Có được tách hai hộ khẩu trên cùng một địa chỉ nhà không? Thủ tục tách hộ khẩu trên cùng địa chỉ.
Tóm tắt câu hỏi:
Gia đình tôi gồm có mẹ chồng tôi, vợ chồng tôi cùng 2 đứa con trai tôi và em gái nuôi sống trong một nhà. Mẹ chồng tôi là chủ hộ, gần đây mẹ chồng tôi âm thầm đi tách hộ khẩu của mẹ chồng tôi với đứa em chồng tôi ra một sổ hộ khẩu riêng, còn vợ chồng con cái chúng tôi vẫn ở riêng trong sổ cũ, trong khi đó vợ chồng tôi không hề có một mét đất nào. Như vậy có hợp pháp không thưa luật sư.
Luật sư tư vấn:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Luật Dương Gia. Đối với yêu cầu tư vấn của bạn, Luật Dương Gia có ý kiến tư vấn như sau:
Công dân có quyền tự do cư trú, công dân có đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký thường trú, tạm trú. Quyền tự do cư trú của công dân chỉ bị hạn chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Luật cư trú 2006 sửa đổi bổ sung 2013 quy định:
“Điều 27. Tách sổ hộ khẩu
1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:
a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;
b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.”
Theo quy định trên thì tại cùng một chỗ ở có thể tách thành nhiều hộ khẩu. Thủ tục tách hộ khẩu cụ thể như sau:
* Hồ sơ gồm:
+ Sổ hộ khẩu gốc
+
* Cơ quan có thẩm quyền giải quyết:
* Trình tự thủ tục giải quyết như sau:
– Đối với trường hợp thẩm quyền giải quyết tại Công an cấp huyện:
“1. Đối với cán bộ đăng ký
Trong thời hạn 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phải nghiên cứu hồ sơ, đối chiếu với quy định của pháp luật về cư trú và thực hiện theo quy định sau đây:
a) Trường hợp hồ sơ không phải xác minh thì chuyển hồ sơ và đề xuất bằng văn bản lên chỉ huy Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, ghi rõ các thông tin: Ngày, tháng, năm nhận hồ sơ, các tài liệu có trong hồ sơ, nội dung yêu cầu giải quyết, ý kiến đề xuất, ký, ghi rõ họ, tên;
b) Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện, thủ tục nhưng cần phải làm rõ một số nội dung thì cán bộ đăng ký phải lập phiếu xác minh hộ khẩu, nhân khẩu và đề xuất chỉ huy Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội duyệt, ký. Khi nhận được trả lời xác minh thì cán bộ đăng ký phải xem xét, thực hiện ngay theo quy định sau đây:
– Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì thực hiện theo quy định tại Điểm a, Khoản 1 Điều này;
– Trường hợp không đủ điều kiện tách sổ hộ khẩu thì giúp chỉ huy Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội dự thảo văn bản trả lời công dân.
2. Đối với chỉ huy Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ và đề xuất của cán bộ đăng ký có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thực hiện theo quy định sau đây:
a) Trường hợp hồ sơ không phải xác minh thì giao cán bộ đăng ký viết, ký, ghi rõ họ, tên (mục “Cán bộ đăng ký” hoặc mục “Cán bộ lập phiếu”) vào sổ hộ khẩu, phiếu thông tin thay đổi về hộ khẩu, nhân khẩu. Sau khi kiểm tra, đối chiếu các thông tin trong sổ hộ khẩu, phiếu thông tin thay đổi về hộ khẩu, nhân khẩu, chỉ huy Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội báo cáo bằng văn bản và chuyển toàn bộ hồ sơ lên Trưởng Công an cấp huyện;
b) Trường hợp hồ sơ phải xác minh thì duyệt, ký phiếu xác minh hộ khẩu, nhân khẩu hoặc cử cán bộ xác minh;
c) Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thủ tục hoặc kê khai các biểu mẫu, giấy tờ chưa đúng, chưa đầy đủ thì ghi rõ vào văn bản đề xuất của cán bộ đăng ký những thủ tục cần bổ sung, kê khai lại để
d) Trường hợp không đủ điều kiện tách sổ hộ khẩu thì báo cáo Trưởng Công an cấp huyện duyệt, ký văn bản trả lời công dân.
3. Đối với Trưởng Công an cấp huyện
Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ và đề xuất của Chỉ huy Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội phải xem xét hồ sơ và thực hiện theo quy định sau đây:
a) Trường hợp hồ sơ không phải xác minh.- Duyệt, ghi rõ ý kiến của mình (đồng ý hay không đồng ý giải quyết) vào văn bản đề xuất của chỉ huy Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội;
– Ký sổ hộ khẩu, phiếu thông tin thay đổi về hộ khẩu, nhân khẩu và trả hồ sơ cho Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
b) Trường hợp không đủ điều kiện tách sổ hộ khẩu thì duyệt, ký văn bản trả lời công dân và giao lại hồ sơ cho Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội để trả công dân.”
– Đối với trường hợp giải quyết tại Công an cấp xã:
“1. Đối với cán bộ đăng ký
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phải nghiên cứu hồ sơ, đối chiếu với quy định của pháp luật về cư trú và thực hiện theo quy định sau đây:
a) Trường hợp hồ sơ không phải xác minh.
– Viết sổ hộ khẩu, phiếu thông tin thay đổi về hộ khẩu, nhân khẩu và ký vào mục “Cán bộ đăng ký” trong sổ hộ khẩu, mục “Cán bộ lập phiếu” trong phiếu thông tin thay đổi về hộ khẩu, nhân khẩu;
– Đề xuất bằng văn bản, ghi rõ các thông tin: Ngày, tháng, năm nhận hồ sơ, các tài liệu có trong hồ sơ, nội dung yêu cầu giải quyết, ý kiến đề xuất, ký, ghi rõ họ, tên và trình hồ sơ lên Trưởng Công an xã, thị trấn.
b) Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện, thủ tục nhưng cần phải làm rõ một số nội dung thì cán bộ đăng ký phải lập phiếu xác minh hộ khẩu, nhân khẩu và báo cáo Trưởng Công an xã, thị trấn duyệt, ký. Khi nhận được trả lời xác minh thì cán bộ đăng ký phải xem xét, thực hiện theo quy định sau đây:
– Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì thực hiện theo quy định tại Điểm a, Khoản 1 Điều này;
– Trường hợp không đủ điều kiện tách sổ hộ khẩu thì dự thảo văn bản trả lời công dân và trình lên Trưởng Công an xã, thị trấn duyệt, ký.
2. Đối với Trưởng Công an xã, thị trấn
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ và đề xuất của cán bộ đăng ký phải xem xét hồ sơ và thực hiện theo quy định sau đây:
a) Trường hợp hồ sơ không phải xác minh.
– Duyệt, ghi rõ ý kiến của mình (đồng ý hay không đồng ý giải quyết) vào văn bản đề xuất của cán bộ đăng ký;
– Ký sổ hộ khẩu, phiếu thông tin thay đổi về hộ khẩu, nhân khẩu và trả hồ sơ cho cán bộ đăng ký.
b) Trường hợp hồ sơ phải xác minh thì duyệt, ký phiếu xác minh hộ khẩu, nhân khẩu hoặc cử cán bộ xác minh;
c) Trường hợp không đủ điều kiện tách sổ hộ khẩu thì duyệt, ký văn bản trả lời công dân và giao lại hồ sơ cho cán bộ đăng ký để trả cho công dân.”
Người có nhu cầu tách sổ hộ khẩu thì chủ hộ phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu đồng ý cho tách sổ hộ khẩu, ký, ghi rõ họ tên và ngày, tháng, năm. Khi tách sổ hộ khẩu không cần xuất trình giấy tờ về chỗ ở hợp pháp
Như vậy, mẹ bạn là người đủ năng lực hành vi nhân sự, có nhu cầu tách riêng sổ hộ khẩu thì việc tách sổ hộ khẩu riêng trên cùng một chỗ ở hợp pháp là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật. Mặc dù vợ chồng bạn đang ở chung cùng bố mẹ và chưa có nhà riêng nhưng vẫn có thể đứng tên riêng trên sổ hộ khẩu