Khi cháy chung cư, chủ đầu tư có trách nhiệm bồi thường cho cư dân không? Về việc xử lý hành vi vi phạm quy định phòng cháy chữa cháy, Chủ đầu tư chịu trách nhiệm như thế nào khi chung cư bị cháy?
Trong thời gian qua, tình trạng cháy nổ tại các công trình cao tầng xảy ra liên tục, mức độ ngày càng nghiêm trọng. Đây là nơi tập trung đông người sinh sống và hoạt động, việc liên tiếp xảy ra các vụ cháy chung cư gây thiệt hại không nhỏ về người và tài sản.
Mục lục bài viết
1. Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi cháy chung cư
Trách nhiệm bồi thường khi cháy chung cư được nhiều người quan tâm vì thời gian gần đây có một số trường hợp cháy chung cư gây hoang mang trong lòng người dân. Việc phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Căn cứ vào khoản 3 điều 5 Luật phòng cháy, chữa cháy năm 2001, sửa đổi bổ sung năm 2013 quy định về trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình là người chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động và thường xuyên kiểm tra phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi trách nhiệm của mình. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và làm nhiệm vụ chữa cháy.
Bên cạnh đó theo Điều 5 Chương II Nghị định 79/2014/NĐ – CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy:
“Điều 5. Cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy
Cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy là nơi sản xuất, kinh doanh, công trình công cộng, trụ sở làm việc, khu chung cư và các công trình độc lập theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Cơ quan, tổ chức có thể có một hoặc nhiều cơ sở”.
Chung cư là cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ. Vì vậy, chung cư là cơ sở phải thực hiện bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc với tài sản của nó. Nếu chung cư vẫn đang trong thời gian bảo hành dưới 60 tháng, tổ chức, cá nhân thực hiện việc xây dựng thi công tòa nhà, cung ứng thiết bị phòng cháy, chữa cháy thực hiện trách nhiệm bảo hành. Hay doanh nghiệp bảo hiểm và người thi công phải liên đới bồi thường nếu chung cư còn trong thời gian bảo hành. Như vậy trách nhiệm không loại trừ bất cứ cá nhân nào, từ ban quản lý chung cư, cơ quan phòng cháy chữa cháy cho đến chính các hộ kinh doanh có thiệt hại từ vụ hỏa hoạn.
Nếu có cơ sở xác định người đứng đầu các cơ quan, tổ chức hoặc các cá nhân nói trên thiếu trách nhiệm trong công tác tổ chức, quản lý, kiểm tra việc thực hiện hoạt động phòng cháy và chữa cháy, thực hiện nhiệm vụ chữa cháy để gây hậu quả nghiêm trọng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Vì vậy, việc truy cứu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho những dân cư sinh sống ở chung cư để nâng cao tinh thần trách nhiệm của những người có liên quan đối với tài sản chung. Để quy trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho cá nhân, tổ chức cụ thể, cần phải căn cứ vào nguồn gốc của vụ hỏa hoạn.
Các đối tượng thực hiện trách nhiệm bồi thường khác nhau như: doanh nghiệp bảo hiểm, người thi công xây dựng chung cư, nhà đầu tư, cá nhân. Trong trường hợp nguyên nhân xảy ra vụ hỏa hoạn là nguyên nhân bất khả kháng, nếu có sự xuất hiện của hợp đồng bảo hiểm thì bên chịu trách nhiệm bồi thường là công ty bảo hiểm.
Trong trường hợp nguyên nhân vụ cháy do hệ thống phòng cháy, chữa cháy không hoạt động hoặc hoạt động không tốt, không có tính năng phòng cháy, chữa cháy, thực hiện thi công xây dựng chung cư không theo bản vẽ thiết kế đã được phê duyệt, không đảm bảo những lối thoát hiểm khi cần thiết,… Nhà đầu tư là bên có lỗi vì đã không hoàn thành công tác phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật. Vì vậy trách nhiệm bồi thường thuộc về nhà đầu tư.
Chủ sở hữu, người sử dụng, người tạm trú và khách ra vào nhà chung cư nếu có hành vi vi phạm bản nội quy quản lý và sử dụng nhà chung cư thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xem xét, xử lý và phải bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm của mình gây ra. Trong trường hợp hệ thống phòng cháy, chữa cháy không đủ khả năng hoạt động tốt thì nhà đầu tư cũng có một phần lỗi.
2. Về việc xử lý hành vi vi phạm quy định phòng cháy chữa cháy
Điều 63
“Điều 63. Xử lý vi phạm
1. Người nào có hành vi vi phạm các quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy để xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức do thiếu trách nhiệm trong tổ chức, quản lý, kiểm tra việc thực hiện hoạt động phòng cháy và chữa cháy mà để xảy ra cháy thì tuỳ theo tính chất, mức độ thiệt hại mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Người đứng đầu đơn vị phòng cháy và chữa cháy do thiếu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ chữa cháy để gây hậu quả nghiêm trọng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật”.
Điều 63
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức do thiếu trách nhiệm trong tổ chức, quản lý, kiểm tra việc thực hiện hoạt động phòng cháy và chữa cháy mà để xảy ra cháy thì tuỳ theo tính chất, mức độ thiệt hại mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Người đứng đầu đơn vị phòng cháy chữa cháy do thiếu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ chữa cháy để gây hậu quả nghiêm trọng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Do đó, vụ cháy chung cư xảy ra do người đứng đầu chưa làm hết trách nhiệm trong việc bảo đảm phòng cháy chữa cháy thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy tại Điều 313 Bộ luật Hình sự năm 2015.
3. Về vấn đề bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm quy định phòng cháy chữa cháy
Chủ thể nào có hành vi vi phạm quy định phòng cháy chữa cháy gây cháy chung cư thì phải chịu trách nhiệm bồi thường dân sự về thiệt hại do lỗi của mình gây ra. Theo đó,
Điều 590 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm như sau:
“Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm: a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại; c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại; d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”.
Điều 591 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm như sau:
“Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm: a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này; b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng; c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng; d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”.
Tóm lại, về nguyên tắc cần qua quá trình điều tra để xác định rõ nguyên nhân xảy ra vụ hỏa hoạn, thì thời điểm đó mới xác định chính xác trách nhiệm bồi thường thuộc về bên nào. Nếu lỗi thuộc về chủ đầu tư thì chủ đầu tư thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm bồi thường dân sự về thiệt hại do lỗi của mình gây ra theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015.