Khi nào Đảng viên được miễn sinh hoạt Đảng tại chi bộ? Thời gian miễn sinh hoạt Đảng có phải đóng Đảng phí không? Nghị quyết về tạm miễn sinh hoạt Đảng?
Sinh hoạt Đảng là một trong những hoạt động chính của tổ chức Đảng, được tổ chức thường xuyên tại các chi bộ Đảng. Thông qua các buổi sinh hoạt đảng các cấp ủy, tổ chức đảng và đảng viên nhận thức sâu sắc về vai trò, vị trí quan trọng của tổ chức cơ sở đảng và của chi bộ; ý nghĩa quan trọng của việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ đối với việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Thông qua sinh hoạt chi bộ làm cho mọi đảng viên nâng cao ý thức trách nhiệm, tích cực học tập, tu dưỡng, rèn luyện, thực hiện tốt nhiệm vụ của người đảng viên do Điều lệ Đảng quy định và các nhiệm vụ được chi bộ phân công; nâng cao ý thức tổ chức, kỷ luật, tinh thần tự phê bình và phê bình; tăng cường đoàn kết, thống nhất và tình thương yêu đồng chí trong chi bộ nên mỗi Đảng viên khi gia nhập tổ chức đều bắt buộc phải tham gia sinh hoạt Đảng, ngoài ra Đảng viên còn có trách nhiệm đóng Đảng phí.
Đảng phí là một nguồn kinh phí hoạt động công tác đảng của tổ chức đảng các cấp; một số cấp ủy được lập quỹ dự trữ từ tiền thu đảng phí; việc sử dụng quỹ dự trữ do cấp ủy quyết định. Nhưng trong các trường hợp Đảng viên được miễn sinh hoạt Đảng có được miễn đóng Đảng phí không? Sau đây Luật Dương Gia xin được trình bày vấn đề: Khi nào Đảng viên được miễn sinh hoạt Đảng? Có phải đóng Đảng phí khi miễn sinh hoạt Đảng?
Mục lục bài viết
1. Quy định về sinh hoạt Đảng của Đảng viên
Theo quy định các cấp ủy, tổ chức đảng tiếp tục quán triệt sâu sắc các nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn của Trung ương về sinh hoạt chi bộ; tăng cường lãnh đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc chấp hành nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, giữ gìn kỷ cương, kỷ luật trong Đảng, bảo đảm tính lãnh đạo, tính giáo dục, tính chiến đấu trong sinh hoạt chi bộ.
Chi ủy phải chuẩn bị tốt và thường xuyên đổi mới nội dung sinh hoạt bảo đảm đúng quy định, hướng dẫn của cấp trên, phù hợp với tình hình, đặc điểm của chi bộ; nâng cao hiệu quả lãnh đạo thực hiện nghị quyết của chi bộ. Mỗi đảng viên, nhất là đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và bí thư chi bộ phải nêu cao vai trò tiên phong gương mẫu trong sinh hoạt chi bộ, giữ gìn đoàn kết thống nhất, tình yêu thương đồng chí, tích cực tham gia đóng góp ý kiến trong các buổi sinh hoạt và thực hiện tốt nhiệm vụ được chi bộ phân công.
Trách nhiệm giới thiệu sinh hoạt đảng: Cấp ủy đảng các cấp có trách nhiệm giới thiệu sinh hoạt đảng cho tổ chức đảng và đảng viên; các cơ quan sau đây được cấp ủy ủy nhiệm chuyển sinh hoạt đảng:
Các tỉnh ủy, thành ủy, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, Đảng ủy Ngoài nước ủy nhiệm cho ban tổ chức của cấp mình; các cấp ủy cấp trên của tổ chức cơ sở đảng thuộc Quân ủy Trung ương được ủy nhiệm cho cơ quan chính trị cùng cấp; Đảng ủy Công an Trung ương được ủy nhiệm cho Tổng cục Chính trị Công an nhân dân trong việc giới thiệu sinh hoạt đảng.
Ban Tổ chức Trung ương giúp Trung ương hướng dẫn, kiểm tra việc giới thiệu sinh hoạt đảng trong toàn Đảng; giới thiệu đảng viên và tổ chức đảng chuyển sinh hoạt đảng trong những trường hợp đặc biệt.
Theo Khoản 3.3 Mục II
– Thời điểm tổ chức sinh hoạt đúng quy định của cấp ủy có thẩm quyền.
– Thực hiện đầy đủ nội dung, trình tự buổi sinh hoạt chi bộ theo quy định. Phương pháp điều hành của người chủ trì linh hoạt, hiệu quả.
– Có biểu dương đảng viên tiêu biểu trong tháng; nhắc nhở, phê bình đảng viên chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao, đảng viên không thực hiện đúng cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm hoặc có khuyết điểm trong thực hiện chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng và cấp ủy cấp trên nhưng chưa đến mức phải xử lý kỷ luật (nếu có).
– Có nhiều đảng viên tham gia phát biểu ý kiến.
– Thời gian sinh hoạt chi bộ: Phải bảo đảm từ 90 phút trở lên. Nếu kết hợp sinh hoạt chuyên đề với sinh hoạt chi bộ thường kỳ trong cùng một buổi thì phải bảo đảm thời gian tối thiểu 120 phút. Đối với chi bộ có quá ít đảng viên thì cấp ủy có thẩm quyền quy định cụ thể thời gian sinh hoạt.
– Sổ biên bản sinh hoạt chi bộ ghi chép đầy đủ diễn biến của buổi sinh hoạt và được lưu giữ, bảo quản lâu dài để làm tài liệu tham khảo, giáo dục truyền thống cho đảng viên.
Như vậy, thời gian sinh hoạt chi bộ phải đảm bảo từ 90 phút trở lên. Trường hợp kết hợp sinh hoạt chuyên đề với sinh hoạt chi bộ thường kỳ trong cùng một buổi thì thời gian tối thiểu 120 phút. Đối với chi bộ có quá ít đảng viên thì cấp ủy có thẩm quyền quy định cụ thể thời gian sinh hoạt.
2. Các trường hợp Đảng viên được miễn sinh hoạt Đảng
Để tránh tạo áp lực cho Đảng viên trong việc sinh hoạt Đảng, đã có nhiều trường hợp theo Điều lệ Đảng 2011 và văn bản hướng dẫn được miễn sinh hoạt Đảng theo quy định cụ thể các trường hợp như sau:
2.1. Xét, quyết định miễn công tác và sinh hoạt đảng đối với những đảng viên tuổi cao, sức khoẻ yếu và tự nguyện xin miễn công tác và sinh hoạt đảng
– Đảng viên tuổi cao là đảng viên hết tuổi lao động theo quy định của
– Đảng viên sức khoẻ yếu do chi bộ xem xét dựa vào tình trạng sức khỏe thực tế của đảng viên (mắc bệnh cần chữa trị dài ngày (từ ba tháng trở lên); hoặc căn cứ bệnh án của cơ sở y tế), không đủ sức khỏe để đi lại, tham gia vào các vấn đề sinh hoạt của chi bộ.
– Đảng viên thuộc đối tượng nêu trên tự nguyện làm đơn hoặc báo cáo trực tiếp với chi bộ. Chi bộ họp xét, ra nghị quyết để đảng viên được miễn công tác, sinh hoạt đảng (ghi sổ nghị quyết của chi bộ) và báo cáo với cấp uỷ cơ sở. Khi đảng viên có nguyện vọng trở lại công tác và sinh hoạt đảng, làm đơn hoặc trực tiếp báo cáo để chi bộ xét, quyết định.
2.2. Xét, quyết định miễn công tác và sinh hoạt đảng đối với những trường hợp khác
Đối với những Đảng viên đi thăm người thân ở trong nước, ngoài nước từ ba tháng trở lên; đảng viên làm việc lưu động hoặc việc làm không ổn định, xa nơi đang sinh hoạt chi bộ, không có điều kiện tham gia sinh hoạt chi bộ theo quy định thì được miễn sinh hoạt Đảng nhưng phải có văn bản xác nhận rõ ràng gửi lên Chi bộ.
Đảng viên làm đơn nêu rõ lý do và thời gian xin miễn công tác và sinh hoạt đảng, báo cáo chi bộ. Chi bộ họp xét, ra nghị quyết cho đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng và báo cáo để cấp uỷ cơ sở biết; thời gian miễn công tác và sinh hoạt đảng không quá 12 tháng. Hết thời gian miễn công tác, sinh hoạt đảng, đảng viên phải làm
Đảng viên là cán bộ, công chức nghỉ trước tuổi chờ đến tuổi nghỉ hưu theo chế độ quy định của Nhà nước có nguyện vọng được miễn công tác và sinh hoạt đảng.
Trong thời gian đảng viên nghỉ chờ làm thủ tục nghỉ hưu thì tổ chức đảng làm thủ tục chuyển sinh hoạt đảng tạm thời về đảng bộ nơi đảng viên cư trú; nếu đảng viên có nguyện vọng miễn sinh hoạt đảng thì làm đơn, báo cáo chi bộ nơi mình làm việc. Chi bộ xét, ra nghị quyết cho đảng viên được miễn sinh hoạt đảng và báo cáo để cấp uỷ cơ sở biết. Sau khi cơ quan có thẩm quyền làm xong thủ tục, cấp sổ hưu cho đảng viên thì tổ chức đảng chuyển sinh hoạt đảng chính thức cho đảng viên về nơi cư trú.
3. Trách nhiệm đóng Đảng phí của Đảng viên được miễn sinh hoạt Đảng
Đóng đảng phí là nhiệm vụ của đảng viên theo quy định của Điều lệ Đảng, là vấn đề có tính nguyên tắc và có ý nghĩa chính trị quan trọng. Căn cứ để tính đóng đảng phí của đảng viên là thu nhập hằng tháng của đảng viên.Đảng phí là một phần được quy định trong Điều lệ của Đảng – được coi là nguồn kinh phí hoạt động của tổ chức Đảng. Việc đóng lệ phí theo quy định là nhiệm vụ của mỗi Đảng viên.Trong đó, thu nhập được xác định bao gồm tiền lương, một số khoản phụ cấp, tiền công, sinh hoạt phí và các thu nhập khác. Sau khi đã xác định được thu nhập thường xuyên của mình, Đảng viên đóng đảng phí theo tỷ lệ % của thu nhập hàng tháng (chưa tính trừ khoản thuế thu nhập cá nhân). Trong trường hợp, nếu đảng viên khó xác định được thu nhập thường xuyên thì có mức đóng cụ thể hàng tháng cho từng loại đối tượng.
Theo quy định thì Đảng viên được miễn sinh hoạt Đảng trong một số trường hợp đặc biệt, đối với Đảng viên được miễn sinh hoạt có được miễn đóng Đảng phí không?
Căn cứ theo quy định tại
-Đảng viên phải thực hiện nhiệm vụ Đảng viên phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và sức khỏe;
– Đảng viên phải giữ gìn tư cách Đảng viên;
– Đảng viên đóng đảng phí theo quy định;
– Gương mẫu và vận động gia đình chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương, nếu vi phạm tư cách Đảng viên phải xử lý kỷ luật theo quy định của điều lệ Đảng.
Như vậy theo quy định, đối với các Đảng viên đươc miễn sinh hoạt Đảng vẫn phải có trách nhiệm đóng Đảng phí theo quy định của Đảng
Tại Mục I (Điểm 9) của Công văn số 141-CV/VPTW/NB có nêu: Đảng viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nếu có đơn đề nghị miễn hoặc giảm mức đóng đảng phí, chi bộ xem xét, báo cáo lên cấp ủy cơ sở quyết định.Như vậy, đóng Đảng phí là một trong những nghĩa vụ mà Đảng viên được miễn sinh hoạt Đảng vẫn phải thực hiện. Như vậy đối với Đảng viên có hoàn cảnh đặc biệt có khăn có thể làm đơn gửi lên chi bộ để cấp ủy cơ sở xem xét về việc giảm hoặc miễn Đảng phí.