ sở kinh doanh, Các đơn vị nghiệp vụ thuộc các cấp Công an, Công an các Cấp theo chức năng, nhiệm vụ được giao khi có yêu cầu phục vụ nhiệm vụ, Cơ quan Công an cấp trên. Thẩm quyền kiểm tra cư trú là Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, Công an xã được giao quản lý cư trú tại địa bàn.
Do đó, bạn phải xem rõ người chiến sĩ công an này là người thuộc cơ quan nào? Đến kiểm tra hoạt động đăng ký cư trú đối với khách nghỉ qua đêm hay kiểm tra hoạt động kinh doanh lưu trú để xác định thẩm quyền kiểm tra trong trường hợp này.
5. Công an khi kiểm tra phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Tuy nhiên, khi tiến hành kiểm tra cư trú, lực lượng Công an phải tuân theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:
– Khi kiểm tra cư trú (thi hành công vụ hoặc khi làm việc) phải sử dụng đúng trang phục của chiến sĩ Công an nhân dân (theo quy định tại Điều 11 Nghị định 208/2013/NĐ-CP)
– Có trách nhiệm xuất trình giấy tờ chứng minh tư cách, chức vụ khi thi hành công vụ nếu công dân có thắc mắc (vì theo quy định tại Hiến pháp 2013 công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở)
– Có chuẩn mực khi tiếp xúc làm việc với người dân (theo quy định tại điểm b khoản 5 Nghị định 208/2013/NĐ-CP)
– Việc kiểm tra cư trú của Công an cấp trên tại địa bàn dân cư phải có cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, Công an xã được giao quản lý cư trú tại địa bàn chứng kiến (quy định tại khoản 5 Điều 26 Thông tư 35/2014/TT-BCA)
– Được quyền huy động lực lượng quần chúng làm công tác bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức cùng tham gia (quy định tại khoản 4 Điều 26 Thông tư 35/2014/TT-BCA)
Về nội dung kiểm tra cư trú được quy định tại khoản 3 Điều 26 Thông tư 35/2014/TT-BCA bao gồm:
– Kiểm tra việc triển khai và tổ chức thực hiện các nội dung đăng ký, quản lý cư trú; quyền và trách nhiệm của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức;
– Các nội dung khác theo pháp luật cư trú.
6. Công dân có được từ chối kiểm tra hành chính đột xuất giữa đêm không?
Tại Điều 22 Hiến pháp năm 2013: “2. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
3. Việc khám xét chỗ ở do luật định.”
Việc khám xét chỗ chỗ ở phải có lệnh của người có thẩm quyền và chỉ được giới hạn trong một số trường hợp nhất định. Nếu lực lượng Công an đến yêu cầu làm việc thì người dân cần phải tìm hiểu rõ lực lượng công an đến làm việc với lý do và căn cứ gì để có những ứng xử phù hợp.
Nếu như Công an được trao quyền kiểm tra cư trú giữa đêm thì đồng nghĩa với việc người dân phải chấp hành việc kiểm tra này.
Việc người dân từ chối mở cửa khi bị kiểm tra cư trú là sai và có thể bị xử phạt. Nếu cảm thấy nghi ngờ mạo danh Công an, người dân có thể yêu cầu kiểm tra thẻ ngành, bảng tên của chiến sỹ Công an đang làm nhiệm vụ.
Theo Điều 11 Luật Cư trú, công dân có trách nhiệm chấp hành các quy định của pháp luật về cư trú; cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu về cư trú của mình cho cơ quan, người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về thông tin, tài liệu đã cung cấp…
Khi cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu, công dân phải xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú.
Nếu không thực hiện đúng trách nhiệm, công dân bị xử phạt theo Điều 8