Quy định về hỗ trợ chuyển đổi nghề khi suy giảm khả năng lao động. Mức hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp hiện nay đang là bao nhiêu?
Khi người lao động không may xảy ra tai nạn lao động đối bệnh nghề nghiệp thì sẽ được hỗ trợ chuyển đổi nghề khi suy giảm khả năng lao động. Có thể xem đay là một trong những chính sách ưu việt của hệ thống an sinh xã hội hiện nay. Vậy điều kiện nào để người lao động nhận được sự hỗ trợ này? Trong bài viết dưới đây của
Mục lục bài viết
- 1 1. Điều kiện hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp khi suy giảm khả năng lao động
- 2 2. Quy định về mức và thẩm quyền quyết định hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp theo pháp luật
- 3 3. Quy định về hồ sơ đề nghị chuyển đổi nghề nghiệp theo quy định của pháp luật
- 4 4. Trình tự giải quyết hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp theo quy định của pháp luật
1. Điều kiện hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp khi suy giảm khả năng lao động
Người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề để chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động theo quy định tại Điều 55 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 khi người lao động có đủ các điều kiện sau đây:
1. Suy giảm khả năng lao động do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 31% trở lên;
2. Được người sử dụng lao động sắp xếp công việc mới thuộc quyền quản lý phù hợp với sức khỏe, nguyện vọng của người lao động nhưng công việc đó cần phải đào tạo nghề để chuyển đổi;
3. Đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật tại thời điểm bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Theo quy định của
1. Trường hợp người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được người sử dụng lao động sắp xếp công việc mới thuộc quyền quản lý theo quy định tại khoản 8 Điều 38 của Luật này, nếu phải đào tạo người lao động để chuyển đổi nghề nghiệp thì được hỗ trợ học phí.
2. Mức hỗ trợ không quá 50% mức học phí và không quá mười lăm lần mức lương cơ sở; số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là hai lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ một lần.
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể của người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với thực hiện công việc, nhiêm vụ lao động. Khi suy giảm khả năng lao động do người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không thể tiếp tục được công việc hiện tại. Để đảm bảo một phần nào bù đắp cho một phần nào đó Nhà nước đã đưa ra các chính sách giúp người lao động ổn định cuộc sống sau này, chính vì thế tại Điều 55 của
Trong đó đồng thời người sử dụng lao động phải sắp xếp công việc cho người lao động một công việc phù hợp, hợp lý với sức khỏe của người lao động cũng như đồng thời phải xem xét đến nguyện vọng và mong muốn của người lao động nhưng công việc đó cần đào tạo nghề để được chuyển đổi. Đối tượng được nhận hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp phải là ngươi lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật và thời điểm đó người lao động đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật tại thời điểm bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2. Quy định về mức và thẩm quyền quyết định hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp theo pháp luật
1.Theo quy định tại điều khoản 2 Điều 55 của Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015
được tính trên cơ sở giá dịch vụ đào tạo nghề theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định hỗ trợ cho từng đối tượng như sau:
a) Mức hỗ trợ tối đa là 50% mức học phí, nhưng không quá 15 lần mức lương cơ sở;
b) Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là hai lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ một lần.
Nghị định 88/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hỗ trợ phục hồi chức năng lao động. Theo đó, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội quyết định hỗ trợ cho từng đối tượng với mức kinh phí chuyển đổi nghề nghiệp như sau: Mức hỗ trợ tối đa là 50% mức học phí, nhưng không quá 15 lần mức lương cơ sở. Mức hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động tối đa bằng 50% chi phí phục hồi chức năng lao động tính theo biểu giá phục hồi chức năng lao động tại thời điểm người lao động phục hồi chức năng lao động theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không vượt quá 3 triệu đồng/người/lượt. Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 2 lần và trong 1 năm chỉ được nhận hỗ trợ 1 lần.
Theo đó, người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề để chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động theo quy định tại Điều 55 Luật An toàn, vệ sinh lao động khi người lao động có đủ các điều kiện: Suy giảm khả năng lao động do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 31% trở lên được người sử dụng lao động sắp xếp công việc mới thuộc quyền quản lý phù hợp với sức khỏe, nguyện vọng của người lao động nhưng công việc đó cần phải đào tạo nghề để chuyển đổi. Đang tham gia bảo hiểm tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật tại thời điểm bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.Học phí quy định tại Khoản 2 Điều 55 Luật An toàn, vệ sinh lao động được tính trên cơ sở giá dịch vụ đào tạo nghề theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm chỉ đạo sở thương binh lao động và xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan dự kiến nhu cầu sử dụng kinh phí gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để xem xét, quyết định theo quy định tại khoản 1 Điều 38 của Nghị định này; tổ chức tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và quyết định việc hỗ trợ về kinh phí đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp, khám bệnh nghề nghiệp, chữa bệnh nghề nghiệp, phục hồi chức năng lao động và huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, đồng thời chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; huấn luyện, hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trên địa bàn, theo hướng dẫn hằng năm của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng trong quá trình điều tra lại các vụ tai nạn lao động và phối hợp với ngành y tế điều tra bệnh nghề nghiệp theo yêu cầu của cơ quan bảo hiểm xã hội.
3. Quy định về hồ sơ đề nghị chuyển đổi nghề nghiệp theo quy định của pháp luật
1. Văn bản của người sử dụng lao động đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo Mẫu số 03 tại Phụ lục của Nghị định này.
2. Bản sao có chứng thực Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.
3. Bản sao có chứng thực các chứng từ thanh toán các chi phí đào tạo theo quy định.
Theo quy định tại Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn hti hành một số điều của luật an toàn vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc thì người lao động thì khi muốn chuyển đổi nghề nghiệp khi bị tai nạn lao động thì hồ sơ cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
Thứ nhất văn bản của bên phía người sử dụng lao động đề nghị được hỗ trợ kinh phí đạo tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động, mẫu này thì được theo mẫu 03 tại phụ lục của nghị định 88/2020/NĐ-CP.
Thứ hai trong hồ sơ cần có bản sao có chứng thực biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của người lao động của Hội đồng giám định y khoa. Thứ ba cần có bản sao có chứng thực các chứng từ thanh toán các chi phí đào phục vụ cho việc người lao động chuyển đổi nghề nghiệp.
4. Trình tự giải quyết hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp theo quy định của pháp luật
1. Người sử dụng lao động nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 14 Nghị định này cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiến hành thẩm định hồ sơ, quyết định việc hỗ trợ theo Mẫu số 04 tại Phụ lục của Nghị định này và gửi quyết định (kèm theo dữ liệu danh sách hỗ trợ) cho cơ quan Bảo hiểm xã hội. Trường hợp không hỗ trợ thì phải trả lời bằng văn bản cho người sử dụng lao động và nêu rõ lý do.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được quyết định hỗ trợ của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm chi trả kinh phí hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người sử dụng lao động. Trường hợp không chi trả thì phải trả lời bằng văn bản cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và nêu rõ lý do.
Sau khi đã chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định tại điều 14 của Nghị định 88/2020/NĐ-CP thì người sử dụng lao động có trách nhiệm nộp một bộ hồ sơ cho bên phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cụ thể ở đây là sẽ nộp cho Sở lao động- thương binh xã hội nơi mà công ty đặt trụ sở.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc không tính ngày nghỉ, lễ tết thì kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ và hồ sơ đã hợp lệ thì bên phía Sở lao động- thương binh và xã hội sẽ tiến hành giai đoạn thẩm định kiểm tra hồ sơ và sẽ quyết định việc hỗ trợ theo mẫu số 04 tại phụ lục của Nghị định 88/2020/NĐ-CP và gửi quyết định có kèm theo danh sách hỗ trợ cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Trong trường hợp hồ sơ không đạt và không đáp ứng đủ điều kiện đễ hỗ trợ thì sở lao động và thương binh xã hội sẽ trả lời bằng văn bản cho người sử dụng lao động biết rõ và sẽ nêu rõ lý do vì sao không được giải quyết hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp.